ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 140/KH-UBND
|
Hà Giang, ngày 13 tháng 08 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI ỨNG DỤNG CHỮ KÝ SỐ CHUYÊN DÙNG TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH
HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2015
Căn cứ Luật Giao dịch điện tử số
51/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 26/2007/NĐ-CP
ngày 15/02/2007 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện
tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP
ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng Công nghệ
thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 05/2010/TT-BNV
ngày 01/7/2010 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn về cung cấp, quản lý và sử dụng
dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng phục vụ các cơ quan thuộc hệ thống chính trị;
Căn cứ Chỉ thị số 34/2008/CT-TTg
ngày 03/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư
tín điện tử trong hoạt
động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày
22/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về tăng cường sử dụng văn bản điện tử
trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Kế hoạch số 111/KH-UBND
ngày 29/09/2011 của UBNĐ tỉnh Hà Giang về việc triển khai đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền
thông trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015";
Căn cứ Quyết định số
614/2013/QĐ-UBND ngày 02/04/2013 của UBND tỉnh Hà
Giang về việc ban hành quy chế quản lý, vận hành và
sử dụng hệ thống thư điện tử tỉnh Hà Giang;
Căn cứ Công văn số
1916/UBND-CNGTXD ngày 04 tháng 7 năm 2013 của UBND
tỉnh Hà Giang về việc ủy quyền quản lý thuê bao chứng thư số chuyên dùng,
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
- Đẩy mạnh ứng dụng chứng thực điện tử
và chữ ký số chuyên dùng trong hoạt động của các cơ quan
hành chính nhà nước, cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh. Qua đó, nâng cao hiệu quả xử lý công việc, tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo
an toàn và bảo mật thông tin trong hoạt động tác nghiệp giữa cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp trên môi trường mạng.
- Từng bước tích hợp hệ thống chữ ký số vào các phần mềm ứng dụng công nghệ
thông tin của tỉnh như hệ thống thư điện tử, hệ thống quản lý văn bản và điều
hành công việc, hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến, góp phần đẩy mạnh việc
trao đổi văn bản điện tử, phục vụ cải cách hành chính, hướng
tới chính phủ điện tử.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015
- Đảm bảo 100% các Sở, ban, ngành,
UBND các huyện, thành phố và 50% UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh ứng dụng chữ ký số vào hệ thống thư điện tử của tỉnh.
- Đảm bảo 50% văn bản hành chính trao đổi giữa các cơ quan nhà nước từ
cấp tỉnh đến xã được sử dụng hoàn toàn dưới dạng văn bản
điện tử có ứng dụng chữ ký số.
- 70% Sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành phố ứng dụng chữ ký số vào hệ thống, quản lý văn bản
và điều hành.
- 40% Sở, ban, ngành, UBND các huyện,
thành phố ứng dụng chữ ký số vào hệ thống một cửa điện tử.
- Từng bước ứng dụng thí điểm chữ ký
số vào hệ thống cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến của
các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Tổ chức hội thảo triển khai ứng
dụng chữ ký số
- Hội thảo nhằm giúp cho các cán bộ
công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các
doanh nghiệp nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc ứng dụng chữ ký
số trong các hoạt động trao đổi thông tin, truyền/nhận văn bản, đặc biệt là
trong giao dịch thương mại điện tử, phục vụ hội nhập kinh
tế quốc tế.
- Hội thảo cung cấp diễn đàn để các cơ
quan nhà nước, tổ chức xã hội và doanh nghiệp có thể trao đổi, thảo
luận với đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và nhà cung cấp sản phẩm CNTT liên quan đến chữ ký số.
- Đối tượng hội
thảo: Cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước, các tổ
chức chính trị, xã hội thuộc hệ thống Chính trị.
2. Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, ứng
dụng phục vụ triển khai chữ ký số
- Nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống mạng
nội bộ (LAN) của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong tỉnh. Đảm bảo hệ thống LAN của
các cơ quan, đơn vị được kết nối với hệ thống mạng truyền
số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước theo quyết định số
484/2012/QĐ-UBND ngày 29/3/2012 của UBND tỉnh, từng bước hình thành mạng diện rộng (WAN) của
tỉnh.
- Đảm bảo 100% cán bộ công chức trên
địa bàn tỉnh có hộp thư điện tử để trao đổi công việc; 100% các cơ quan hành
chính nhà nước cấp tỉnh, huyện được đầu tư triển khai phần mềm Quản lý văn bản
và điều hành công việc. Nghiên cứu và liên thông phần mềm quản lý văn bản giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai dịch vụ hành chính công
trực tuyến ở mức độ 3, 4 trên Trang/Cổng thông tin điện tử của
các cơ quan nhà nước.
3. Triển khai ứng dụng chữ ký số
- Đăng ký, cấp, chuyển giao chứng thư
số chuyên dùng cho tổ chức, cơ quan hành chính nhà nước (tương đương với con
dấu của các cơ quan đơn vị).
- Đăng ký, cấp, chuyển giao chứng thư
số chuyên dùng cho cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh (ưu tiên cấp cho những
người có quyền ký văn bản);
- Triển khai ứng dụng chữ ký số vào
các văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị.
- Triển khai chứng thư số, phần mềm
ký và xác thực chữ ký số trên hệ thống thư điện tử của tỉnh.
- Triển khai chứng thư số phục vụ xác
thực người sử dụng cho hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành, hệ thống
“một cửa” điện tử.
- Xây dựng Trang thông tin điện tử
thành phần trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh
về chữ ký số: cung cấp các chức năng hỗ trợ triển khai chữ
ký số; Cung cấp, quản lý, sử dụng chứng thư số chuyên
dùng; Cung cấp các biểu mẫu đề nghị cấp, gia hạn, thay
khóa, thu hồi và khôi phục chứng thư số; Cho phép đăng ký hoặc đề nghị cấp
thông tin chứng thư số trực tuyến; Cung cấp các tài liệu hướng dẫn, phần mềm hỗ
trợ cho việc triển khai ứng dụng chứng thư số; Tra cứu chứng thư số đang hoạt động;
Thông tin các chứng thư số sắp hết hạn; Giới thiệu thông tin về chữ ký số.
- Triển khai ứng
dụng chữ ký số (sử dụng chứng thư số chuyên dùng Chính phủ) vào việc cung cấp
thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Cổng thông tin
điện tử (Portal) của tỉnh để đảm bảo tính xác thực, an
toàn và bảo mật thông tin.
4. Đào tạo nhân lực cho ứng dụng
chữ ký số
- Đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn hướng
dẫn sử dụng chữ ký số cho cán bộ, công chức tại các cơ quan hành chính nhà nước
nhằm mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả chứng thư số.
- Đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công
chức chuyên trách công nghệ thông tin tại các cơ quan, đơn vị nhằm đảm bảo khả năng hỗ trợ người dùng khi ứng
dụng chữ ký số tại các cơ quan, đơn vị.
- Nội dung đào tạo: Kiến thức tổng
quan về chứng thư số, chữ ký số. Giới thiệu hệ thống chứng thực điện tử chuyên
dùng Chính phủ. Giới thiệu các văn bản pháp lý liên quan tới
triển khai chữ ký số. Phổ biến các quy định về áp dụng chữ ký số. Cài đặt và sử
dụng bộ công cụ ký số (GCA-01).
- Cách thức tổ chức: Tập trung đào tạo
mỗi lớp 1 ngày (lý thuyết + thực hành); tách riêng các đối
tượng đào tạo theo trình độ và nhu cầu (cán bộ chuyên
trách CNTT; văn thư; lãnh đạo, chuyên viên...)
5. Lộ trình thực hiện
a) Năm 2013
* Tháng 07-09 năm 2013:
- Chủ tịch UBND
tỉnh ủy quyền cho Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông quản lý thuê bao chứng
thư số của cán bộ công chức, cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh;
- Triển khai cấp chứng thư số đợt 1 cho Sở Thông tin và Truyền thông gồm các đối tượng: Giám đốc; các Phó giám đốc; Chánh văn phòng; Phó chánh văn
phòng; Văn thư; Giám đốc, Phó giám đốc, Văn thư Trung tâm CNTT&TT; Tổ chức
tập huấn hướng dẫn cho các đối tượng được cấp chứng thư số.
- Tổ chức hội thảo triển khai chữ ký
số;
- Triển khai cấp chứng thư số cho các
Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố. Đối tượng sử dụng
là văn thư (thay thế con dấu) để xác thực gửi nhận văn bản giữa các cơ quan, tổ
chức thuộc tỉnh qua hệ thống thư điện tử của tỉnh;
- Tập huấn, hướng dẫn sử dụng cho đối
tượng văn thư các cơ quan đơn vị;
* Tháng 10-12 năm 2013:
- Tiến hành việc đăng ký và cấp chứng
thư số đợt 2 cho các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, gồm các đối
tượng:
+ Văn phòng UBND
tỉnh: Chủ tịch, các Phó chủ tịch, Chánh văn phòng, Phó chánh văn phòng;
+ Các Sở, Ban, Ngành trực thuộc UBND
tỉnh gồm: Giám đốc, Phó giám đốc, Chánh văn phòng, Phó chánh văn phòng;
+ Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp
Sở, ngành của tỉnh (không tính các đơn vị sự nghiệp y tế, giáo dục) gồm: Giám đốc,
các phó giám đốc và văn thư đơn vị (thay cho con dấu);
- Tập huấn và hướng dẫn sử dụng cho
các đối tượng được cấp chứng thư số.
b) Năm 2014
* Từ tháng 01 đến 06 năm
2014
- Tiến hành việc đăng ký và cấp chứng
thư số đợt 3 cho các cơ quan nhà nước cấp huyện, gồm các đối tượng:
Lãnh đạo UBND các huyện, thành phố; Lãnh đạo các phòng ban trực thuộc UBND huyện;
- Tập huấn và hướng dẫn sử dụng cho
các đối tượng được cấp chứng thư số.
- Xây dựng các quy định về quản lý, sử dụng chứng thư số chuyên dùng trong hoạt động của
các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
- Xây dựng Trang thông tin điện tử
thành phần trên cổng Thông tin điện tử của tỉnh về chữ
ký số trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.
* Đến hết năm 2014
- Tiến hành việc đăng ký và cấp chứng
thư số đợt 4 cho UBND các xã, phường, thị trấn, gồm các đối
tượng: Chủ tịch, các Phó chủ tịch của UBND.
- Tổ chức lớp
đào tạo về quản lý, sử dụng chứng thư số cho các cán bộ,
công chức được cấp chứng thư số chuyên dùng trong năm 2014.
- Thí điểm tích hợp chứng thực điện tử
và chữ ký số vào hệ thống quản lý văn
bản và điều hành công việc tại 3 đơn vị gồm: Sở Khoa học
và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông và UBND thành
phố Hà Giang.
- Thí điểm tích hợp chứng thực điện tử
và chữ ký số vào hệ thống một cửa điện tử tại 03 đơn vị gồm: Sở Nội vụ, UBND thành phố Hà Giang, UBND huyện Bắc Quang.
c) Năm 2015
- Nghiên cứu và liên thông các phần mềm
quản lý văn bản và điều hành công việc của các cơ quan nhà nước;
- Nhân rộng và triển khai chứng thực
điện tử và chữ ký số vào hệ thống quản lý văn bản và điều
hành công việc, hệ thống một cửa điện tử của các cơ quan hành chính nhà nước;
- Triển khai thí điểm việc chứng thực
điện tử và chữ ký số trong việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến
trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
- Tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả
triển khai kế hoạch.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Đơn vị tính: triệu
đồng
Stt
|
Nội
dung triển khai
|
Thời
gian triển khai
|
Khái
toán kinh phí
|
Năm
2013
|
Năm
2014
|
Năm
2015
|
1
|
Tổ chức hội thảo
chữ ký số
|
85
|
|
|
85
|
2
|
Tập huấn cho
văn thư các cơ quan nhà nước (3 lớp)
|
120
|
|
|
120
|
3
|
Tập huấn hướng
dẫn sử dụng các cấp lãnh đạo cấp tỉnh (4 lớp)
|
160
|
|
|
160
|
4
|
Tập huấn hướng
dẫn sử dụng cho lãnh đạo cấp huyện (3 lớp)
|
|
120
|
|
120
|
5
|
Tập huấn hướng
dẫn sử dụng cho lãnh đạo cấp xã (20 lớp)
|
|
800
|
|
800
|
6
|
Thí điểm tích
hợp chữ ký số vào một cửa điện tử
|
|
300
|
|
300
|
7
|
Thí điểm tích hợp chữ ký số vào phần
mềm quản lý văn bản
|
|
300
|
|
300
|
8
|
Triển khai
trang thông tin điện tử chữ ký số trên cổng TTĐT của tỉnh
|
|
100
|
|
100
|
9
|
Nhân rộng triển khai chữ ký số
vào một cửa điện tử
|
|
|
700
|
700
|
10
|
Triển khai chữ ký số vào phần mềm
QLVB cho 34 đơn vị
|
|
|
900
|
900
|
|
Tổng
|
365
|
1.620
|
1.600
|
3.585
|
(Bằng
chữ: Ba tỷ năm trăm tám mươi lăm triệu đồng chẵn)
IV. GIẢI PHÁP
1. Giải pháp tài chính
- Sử dụng phần mềm chữ ký số do Cục cơ yếu 893 - Ban cơ yếu Chính phủ cung cấp; Kinh phí thực hiện Kế hoạch này được bố trí từ nguồn ngân sách của tỉnh.
- Khuyến khích các cơ quan nhà nước
chủ động bố trí kinh phí, huy động các nguồn lực khác nhằm đa dạng hóa nguồn lực
để đầu tư hoàn thiện hạ tầng công nghệ
thông tin tại đơn vị, sẵn sàng cho việc ứng dụng chữ ký số.
2. Giải pháp triển khai
- Tuyên truyền về sự cần thiết và
tính hiệu quả của ứng dụng chữ ký số chuyên dùng trong cơ quan nhà nước thông
qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tổ chức hội nghị, hội thảo
chuyên đề về chữ ký số.
- Đẩy mạnh triển khai các dự án, nhiệm
vụ ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đảm bảo hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ thông tin như triển khai: hệ thống Trang/Cổng thông tin
điện tử; Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành; Hệ thống một cửa điện tử.
- Xây dựng quy chế cung cấp, quản lý
và sử dụng chữ ký số trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh; Đưa nội dung quy
định về chữ ký số vào các quy chế quản lý, vận hành và sử
dụng các hệ thống thông tin có yêu cầu tích hợp ứng dụng chữ ký số.
3. Giải pháp về tổ chức chỉ
đạo thực hiện
- Tăng cường sự quan tâm, chỉ đạo của
các cấp lãnh đạo trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan
nhà nước, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc triển khai ứng dụng chữ ký số.
- Phối hợp chặt
chẽ với Ban cơ yếu Chính phủ nhằm đảm bảo việc triển khai
cung cấp chữ ký số theo nội dung kế hoạch này.
- Nâng cao năng lực, nghiệp vụ quản
lý công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin tại
các cơ quan, đơn vị, đảm bảo công tác tham mưu, hỗ trợ triển khai kế hoạch này.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
- Phối hợp Sở
Thông tin và Truyền thông trong quá trình triển khai ứng dụng
chữ ký số tại UBND tỉnh.
- Tham mưu lãnh
đạo tỉnh ứng dụng chữ ký số vào hoạt động ban hành văn bản
của UBND tỉnh.
- Xây dựng quy chế phối hợp giữa Sở
Thông tin và Truyền thông và Văn phòng UBND tỉnh trong việc đẩy mạnh ứng dụng
chữ ký số;
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, có trách nhiệm tổ chức hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, định kỳ báo cáo kết
quả thực hiện về UBND tỉnh và Ban chỉ đạo UDCNTT tỉnh.
- Giám đốc Sở Thông
tin và Truyền thông được ủy quyền là người quản lý thuê bao
đối với chứng thư số chuyên dùng cấp cho các cơ quan hành
chính nhà nước thuộc tỉnh theo quy định tại điều 5 Thông tư số 05/2010/TT-BNV của
Bộ Nội vụ.
- Tiếp nhận, tổng hợp đề nghị cấp hoặc thu hồi chứng thư số; xét duyệt và lập danh sách
thuê bao đề nghị cấp hoặc thu hồi chứng thư số, gửi cơ quan tiếp nhận yêu cầu
chứng thực.
- Tiếp nhận bàn giao chứng thư số từ
cơ quan tiếp nhận yêu cầu chứng thực và chuyển giao tới
các thuê bao theo quy định hiện hành.
- Tổ chức triển khai chữ ký số theo từng
giai đoạn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; Xây
dựng quy chế cung cấp, quản lý và sử dụng chữ ký số trong cơ quan hành chính
nhà nước tỉnh Hà Giang.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ quan, đơn
vị trong việc tổ chức đào tạo sử dụng chữ ký số cho cán bộ, công chức và tích hợp
chữ ký số vào các ứng dụng theo nội dung kế hoạch này.
- Dự toán kinh phí thực hiện theo nội
dung Kế hoạch, trình Ủy ban nhân dân
tỉnh phê duyệt, cấp kinh phí triển khai theo quy định hiện
hành.
3. Sở Tài chính
Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kinh
phí hàng năm thực hiện kết hoạch này theo lộ trình.
4. Sở Nội vụ
- Lồng ghép tiêu chí sử dụng chữ ký số
vào bộ tiêu chí đánh giá về cải cách thủ tục hành chính của
tỉnh;
- Đưa tiêu chí ứng dụng chữ ký số của
các cơ quan hành chính nhà nước vào đánh giá thi đua khen
thưởng hàng năm của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền
thông tham mưu cho UBND tỉnh ban hành quy chế quản lý, lưu
trữ văn bản điện tử.
5. Các Sở, ban, ngành, UBND
các huyện, thành phố.
- Căn cứ nội dung kế hoạch, chủ động
tổ chức triển khai ứng dụng chữ ký số chuyên dùng tại cơ quan, đơn vị mình. Phối
hợp với Sở thông tin và Truyền thông trong công tác đăng
ký, chuyển giao, quản lý và sử dụng chứng thư số.
- Chủ động cân đối, huy động các nguồn kinh phí để thực hiện tích hợp chứng thư số vào các ứng dụng chuyên ngành do cơ quan, đơn vị mình chủ
trì triển khai.
- Định kỳ 01 năm gửi báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông về
việc triển khai thực hiện ứng dụng chữ ký số tại cơ quan, đơn vị.
Trong quá trình triển khai, nếu có vướng
mắc, các đơn vị phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để
tổng hợp, báo cáo trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ
đạo kịp thời./.
Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Ban cơ yếu
chính phủ;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- Cục cơ yếu
893;
- Các Sở, ban, ngành của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố
- Báo, Đài PTTH tỉnh;
- Cổng thông tin điện tử;
- Lưu: VT, CNGTXD.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sơn
|