Quyết định 3002/QĐ-BCT năm 2022 quy định về luân chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý các đơn vị thuộc Bộ Công Thương
Số hiệu | 3002/QĐ-BCT |
Ngày ban hành | 30/12/2022 |
Ngày có hiệu lực | 30/12/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Công thương |
Người ký | Nguyễn Hồng Diên |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3002/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14, ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Quy định số 65-QĐ/TW, ngày 28 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ (Quy định số 65-QĐ/TW); Quy định số 80-QĐ/TW, ngày 18 tháng 8 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử (Quy định số 80-QĐ/TW); Kết luận số 35-KL/TW, ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở;
Căn cứ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, ngày 01 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 134/2021/NĐ-CP, ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Nghị định số 159/2020/NĐ-CP, ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị quyết số 45-NQ/BCSĐ, ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương tại cuộc họp ngày 26 tháng 4 năm 2022; Nghị quyết số 75-NQ/BCSĐ, ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương tại cuộc họp ngày 27 tháng 12 năm 2022;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về luân chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý các đơn vị thuộc Bộ Công Thương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục trưởng, Vụ trưởng, Cục trưởng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
VỀ
LUÂN CHUYỂN, ĐIỀU ĐỘNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CÁC ĐƠN VỊ
THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3002/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về đối tượng, phạm vi, tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển, điều động cán bộ; thẩm quyền, trách nhiệm; quy trình luân chuyển, điều động đối với:
a) Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.
b) Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ.
BỘ CÔNG THƯƠNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3002/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14, ngày 20 tháng 11 năm 2018;
Căn cứ Quy định số 65-QĐ/TW, ngày 28 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị về luân chuyển cán bộ (Quy định số 65-QĐ/TW); Quy định số 80-QĐ/TW, ngày 18 tháng 8 năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử (Quy định số 80-QĐ/TW); Kết luận số 35-KL/TW, ngày 05 tháng 5 năm 2022 của Bộ Chính trị về danh mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở;
Căn cứ Nghị định số 59/2019/NĐ-CP, ngày 01 tháng 9 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; Nghị định số 134/2021/NĐ-CP, ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2019/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 138/2020/NĐ-CP, ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức;
Căn cứ Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, ngày 25 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Nghị định số 159/2020/NĐ-CP, ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định về quản lý người giữ chức danh, chức vụ và người đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị quyết số 45-NQ/BCSĐ, ngày 26 tháng 4 năm 2022 của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương tại cuộc họp ngày 26 tháng 4 năm 2022; Nghị quyết số 75-NQ/BCSĐ, ngày 27 tháng 12 năm 2022 của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương tại cuộc họp ngày 27 tháng 12 năm 2022;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về luân chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý các đơn vị thuộc Bộ Công Thương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục trưởng, Vụ trưởng, Cục trưởng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
BỘ TRƯỞNG |
VỀ
LUÂN CHUYỂN, ĐIỀU ĐỘNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CÁC ĐƠN VỊ
THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3002/QĐ-BCT ngày 30 tháng 12 năm 2022 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về đối tượng, phạm vi, tiêu chuẩn, điều kiện luân chuyển, điều động cán bộ; thẩm quyền, trách nhiệm; quy trình luân chuyển, điều động đối với:
a) Công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ.
b) Người giữ chức danh, chức vụ tại doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ.
2. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là đơn vị) thuộc Bộ.
1. Công tác luân chuyển, điều động cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo thường xuyên, trực tiếp, toàn diện của Ban cán sự đảng, các tập thể lãnh đạo, cấp ủy, tổ chức đảng theo phân cấp quản lý; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu.
2. Bảo đảm tổng thể, đồng bộ, liên thông, thường xuyên, liên tục giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ; phải gắn kết chặt chẽ giữa luân chuyển với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và các nội dung khác trong công tác cán bộ. Cán bộ luân chuyển phải có trong quy hoạch, có phẩm chất, năng lực và triển vọng phát triển.
3. Bố trí cân đối, hài hòa giữa luân chuyển, điều động cán bộ với việc phát triển nguồn cán bộ tại chỗ; vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trước mắt, vừa đào tạo, bồi dưỡng nguồn cán bộ lâu dài.
4. Không tăng thêm chức danh để luân chuyển cán bộ.
5. Có cơ chế quản lý, giám sát, đánh giá cán bộ luân chuyển, điều động và chính sách, chế độ phù hợp tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển, điều động hoàn thành tốt nhiệm vụ.
1. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, về công tác cán bộ, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ ngang tầm nhiệm vụ trong từng giai đoạn.
2. Đổi mới mạnh mẽ công tác luân chuyển, điều động cán bộ, bảo đảm dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, công bằng; không để xảy ra tiêu cực trong công tác cán bộ.
3. Bảo đảm thực hiện chủ trương đào tạo, bồi dưỡng toàn diện và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ; tạo điều kiện cho cán bộ trong quy hoạch được rèn luyện thực tiễn; tạo nguồn cán bộ lâu dài cho Bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
4. Kết hợp luân chuyển với điều động, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ trong toàn hệ thống chính trị; tăng cường cán bộ cho những nơi khó khăn có nhu cầu, khắc phục tình trạng nơi thừa, nơi thiếu và cục bộ, khép kín trong công tác cán bộ.
5. Việc xây dựng quy định cụ thể về công tác luân chuyển, điều động cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý trong Bộ Công Thương làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, triển khai hiệu quả việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo; điều động cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, đồng thời để thực hiện sắp xếp, bố trí đội ngũ lãnh đạo, quản lý là công chức, viên chức cấp Trưởng các Phòng và tương đương trở lên tại các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và đội ngũ lãnh đạo, quản lý là công chức cấp Trưởng các Đội trở lên thuộc Tổng cục Quản lý thị trường sau khi đã giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 02 (hai) nhiệm kỳ liên tiếp tại một cơ quan, đơn vị.
Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý: Là việc cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời gian nhất định để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc yêu cầu của chức danh được quy hoạch hoặc theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và pháp luật chuyên ngành.
2. Điều động cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Là việc phân công, bố trí công tác có thời hạn hoặc không xác định thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý ở các đơn vị thuộc Bộ Công Thương theo quy định của Đảng, Nhà nước, theo kế hoạch hoặc theo yêu cầu công tác của cơ quan có thẩm quyền.
3. Cán bộ giữ chức vụ không quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp được hiểu là không giữ một chức vụ cấp trưởng (đối với cả chức danh bầu cử và bổ nhiệm) liên tục từ 8 năm trở lên ở cùng một đơn vị.
4. Đơn vị nơi đi: Đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý được cử di luân chuyển, điều động.
5. Đơn vị nơi đến: Đơn vị tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý luân chuyển, điều động.
6. Đơn vị hành chính thuộc Bộ Công Thương (sau đây gọi tắt là các đơn vị hành chính thuộc Bộ) bao gồm: Vụ, Cục, Tổng cục (bao gồm các Vụ, Cục, Văn phòng thuộc Tổng cục), Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Ban cán sự đảng Bộ, Văn phòng Đảng ủy Bộ, Văn phòng Hội đồng cạnh tranh, Văn phòng Ban chỉ đạo liên ngành Hội nhập quốc tế về kinh tế, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực, Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia về các dự án trọng điểm ngành dầu khí và đơn vị khác được quy định tại văn bản do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.
7. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Công Thương bao gồm: các Viện, Trường, Trung tâm, Báo Công Thương, Tạp chí Công Thương, Nhà xuất bản Công Thương và các đơn vị khác được quy định tại văn bản do cấp thẩm quyền ban hành.
8. Doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương là: Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối mà Bộ Công Thương làm đại diện chủ sở hữu.
Điều 5. Phạm vi, đối tượng, chức danh luân chuyển
1. Phạm vi luân chuyển:
a) Luân chuyển ngang
- Cấp Bộ: Luân chuyển giữa các đơn vị hành chính và tương đương thuộc Bộ; giữa các đơn vị sự nghiệp và tương đương trực thuộc Bộ.
- Cấp Tổng cục: Luân chuyển giữa các Cục, Vụ và tương đương; giữa các cơ quan Đảng với các đoàn thể chính trị - xã hội và ngược lại; giữa các Cục, Vụ và tương đương thuộc Tổng cục và các Cục Quản lý thị trường các tỉnh; giữa các Cục Quản lý thị trường các tỉnh với nhau; giữa các Đội Quản lý thị trường với nhau.
- Cấp Cục, Vụ và các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ: Luân chuyển giữa các Phòng, Ban, Tổ chức chính trị xã hội thuộc đơn vị.
b) Luân chuyển dọc
- Từ Bộ về các đơn vị thuộc Tổng cục, các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp thuộc Bộ và ngược lại.
- Từ Tổng cục Quản lý thị trường về các Cục Quản lý thị trường địa phương; Từ Cục Quản lý thị trường địa phương về các Đội quản lý thị trường cấp Huyện; từ các Đội quản lý thị trường cấp Huyện lên Cục Quản lý thị trường địa phương các tỉnh và ngược lại.
c) Việc luân chuyển cán bộ theo kế hoạch của Trung ương sẽ thực hiện theo yêu cầu, hướng dẫn riêng của Trung ương đối với từng trường hợp.
2. Đối tượng luân chuyển
a) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý đương nhiệm, trong quy hoạch các chức danh lãnh đạo quản lý của Bộ Công Thương và của các đơn vị thuộc Bộ Công Thương.
b) Cán bộ, công chức, viên chức luân chuyển phải trong độ tuổi luân chuyển, có triển vọng phát triển, có khả năng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới, được điều chuyển đến vị trí công tác mới để vừa thực hiện nhiệm vụ, vừa đào tạo, rèn luyện theo quy hoạch cán bộ.
3. Chức danh bố trí luân chuyển
Cơ bản thực hiện theo nguyên tắc bố trí giữ chức vụ tương đương với chức vụ đang đảm nhiệm. Trường hợp cần thiết, Ban cán sự đảng hoặc cấp có thẩm quyền theo phân cấp xem xét, quyết định bố trí chức vụ cao hơn chức vụ đang đảm nhiệm đối với cán bộ có phẩm chất, năng lực vượt trội, có khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của chức vụ dự kiến phân công, bố trí.
Điều 6. Tiêu chuẩn, điều kiện, thời hạn và độ tuổi luân chuyển
1. Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực công tác và triển vọng phát triển; luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của chức vụ đảm nhận khi luân chuyển.
2. Trong quy hoạch, đủ sức khỏe công tác.
3. Điều kiện về độ tuổi:
Còn thời gian công tác ít nhất hai nhiệm kỳ (10 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển. Trường hợp đặc biệt do Ban cán sự đảng Bộ Công Thương xem xét, quyết định.
Điều 7. Thẩm quyền, trách nhiệm
1. Thẩm quyền: Thực hiện theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Ban cán sự đảng và Bộ trưởng Bộ Công Thương. Ngoài ra, thẩm quyền luân chuyển cán bộ thực hiện như sau:
a) Trường hợp cán bộ luân chuyển và chức vụ luân chuyển do cùng 01 (một) cấp quản lý, bổ nhiệm thì cấp đó phê duyệt kế hoạch luân chuyển và ra quyết định luân chuyển bổ nhiệm đối với cán bộ luân chuyển.
b) Trường hợp đơn vị nơi đi là cấp trên của đơn vị nơi đến và chức vụ luân chuyển thuộc thẩm quyền đơn vị nơi đến bổ nhiệm: Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ của đơn vị nơi đi phê duyệt kế hoạch luân chuyển và ra quyết định luân chuyển, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm của đơn vị nơi đến ra quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm đối với cán bộ luân chuyển.
c) Trường hợp đơn vị nơi đến là cơ quan cấp trên của đơn vị nơi đi (luân chuyển từ đơn vị cấp dưới lên đơn vị cấp trên): Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm của đơn vị nơi đến phê duyệt kế hoạch luân chuyển và ra quyết định luân chuyển bổ nhiệm đối với cán bộ luân chuyển.
2. Trách nhiệm
- Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch luân chuyển; thực hiện quy trình, thủ tục bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm; quản lý, đánh giá, nhận xét, bố trí, phân công công tác đối với cán bộ sau luân chuyển; sơ kết, tổng kết công tác luân chuyển. Định kỳ 01 năm, đơn vị tham mưu về công tác cán bộ được lãnh đạo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi tình hình, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cán bộ luân chuyển.
- Đơn vị nơi đi chịu trách nhiệm nhận xét, đánh giá cán bộ được đề xuất luân chuyển; phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác quản lý, giám sát và giữ mối liên hệ thường xuyên với cán bộ luân chuyển; có trách nhiệm tiếp nhận, bố trí hoặc đề xuất bố trí công tác đối với cán bộ sau luân chuyển.
- Đơn vị nơi đến phải chấp hành nghiêm quyết định về luân chuyển cán bộ của cấp có thẩm quyền; có trách nhiệm bố trí công tác, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để cán bộ luân chuyển phát huy năng lực, sở trường; quản lý, đánh giá cán bộ trong thời gian luân chuyển; phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất hướng bố trí, sử dụng cán bộ sau luân chuyển.
- Cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển phải chấp hành nghiêm các quy định, quy chế, phân công của cấp có thẩm quyền, đơn vị nơi đi và nơi đến; tu dưỡng, rèn luyện, nỗ lực, cố gắng, phát huy năng lực, sở trường để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; chịu sự kiểm tra, giám sát, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý; giữ mối liên hệ với đơn vị nơi đi, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ. Cán bộ, công chức, viên chức không chấp hành quyết định luân chuyển sẽ phải xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, Nhà nước và Quy định của Bộ Công Thương.
- Cơ quan tham mưu tổ chức, cán bộ chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu giúp cấp ủy, tổ chức đảng xây dựng kế hoạch luân chuyển, nhận xét, đánh giá, đề xuất bố trí, sắp xếp cán bộ trước và sau luân chuyển; tham mưu sơ kết, tổng kết về công tác luân chuyển.
- Đơn vị liên quan: Tham gia thẩm định nhân sự luân chuyển theo chức năng, nhiệm vụ; phối hợp với cấp ủy trong công tác kiểm tra, giám sát và tham gia ý kiến trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ sau luân chuyển.
1. Kế hoạch luân chuyển
Căn cứ quy hoạch lãnh đạo cấp Tổng cục, lãnh đạo cấp Cục, Vụ và tương đương, cấp phòng và tương đương các giai đoạn của đơn vị được phê duyệt; căn cứ yêu cầu công tác, năng lực, sở trường, đào tạo, bồi dưỡng và đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn luân chuyển theo quy định, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ phối hợp với cấp ủy đơn vị thực hiện xây dựng, ban hành kế hoạch luân chuyển.
2. Kế hoạch luân chuyển phải có các nội dung sau đây:
a) Số lượng, nhu cầu, vị trí, chức danh luân chuyển;
b) Hình thức luân chuyển;
c) Địa bàn luân chuyển;
d) Thời hạn luân chuyển;
đ) Chính sách cần thiết bảo đảm thực hiện luân chuyển;
e) Dự kiến phương án bố trí sau luân chuyển;
g) Thời gian bắt đầu thực hiện kế hoạch luân chuyển.
3. Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, lập danh sách cán bộ, công chức viên chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch luân chuyển; nêu biện pháp thực hiện cụ thể đối với từng trường hợp và thực hiện luân chuyển.
4. Trong Quý II hàng năm, căn cứ đề nghị của các đơn vị về việc luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền Ban cán sự đảng quản lý, Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, xây dựng kế hoạch luân chuyển; xin ý kiến Lãnh đạo Bộ phụ trách về việc luân chuyển, báo cáo Bộ trưởng trước khi trình Ban cán sự đảng về việc luân chuyển; trình Bộ trưởng xem xét, phê duyệt kế hoạch luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban cán sự đảng quản lý.
Trường hợp quá thời gian quy định, đơn vị không gửi đề xuất, Vụ Tổ chức cán bộ nghiên cứu, rà soát, đề xuất cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý của các đơn vị thuộc Bộ vào kế hoạch luân chuyển theo quy định tại điểm này.
5. Kế hoạch luân chuyển cụ thể đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban cán sự đảng Bộ Công Thương quản lý:
- Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, xây dựng, đề xuất kế hoạch luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban cán sự đảng Bộ Công Thương quản lý.
- Rà soát danh sách cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã luân chuyển trong thời gian qua và đề xuất kế hoạch luân chuyển trong thời gian tới.
Điều 9. Quy trình và Hồ sơ luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban cán sự đảng Bộ Công Thương quản lý.
1. Quy trình luân chuyển.
a) Bước 1: Căn cứ vào nhu cầu luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương giao Vụ Tổ chức cán bộ tiến hành rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ của đơn vị; xây dựng kế hoạch luân chuyển trình Ban cán sự đảng xem xét, cho chủ trương.
b) Bước 2: Căn cứ vào chủ trương của Ban cán sự đảng, Vụ Tổ chức cán bộ thông báo để các đơn vị đề xuất nhân sự luân chuyển.
c) Bước 3: Chuẩn bị nhân sự luân chuyển:
- Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp đề xuất của các đơn vị; tiến hành rà soát tiêu chuẩn, tiêu chí và dự kiến đơn vị nơi đến, chức danh và nhân sự luân chuyển; lấy ý kiến nhận xét, đánh giá đối với nhân sự dự kiến luân chuyển;
- Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền và cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức, viên chức luân chuyển có trách nhiệm nhận xét, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống; năng lực công tác và uy tín; quá trình công tác và ưu, khuyết điểm của người được đề xuất luân chuyển; có kết luận về tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Đảng.
d) Bước 4: Trao đổi với các cơ quan, đơn vị liên quan và nhân sự dự kiến được luân chuyển:
- Vụ Tổ chức cán bộ gửi văn bản lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan (hiệp y, thẩm định tiêu chuẩn chính trị), trao đổi với nơi đi, nơi đến về dự kiến cơ quan, đơn vị, địa bàn, chức danh và nhân sự luân chuyển; tổng hợp kết quả thẩm định của các cơ quan liên quan;
- Vụ Tổ chức cán bộ gặp gỡ với cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển để quán triệt mục đích, yêu cầu luân chuyển; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và xác định trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức luân chuyển.
đ) Bước 5: Tổ chức thực hiện luân chuyển:
- Vụ Tổ chức cán bộ trình Ban cán sự đảng, Bộ trưởng xem xét, quyết định luân chuyển (công bố quyết định và các công việc cần thiết khác);
- Ban cán sự đồng Bộ Công Thương lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quyết định luân chuyển;
- Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi, tham mưu Ban cán sự đảng nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện luân chuyển của cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển;
- Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu Ban cán sự đảng việc phân công, bố trí và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi luân chuyển.
- Quy trình luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức thuộc các đối tượng quản lý khác thực hiện theo quy định phân cấp quản lý.
2. Hồ sơ cán bộ luân chuyển
Hồ sơ cán bộ luân chuyển tương tự như hồ sơ bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức theo quy định hiện hành.
Điều 10. Thời gian luân chuyển
Thời gian luân chuyển ít nhất là 3 năm (36 tháng) đối với một chức danh. Trường hợp đặc biệt do Ban cán sự đảng Bộ Công Thương quyết định.
Điều 11. Bố trí, sử dụng cán bộ sau luân chuyển:
Việc xem xét bố trí, phân công cán bộ sau luân chuyển phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế, kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm cá nhân của cán bộ được luân chuyển và kết quả nhận xét, đánh giá cán bộ.
1. Căn cứ bố trí, sử dụng
Việc bố trí, sử dụng cán bộ sau luân chuyển được căn cứ trên các cơ sở sau:
- Dự kiến phương án bố trí nhân sự theo kế hoạch luân chuyển đã được phê duyệt;
- Nhận xét, đánh giá về kết quả công tác trong thời gian luân chuyển;
- Tình hình thực tế của đơn vị trước khi luân chuyển tại thời điểm bố trí công việc cho cán bộ luân chuyển,
2. Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức sau luân chuyển
a) Khi hết thời gian luân chuyển, cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm và thời gian luân chuyển theo quy định; nếu đơn vị nơi đi còn cơ cấu, số lượng theo quy định và có nhu cầu đề xuất thì xem xét, phân công, bố trí theo chức danh quy hoạch.
Trường hợp đơn vị khác có nhu cầu đề xuất thì có thể xem xét, phân công, bố trí chức vụ tương đương chức danh quy hoạch hoặc chức vụ tương đương trước khi luân chuyển.
b) Tiếp tục phân công, bố trí chức vụ đang đảm nhiệm ở đơn vị nơi đến đối với những trường hợp có nguyện vọng ở lại hoặc đơn vị nơi đến chưa có cơ cấu nhân sự thay thế. Trường hợp cán bộ luân chuyển được cấp có thẩm quyền quyết định tiếp tục bố trí ổn định công tác ở đơn vị nơi đến thì không còn xem là cán bộ luân chuyển theo quy định.
c) Bố trí trở lại chức vụ đã đảm nhiệm trước khi luân chuyển hoặc chức vụ tương đương: Cán bộ, công chức, viên chức luân chuyển hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, có nguyện vọng trở lại đơn vị nơi đi, nhưng đơn vị nơi đi chưa có cơ cấu, số lượng chức danh theo quy hoạch hoặc chưa có nhu cầu, thì trước mắt bố trí trở lại chức vụ đã đảm nhiệm trước khi luân chuyển hoặc chức vụ tương đương; khi có cơ cấu, số lượng chức danh theo quy hoạch, đơn vị có nhu cầu đề xuất và cán bộ đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thì sẽ xem xét theo quy định.
d) Bố trí chức vụ thấp hơn chức danh luân chuyển: Cán bộ, công chức, viên chức luân chuyển bị kỷ luật hay không đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm thì xem xét, bố trí chức vụ thấp hơn chức danh đảm nhiệm trước khi luân chuyển.
đ) Cán bộ luân chuyển được xem xét, bố trí công tác phải có thời gian luân chuyển ít nhất 36 tháng đối với một chức danh; trường hợp đặc biệt hoặc quá tuổi bổ nhiệm không quá 06 tháng do yếu tố khách quan, cấp có thẩm quyền sẽ xem xét, quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.
e) Quy trình bố trí cán bộ sau luân chuyển thực hiện theo quy định hiện hành về bổ nhiệm, điều động, bổ nhiệm lại cán bộ; trong đó cấp có thẩm quyền quyết định cần lấy ý kiến của đơn vị nơi cán bộ công tác trước khi luân chuyển, xác minh những vấn đề mới phát sinh (nếu có).
Điều 12. Phạm vi, đối tượng, chức danh luân chuyển
1. Phạm vi luân chuyển:
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Quy định này.
2. Đối tượng luân chuyển
a) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý ở các đơn vị thuộc Bộ giữ chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ chức vụ quá 02 (hai) nhiệm kỳ liên tiếp ở một đơn vị theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành.
b) Lãnh đạo cấp trưởng và cấp phó ở các đơn vị thuộc Bộ phụ trách công việc liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công, trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định khác có liên quan.
c) Trường hợp khác do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Chức danh bố trí luân chuyển
Cơ bản thực hiện theo nguyên tắc bố trí giữ chức vụ tương đương với chức vụ đang đảm nhiệm. Trường hợp đặc biệt do Ban cán sự đảng Bộ Công Thương quyết định.
Điều 13. Tiêu chuẩn, điều kiện và độ tuổi luân chuyển
1. Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực công tác; đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của chức vụ đảm nhiệm khi luân chuyển.
2. Đủ sức khỏe công tác.
3. Điều kiện về độ tuổi:
Còn thời gian công tác ít nhất một nhiệm kỳ (05 năm) tính từ thời điểm đi luân chuyển. Trường hợp đặc biệt do Ban cán sự đảng Bộ Công Thương xem xét, quyết định.
Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đến thời hạn luân chuyển nhưng chưa thực hiện việc luân chuyển, gồm:
- Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
- Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
- Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên, người đang biệt phái.
- Cán bộ, công chức, viên chức nữ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang trong thời kỳ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng (do vợ mất hoặc trường hợp khách quan khác) thì cán bộ, công chức, viên chức nam cũng được áp dụng như cán bộ, công chức, viên chức nữ quy định tại khoản này.
- Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang là Trưởng Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Tổ trưởng Tổ xác minh giải quyết khiếu nại, tố cáo; Tổ trưởng Tổ Giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra.
Điều 14. Thẩm quyền, kế hoạch, quy trình, hồ sơ, thời gian, bố trí công tác sau luân chuyển được thực hiện tương tự như các quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Điều 11 của Quy định này.
Điều 15. Phạm vi, đối tượng, chức danh điều động
1. Phạm vi điều động:
Thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Quy định này.
2. Đối tượng điều động
a) Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể, phù hợp điều kiện, khả năng của cán bộ tại thời điểm điều động.
b) Điều động cán bộ khi có nhu cầu sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ.
c) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý ở các đơn vị thuộc Bộ giữ chức vụ cấp trưởng mà theo quy định không được giữ quá 02 (hai) nhiệm kỳ liên tiếp ở một đơn vị theo quy định của Đảng và pháp luật chuyên ngành nhưng thời gian công tác đến tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm.
d) Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý ở các đơn vị thuộc Bộ giữ chức vụ lãnh đạo quá 02 (hai) nhiệm kỳ liên tiếp ở một đơn vị. Trừ các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều 12 Quy định này.
Điều 16. Tiêu chuẩn, điều kiện, thời hạn và độ tuổi điều động
1. Có lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, năng lực công tác; đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của chức vụ đảm nhiệm khi điều động.
2. Đủ sức khoẻ công tác,
3. Điều kiện về độ tuổi:
Còn thời gian công tác còn trên 18 tháng tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu.
Điều 17. Trình tự, thủ tục điều động cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương.
1. Căn cứ quy hoạch, nhu cầu công tác và năng lực, sở trường của công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý; Ban cán sự đảng Bộ Công Thương giao Vụ Tổ chức cán bộ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, biện pháp điều động công chức, viên chức, báo cáo Ban cán sự đảng xem xét, quyết định thực hiện;
2. Lập danh sách cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cần điều động;
3. Biện pháp cụ thể đối với từng trường hợp;
4. Quy trình và Hồ sơ điều động cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của Ban cán sự đảng:
a) Quy trình điều động.
Ban cán sự đảng chỉ đạo Vụ Tổ chức cán bộ tiến hành các bước sau:
- Bước 1: Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi tiếp nhận cán bộ dự kiến điều động.
- Bước 2: (1) Trao đổi, lấy ý kiến của tập thể lãnh đạo nơi cán bộ đang công tác về chủ trương điều động (người được giới thiệu phải đạt số phiếu trên 50% so với tổng số người được triệu tập; trường hợp số phiếu đạt tỉ lệ 50% (không quá bán) thì do người đứng đầu xem xét, quyết định); lấy đánh giá, nhận xét của địa phương, cơ quan, đơn vị và hồ sơ nhân sự theo quy định. (2) Gặp cán bộ để trao đổi về yêu cầu nhiệm vụ công tác.
- Bước 3: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định về nhân sự và lập tờ trình báo Ban cán sự đảng xem xét, quyết định.
Trường hợp cán bộ bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện và đáp ứng yêu cầu điều động nhưng địa phương, cơ quan, đơn vị (nơi cán bộ công tác hoặc nơi tiếp nhận cán bộ) hoặc cán bộ còn có ý kiến khác nhau, chưa thống nhất thì Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo đầy đủ các ý kiến và trình Ban cán sự đảng xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
b) Hồ sơ cán bộ điều động
Hồ sơ cán bộ điều động tương tự như hồ sơ bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức theo quy định hiện hành.
Điều 18. Nhận xét, đánh giá, kiểm tra, giám sát
1. Đơn vị nơi đi có trách nhiệm nhận xét, đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực công tác, uy tín, tiêu chuẩn chính trị và các vấn đề khác có liên quan đến cán bộ theo quy định trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định luân chuyển, điều động.
2. Đơn vị nơi đến có trách nhiệm nhận xét, đánh giá hàng năm và khi có yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, lối sống, năng lực công tác, uy tín và các vấn đề có liên quan đến cán bộ luân chuyển, điều động; báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
3. Nhận xét, đánh giá đối với cán bộ khi hết thời gian luân chuyển.
- Cán bộ luân chuyển tự kiểm điểm về quá trình công tác trong thời gian luân chuyển.
- Tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, đơn vị nơi có cán bộ luân chuyển đến nhận xét, đánh giá cán bộ luân chuyển trong thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị.
- Cấp có thẩm quyền quyết định luân chuyển nhận xét, đánh giá về cán bộ luân chuyển.
4. Cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trước cấp có thẩm quyền về nhận xét, đánh giá và kết luận của mình đối với cán bộ luân chuyển.
5. Các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát công tác luân chuyển, điều động theo quy định; đề xuất khen thưởng, biểu dương đối với những nơi làm tốt và có biện pháp chấn chỉnh, xử lý đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm.
Điều 19. Chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật
1. Chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển, điều động
a) Được hưởng các quyền lợi như cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị nơi được luân chuyển, điều động đến (quy hoạch, nâng ngạch công chức, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, nâng bậc lương, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng...).
b) Cán bộ, công chức, viên chức luân chuyển, điều động đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật. Được hưởng các chế độ hỗ trợ về vật chất như chế độ nhà công vụ, trợ cấp khó khăn ban đầu (một lần) hoặc trợ cấp thường xuyên theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước và của đơn vị.
c) Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được điều động đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
d) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ hiện hưởng trong thời gian luân chuyển.
2. Cán bộ, công chức, viên chức luân chuyển, điều động có thành tích đặc biệt xuất sắc (có sáng kiến, sản phẩm, công tác cụ thể được cấp có thẩm quyền công nhận) được xem xét nâng lương trước thời hạn theo quy định của pháp luật; được ưu tiên khi xem xét bố trí công tác sau luân chuyển, điều động.
3. Trong hoặc sau thời gian luân chuyển, điều động nếu cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, để xảy ra vi phạm khuyết điểm thì tùy theo mức độ bị xử lý kỷ luật hoặc xem xét bố trí vị trí công tác phù hợp.
Điều 20. Trách nhiệm của các đơn vị
1. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ:
a) Căn cứ phân cấp quản lý về công tác cán bộ có trách nhiệm tổng hợp, rà soát, xây dựng Kế hoạch luân chuyển, điều động và xin ý kiến Ban cán sự đảng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Kế hoạch.
b) Phối hợp với đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp vụ/tương đương trở lên luân chuyển đi và luân chuyển đến theo dõi quá trình công tác của công chức, viên chức trong thời gian luân chuyển.
c) Tham mưu Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ có nhận xét, đánh giá và kết luận về kết quả luân chuyển đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định luân chuyển của Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ.
d) Hướng dẫn, kiểm tra việc chấp hành các quy định về công tác luân chuyển, điều động. Đề xuất với Ban cán sự đảng xem xét, biểu dương, khen thưởng và có biện pháp chấn chỉnh, xử lý đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm; định kỳ hàng năm tham mưu giúp Ban cán sự đảng sơ kết, tổng kết theo quy định.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ:
Trong Quý I hàng năm, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm rà soát, xây dựng kế hoạch luân chuyển, điều động đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thuộc thẩm quyền quản lý của Ban cán sự đảng tại đơn vị, gửi Vụ Tổ chức cán bộ tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ và Ban cán sự đảng. Ngoài ra:
a) Đối với các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ: Có trách nhiệm xây dựng Kế hoạch luân chuyển, điều động đối với công chức lãnh đạo là cấp Trưởng các Phòng, trình Lãnh đạo Bộ phụ trách xem xét, phê duyệt và ban hành; gửi Vụ Tổ chức cán bộ để theo dõi, phối hợp thực hiện.
b) Đối với các Cục, Tổng cục: Căn cứ phân cấp quản lý về công tác cán bộ có trách nhiệm xây dựng và ban hành Kế hoạch luân chuyển, điều động theo thẩm quyền gửi Bộ Công Thương (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để theo dõi.
c) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp thuộc Bộ; Căn cứ phân cấp quản lý về công tác cán bộ có trách nhiệm xây dựng và ban hành Kế hoạch gửi Bộ Công Thương (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để theo dõi.
3. Cán bộ, công chức, viên chức luân chuyển, điều động chịu sự phân công, bố trí, đánh giá, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị luân chuyển, điều động đến; hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong thời gian luân chuyển, điều động. Hết thời hạn luân chuyển, công chức, viên chức phải làm bản tự kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ trong thời gian luân chuyển.
1. Trên cơ sở Quy định này, các cấp ủy, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm tổ chức thực hiện, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, quan điểm, nguyên tắc nêu trong Quy định; cụ thể hóa thành quy định cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tiễn của đơn vị nhưng không được trái với các nội dung của Quy định.
2. Thời gian và phân công trách nhiệm thực hiện
Định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, người đứng đầu các đơn vị phải ban hành và công khai Kế hoạch luân chuyển, điều động theo thẩm quyền.
3. Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, đề nghị các đơn vị thuộc Bộ phản ánh về Bộ (qua Vụ Tổ chức cán bộ) để tổng hợp báo cáo Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng xem xét, quyết định./.