Quyết định 30/1998/QĐ-CDTQG về bản Quy định mua lương thực dự trữ quốc gia do Cục trưởng Cục dự trữ quốc gia ban hành

Số hiệu 30/1998/QĐ-CDTQG
Ngày ban hành 24/03/1998
Ngày có hiệu lực 24/03/1998
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Cục Dự trữ Quốc gia
Người ký Ngô Xuân Huề
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

CỤC DỰ TRỮ QUỐC GIA
*******

Số: 30/1998/QĐ-CDTQG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
*******

Hà Nội, ngày 24 tháng 03 năm 1998

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH MUA LƯƠNG THỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA.

Căn cứ Nghị định số 66-CP ngày 18-10-1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ Quốc gia;
Căn cứ Nghị định số10-CP ngày 24-2-1996 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý dự trữ quốc gia;
Theo đề nghị của Trưởng ban Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. – Ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về việc mua lương thực tăng cường dự trữ quốc gia.

Điều 2. - Quyết định này thay thế Quyết định số 368-KH ngày 18-12-1996 của Cục và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. – Các Trưởng ban nghiệp vụ, Chánh thanh tra, Chánh Văn phòng Cục, Giám đốc các chi cục trực thuộc Cục chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

CỤC TRƯỞNG CỤC DỰ TRỮ QUỐC GIA




Ngô Xuân Huề

 

QUY ĐỊNH

MUA LƯƠNG THỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA
(ban hành kèm theo Quyết định số 30/1998/QĐ-CDTQG ngày 24-3-1998 của Cục trưởng Cục Dự trữ Quốc gia).

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. - Việc mua lương thực để nhập kho dự trữ quốc gia theo kế hoạch hoặc các quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ là nhằm tăng cường lực lượng dự trữ, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ được Chính phủ giao.

 Chất lượng lương thực mua để dự trữ phải đảm bảo các tiêu chuẩn quy định của Cục về phẩm cấp, chủng loại, đáp ứng yêu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu khi cần đến.

Điều 2. – Mua lương thực nhập kho dự trữ phải góp phần thúc đẩy sản xuất lương thực hàng hóa phát triển, tham gia ổn định giá cả thị trường, bảo đảm thực hiện kế hoạch nhà nước với hiệu quả cao và an toàn trong quản lý tiền, hàng của Nhà nước.

Điều 3. - Trước khi triển khai mua lương thực, Giám đốc Chi cục cần báo cáo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố biết nhiệm vụ, chủ trương của Cục trưởng giao cho Chi cục và các nội dung tổ chức thực hiện kế hoạch mua ở địa phương. Đồng thời Chi cục tổ chức hội nghị khách hàng để tranh thủ sự giúp đỡ, phối hợp của các ngành ở địa phương.

 Các quy định về chủng loại, tiêu chuẩn thóc, gạo nhập kho, thời hạn nhập, đối tượng mua, Chi cục được phép công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, sau khi có quyết định của Cục trưởng và đã báo cáo với Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố biết.

Chương 2:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ TRONG VIỆC MUA LƯƠNG THỰC NHẬP KHO DỰ TRỮ QUỐC GIA

1. Chuẩn bị mua lương thực:

Điều 4. – Giám đốc các chi cục phải nắm chắc tích lượng kho còn trống, dự kiến phân bổ số lượng lương thực mua ở từng điểm kho, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện kế hoạch nhập thóc, gạo. Bao gồm: phân bổ kế hoạch mua cho từng tổng kho và từng kho nằm trong quy hoạch; kho chất lượng tốt; tiến hành tu bổ, vệ sinh kê lót kho theo quy định. Phải bố trí các thủ kho và cán bộ kiểm nghiệm có phẩm chất và năng lực khi nhập lương thực.

 Trên cơ sở định mức kê lót và chỉ tiêu mua lương thực nhập kho, Cục bảo đảm cấp cho Chi cục tối đa 80% phí theo khối lượng phải kê lót và cấp phí trước thời hạn mua ít nhất là 20 ngày. Số 20% còn lại Cục cấp tiếp khi bắt đầu mua. Các chi cục không được phép kê lót vượt quá tỷ lệ trên đây.

Điều 5. – Giám đốc các chi cục tiến hành điều tra nắm tình hình mùa màng, các chủng loại thóc, gạo hàng hóa tại các thị trường sẽ mua, chọn mua chủng loại bảo đảm chất lượng bảo quản và thời hạn lưu kho. Các chủng loại thóc, gạo sẽ mua, trình Cục quyết định.

Điều 6. – Giám đốc các chi cục phải nắm tình hình giá cả thị trường và dự báo diễn biến giá thóc, gạo; báo cáo chính xác, kịp thời về Cục, kiến nghị cụ thể về giá mua từng loại thóc, gạo.

 Giám đốc giữa các chi cục giáp ranh hoặc ở địa phương khác mà chi cục sẽ mua thì phải trao đổi thông tin giá, chất lượng và chủng loại thóc, gạo với nhau để có các mức giá hợp lý giữa các địa phương.

 Giám đốc Chi cục phải chỉ đạo chặt chẽ, kiên quyết xử lý theo quy định của Cục các hiện tượng tiêu cực trong quá trình mua, như: nâng giá, ép giá, cân sai, xác định các chỉ tiêu, thủy phần, tạp chất không đúng để lấy tiền của khách và của Nhà nước.

[...]