Quyết định 2987/QĐ-BVHTTDL năm 2017 về Đề cương tài liệu hướng dẫn chương trình, nội dung giáo dục đời sống gia đình do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Số hiệu 2987/QĐ-BVHTTDL
Ngày ban hành 02/08/2017
Ngày có hiệu lực 02/08/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
Người ký Đặng Thị Bích Liên
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2987/QĐ-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 02 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ CƯƠNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Nghị định số 79/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Kế hoạch số 1292/KH-BVHTTDL ngày 30 tháng 3 năm 2017 của  Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc xây dựng, thí điểm tài liệu hướng dẫn chương trình, nội dung giáo dục đời sống gia đình năm 2017;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Gia đình,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề cương tài liệu hướng dẫn chương trình, nội dung giáo dục đời sống gia đình.

Điều 2. Giáo Vụ Gia đình chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng, hoàn thiện tài liệu hướng dẫn chương trình, nội dung giáo dục đời sống gia đình theo Đề cương đã được phê duyệt.

Kinh phí triển khai hoạt động được thực hiện theo quy định tài chính hiện hành từ nguồn kinh phí sự nghiệp gia đình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp qua Văn phòng Bộ năm 2017.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính, Vụ trưởng Vụ Gia đình, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên;
- Lan: VT, GĐ, BH. 15.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đặng Thị Bích Liên

 

ĐỀ CƯƠNG

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
(Ban hành theo Quyết định số 2987/QĐ-BVHTTDL ngày 02 tháng 7 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch)

TT

Tên chuyên đề

Phần I: CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

1

Sự cần thiết và nội dung chương trình giáo dục đời sống gia đình tại các trung tâm học tập cộng đồng

2

Sự cần thiết và nội dung chương trình giáo dục đời sống gia đình tại các cấp học: tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, đại học.

Phần II: NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH

 

I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1

Khái niệm cơ bản về gia đình, vai trò, các chức năng của gia đình

- Khái niệm gia đình.

- Khái niệm giáo dục đời sống gia đình.

- Vai trò của gia đình trong giáo dục nhân cách, đạo đức con người

- Các chức năng của gia đình

2

Quyền và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình

- Quyền và trách nhiệm của người làm vợ, làm chồng.

- Quyền và trách nhiệm của việc làm cha mẹ.

- Quyền và trách nhiệm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ.

3

Văn bản luật pháp, chính sách về hôn nhân và gia đình

3.1.

Những văn bản luật pháp, chính sách về gia đình

- Nội dung về gia đình trong Hiếp pháp nước Cộng hòa và xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

- Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014

- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2017

3.2

Những văn bản luật pháp, chính sách về những đối tượng gia đình

- Luật Trẻ em năm 2016

- Luật Người cao tuổi năm 2009

- Pháp lệnh Dân số năm 2013

- Luật Bình đẳng giới năm 2006.

 

II. CÁC KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG GIA ĐÌNH

1

Những điều cần thiết chuẩn bị cho hôn nhân

1.1

Hôn nhân/những điều cần chuẩn bị cho hôn nhân

1.2

Vấn đề sống thử; tảo hôn/kết hôn sớm

1.3

Nuôi dưỡng tình yêu sau hôn nhân;

1.4.

Tình dục trước và sau hôn nhân;

1.5

Đối mặt với khủng hoảng sau hôn nhân

2

Những nguyên tắc ứng xử chung trong gia đình

2.1

Tình yêu thương

2.2

Sự tôn trọng

2.3

Sự bình đẳng

2.4

Sự chia sẻ

3

Xây dựng và giữ gìn mối quan hệ vợ chồng

3.1.

Những nguyên tắc ứng xử giữa vợ và chồng: chung thủy, nghĩa tình,…

3.2

Đối mặt và giải quyết mâu thuẫn, xung đột

3.3

Phòng, chống bạo lực gia đình và thực hiện bình đẳng giới

3.4

Mạng xã hội và sự ảnh hưởng tới quan hệ vợ chồng

3.5

Vấn đề ngoại tình

3.6

Ghen và xử lý cơn ghen

3.7

Ly hôn/ly thân

3.8

Sức khỏe tình dục; Vấn đề tình dục khi mang thai/sau khi có con

3.9

Chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi mang thai/sau khi sinh; một số rối nhiễu tâm lý khi mang thai và sau sinh;

3.10

Vấn đề vô sinh và các giải pháp xử lý

4.

Tổ chức đời sống gia đình

4.1.

Lựa chọn mô hình sống; lập kế hoạch chỉ tiêu, dự phòng, tiết kiệm; đầu tư, phát triển kinh tế gia đình

4.2.

Sắp xếp, bố trí công việc, phân công lao động trong gia đình; tổ chức sinh hoạt gia đình.

4.3.

Ứng phó với các rủi ro về tài chính, sức khỏe, tình cảm…; nắm vững tâm sinh lý và chăm sóc các thành viên;

4.4.

Thống nhất cách nuôi - dạy; định hướng nghề nghiệp; thiết lập tổ ấm cho con.

4.5.

Hướng dẫn quản lý thời gian của các thành viên trong gia đình: xây dựng ý thức cá nhân về kế hoạch thời gian; sắp xếp thời gian dành cho công việc và thời gian nghỉ ngơi; tận dụng, tranh thủ thời gian để làm việc và dành cho gia đình.

5.

Xây dựng và giữ gìn mối quan hệ giữa cha mẹ và con

5.1.

Những nguyên tắc ứng xử giữa cha mẹ và con cái: tình yêu thương; sự gương mẫu; hiếu thảo; lễ phép…

5.2.

Cha/mẹ đơn thân và việc chăm sóc, giáo dục con

5.3.

Kỹ năng làm cha/mẹ

6.

Chăm sóc và giáo dục con cái

6.1.

Giáo dục đạo đức, nhân cách

6.1.1

Tính tự lập, tự chủ, tự trọng

6.1.2

Tính trung thực, trách nhiệm

6.1.3

Lòng biết ơn và sự kính trọng

6.1.4

Tính khiêm tốn, sự bao dung

6.1.4

Giá trị đạo đức và truyền thống của gia đình.

6.2

Giáo dục lối sống

6.2.1

Định hướng học tập và nghề nghiệp;

6.2.2

Định hướng cách tìm bạn và duy trì tình bạn, tình yêu

6.2.3

Giáo dục giới tính, phòng ngừa xâm hại tình dục, phòng ngừa ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội

6.2.4

Giáo dục tính tự giác, ý thức công dân cho con

6.2.5

Giáo dục trẻ phòng tránh tệ nạn xã hội

6.3

Giáo dục kỹ năng sống

6.3.1

Kỹ năng sử dụng tiền có mục đích, hiệu quả.

6.3.2

Kỹ năng lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác; góp ý, phê bình

6.3.3

Kỹ năng tự bảo vệ bản thân; ứng phó với thay đổi môi trường xung quanh

6.3.4

Kỹ năng tự đánh giá thái độ, hành vi đúng hay sai của bản thân

6.3.5

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc, đối mặt với căng thẳng, khủng hoảng trong gia đình.

6.3.6

Định hướng thẩm mỹ cho con: ăn mặc, hưởng thụ âm nhạc, hội họa, văn hóa nghệ thuật…

6.3.7

Cách phòng tránh, xử lý tai nạn thương tích trong gia đình