Quyết định 2974/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2030

Số hiệu 2974/QĐ-UBND
Ngày ban hành 23/08/2021
Ngày có hiệu lực 23/08/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Nguyễn Hồng Lĩnh
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2974/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 23 tháng 8 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-BTP ngày 13/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

Thực hiện Kế hoạch số 148/KH-UBND ngày 21/4/2020 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát li;

Theo đề nghị của Sở Tư pháp (sau khi có ý kiến thống nhất của các cơ quan liên quan) tại Văn bản số 339/TTr-STP ngày 09/8/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021 - 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Tư pháp;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Viện Kiểm sát nhân dân t
nh;
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh;
- Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Trung tâm CB-TH;
- Lưu: VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Lĩnh

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2021 – 2030
(Kèm theo Quyết định s: 2974/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH ĐỀ ÁN

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

1. Cơ sở pháp lý xây dựng Đề án

Xã hội hóa thi hành án dân sự là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong tiến trình cải cách tư pháp, nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự, đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra phương hướng “từng bước thực hiện việc xã hội hóa, giao cho tổ chức không phải là cơ quan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án dân sự; “nghiên cứu chế định Thừa phát lại, trước mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phương. Thể chế hóa chủ trương này, tại Nghị quyết số 24/2008/QH12 về thi hành án dân sự, Quốc hội đã giao Chính phủ quy định và tổ chức thực hiện thí điểm chế đnh Thừa phát lại tại một số địa phương đến ngày 01/7/2012.

Trên cơ sở đó, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/7/2009 quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 23/11/2012, Quốc hội thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 giao Chính phủ tiếp tục tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đến hết ngày 31/12/2015.

Thực hiện Nghị quyết số 36/2012/QH13, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 510/QĐ-TTg ngày 25/3/2013 phê duyệt Đề án “Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại”, mở rộng thí điểm chế định Thừa phát lại từ 12 đến 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định mở rộng địa bàn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác, bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long. Việc lựa chọn các địa phương ở cả 03 miền được cân nhắc thận trọng, bảo đảm tính khả thi, tạo cơ sở để kiểm chứng, đánh giá khách quan.

Từ kết quả triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, ngày 26/11/2015, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại, quyết định chấm dứt việc thí điểm và cho thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi cả nước từ ngày 01/01/2016.

Ngày 08/01/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, thay thế Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP. Tại khoản 2 Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt,

2. Căn cứ thành lập Văn phòng Thừa phát lại

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ