Quyết định 2724/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 2724/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/10/2021
Ngày có hiệu lực 19/10/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Nguyễn Văn Vĩnh
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2724/QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày 19 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 921/TTr-STP ngày 24 tháng 9 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp;
- Cục Công tác phía Nam - Bộ Tư pháp;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- VPUB: CVP, các PCVP;
- Báo
p Bắc; Đài PT&TH tnh;
- Cổng TTĐT tỉnh;
- Lưu: VT, NC(Quốc).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Vĩnh

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN NĂM 2021- 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số: 2724/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)

Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động bổ trợ tư pháp và nhiệm vụ hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp đã được đề ra tại Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Ngày 14 tháng 11 năm 2008, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/QH12 về thi hành Luật Thi hành án dân sự, trong đó có nội dung “triển khai thực hiện chủ trương xã hội hóa một số công việc có liên quan đến thi hành án dân sự”. Ngày 24 tháng 7 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở tổng kết kết quả thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chính phủ thống nhất trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 36/2012/QH13 ngày 23 tháng 11 năm 2012 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại.

Ngày 25 tháng 3 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 510/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại”. Ngày 24 tháng 6 năm 2013, Bộ Tư pháp ban hành Quyết định số 1531/QĐ- BTP về việc chọn địa phương mở rộng thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, mở rộng diện thí điểm về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại tại 12 tỉnh, thành phố khác bao gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang và Vĩnh Long. Tổng kết quá trình thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh và 12 tỉnh, thành; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2015 về việc thực hiện chế định Thừa phát lại, theo đó Nghị quyết ghi nhận kết quả đạt được trong việc thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại theo Nghị quyết số 24/2008/QH12 và Nghị quyết số 36/2012/QH13 của Quốc hội, đồng thời chấm dứt việc thí điểm và cho thực hiện chế định Thừa phát lại trong phạm vi cả nước kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Để tiếp tục triển khai thực hiện và nâng cao hiệu quả hoạt động Thừa phát lại, trên cơ sở quan điểm đường lối của Đảng, các Nghị quyết của Quốc hội và thực tiễn thực hiện chế định Thừa phát lại, ngày 08 tháng 01 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý

- Luật Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự ngày 25 tháng 11 năm 2014;

- Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chế định Thừa phát lại;

- Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 107/2015/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014;

- Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại;

- Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

2. Cơ Sở thực tiễn

a) Điều kiện kinh tế - xã hội

Tiền Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố cần Thơ 90 km về hướng Bắc. Về ranh giới hành chính, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, phía Bắc giáp tỉnh Long An, phía Đông Bắc giáp thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích tự nhiên là 2.556,4 km2, dân số khoảng 1.772.785 người, có 11 đơn vị hành chính cấp huyện và 172 đơn vị hành chính cấp xã (theo Niên Giám thống kê năm 2020). Kết quả tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Tiền Giang năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân đạt 7,3%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt 58,6 triệu đồng, đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân không ngừng được nâng lên. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội thì các nhu cầu về giao kết hợp đồng giữa các tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực về dân sự, kinh tế ngày càng nhiều, các quan hệ giữa tổ chức, cá nhân ngày càng đa dạng phức tạp, từ đó dễ phát sinh các mâu thuẫn tranh chấp, khiếu kiện... cần có cơ chế giải quyết tại các cơ quan có thẩm quyền (Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan thi hành án).

Trong giai đoạn hiện nay, việc phát triển tổ chức Thừa phát lại là rất cần thiết, sẽ góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, đồng thời đáp ứng yêu cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân đối với việc thi hành án dân sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời tạo cơ hội cho Nhân dân có quyền lựa chọn việc yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án, việc xác minh điều kiện thi hành án, lập vi bằng và tống đạt văn bản của Thừa pháp lại góp phần tạo lập chứng cứ, đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên khi tham gia các quan hệ dân sự, kinh tế bảo đảm quyền và lợi ích các bên liên quan, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, giảm tải công việc cho hệ thống Viện kiểm sát, Tòa án và cơ quan Thi hành án dân sự.

[...]