BỘ GIAO THÔNG VẬN
TẢI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 2974/QĐ-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 30
tháng 09 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ KHAI THÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG
HÀNG HẢI”
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng
12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng
02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 114/2010/NĐ-CP ngày 06 tháng
12 năm 2010 của Chính phủ về bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng
3 năm 2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
Xét đề nghị của Cục Hàng hải Việt Nam tại văn bản
số 3122/CHHVN-QLKCHTCB ngày 13 tháng 9 năm 2013;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng
giao thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản
lý khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải” với các nội dung chủ yếu sau:
I. Mục tiêu và quan điểm
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát: Nâng cao hiệu quả và chất lượng
quản lý khai thác kết cấu hạ tầng (KCHT) hàng hải nhằm đáp ứng các mục tiêu
phát triển kinh tế biển theo Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, quy hoạch,
kế hoạch phát triển ngành hàng hải, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước
kết hợp bảo vệ quốc phòng, an ninh, phối hợp tìm kiếm - cứu nạn, bảo vệ môi trường
biển.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và
chất lượng quản lý, khai thác KCHT hàng hải. Từng bước điều chỉnh, cân đối cung
cầu hàng hóa và bến cảng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác của các bến cảng đã
được đầu tư, đặc biệt là các cảng biển, bến cảng trọng điểm, cảng trung chuyển
quốc tế có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước hoặc
liên vùng.
- Đề xuất kế hoạch triển khai thực hiện nhằm bảo đảm
thực hiện có hiệu quả các giải pháp nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý,
khai thác KCHT hàng hải. Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông kết nối
và hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại cảng biển.
- Thống nhất vai trò quản lý nhà nước cảng biển, đặc
biệt đối với công tác quản lý khai thác, chất lượng KCHT hàng hải.
2. Quan điểm xây dựng
a) Quán triệt chủ trương đổi mới và nâng cao hiệu
quả, chất lượng quản lý, khai thác KCHT hàng hải.
b) Thực hiện Đề án theo lộ trình phù hợp để bảo đảm
tính khả thi trong việc nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác KCHT
hàng hải nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
c) Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong quản lý,
khai thác KCHT hàng hải hiện nay; khẩn trương hoàn thiện cơ chế quản lý, khai
thác, bảo trì KCHT hàng hải phù hợp với thực tiễn quản lý và có sự phân công,
phân cấp rõ ràng.
d) Tách bạch giữa quản lý nhà nước và quản trị
doanh nghiệp trong công tác bảo trì và quản lý chất lượng KCHT hàng hải.
đ) Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm và mô hình quản
lý, khai thác KCHT hàng hải của các nước tiên tiến nhằm vận dụng vào điều kiện
thực tế của Việt Nam phù hợp với xu thế hội nhập và phát triển.
e) Tăng cường kiểm tra, giám sát của cơ quan quản
lý nhà nước đối với công tác quản lý, khai thác KCHT hàng hải.
II. Các nhóm giải pháp thực hiện
1. Nhóm giải pháp về cơ chế
chính sách
a) Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới
cơ chế, chính sách, mô hình quản lý cảng biển nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng
quản lý khai thác KCHT hàng hải phù hợp với thực tiễn và thông lệ hàng hải quốc
tế.
b) Rà soát, hệ thống hóa và đề xuất sửa đổi, bổ
sung, ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật,
định mức kinh tế - kỹ thuật, đề án liên quan đến quản lý, bảo trì, nâng cấp, quản
lý chất lượng KCHT hàng hải phù hợp với quy định của pháp luật và yêu cầu thực
tiễn.
c) Xây dựng văn bản quy định cơ chế phối hợp giữa
các lực lượng chức năng cũng như quy định trách nhiệm cụ thể của chính quyền địa
phương các cấp, công an biên phòng cửa khẩu, cơ quan quản lý nhà nước chuyên
ngành và đơn vị trực tiếp quản lý, vận hành, khai thác KCHT hàng hải.
d) Đẩy mạnh việc cho thuê quản lý khai thác KCHT cảng
biển được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước. Ưu tiên tập trung bảo trì KCHT hàng hải
trọng điểm, quan trọng đạt chuẩn tắc thiết kế; đối với KCHT hàng hải khác thực
hiện bảo trì đảm bảo chất lượng công trình phù hợp với yêu cầu khai thác.
đ) Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để doanh
nghiệp tham gia xã hội hóa quản lý khai thác, bảo trì KCHT hàng hải bằng các
hình thức phù hợp như: khoán gọn, nạo vét luồng hàng hải kết hợp tận thu sản phẩm
không dùng ngân sách nhà nước hoặc ứng trước kinh phí để thực hiện và được hoàn
vốn đầu tư từ một phần phí hàng năm theo quy định của pháp luật.
e) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác
quản lý chất lượng trong tổ chức khai thác, bảo trì KCHT hàng hải theo quy định.
g) Giao Cục Hàng hải Việt Nam chủ trì tham mưu cho
Bộ Giao thông vận tải thống nhất quản lý công tác nâng cao hiệu quả và chất lượng
quản lý, khai thác KCHT hàng hải thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý. Phân cấp
rõ ràng đơn vị thực hiện và cơ quan quản lý nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng KCHT
hàng hải nhằm sử dụng hiệu quả, kịp thời, thống nhất nguồn vốn đáp ứng yêu cầu
phát triển của ngành hàng hải.
h) Kiện toàn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các
Cảng vụ Hàng hải trong thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến kiểm tra, giám sát
bảo vệ môi trường, quản lý đầu tư xây dựng công trình, chất lượng công trình và
các nhiệm vụ khác trong vùng nước cảng biển, Xây dựng và ban hành quy chế phối
hợp giữa Cảng vụ Hàng hải với các cơ quan liên quan tại địa phương trong giải
quyết thủ tục hàng hải tại cảng biển nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước.
2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân
lực
a) Có kế hoạch đào tạo với tầm nhìn dài hạn cho các
cán bộ, công chức, viên chức của Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng hóa Việt Nam
và các cơ quan, đơn vị liên quan nhằm nâng cao trình độ quản lý và chuyên môn
nghiệp vụ trong quản lý, khai thác, bảo đảm chất lượng KCHT hàng hải.
b) Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn trong nước,
các hội thảo, hội nghị để nâng cao năng lực, tiếp cận khoa học kỹ thuật, công
nghệ mới về quản lý, khai thác, bảo đảm chất lượng KCHT hàng hải.
c) Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho các
công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện công tác bảo trì, kiểm định, khai thác
KCHT hàng hải.
3. Nhóm giải pháp về nguồn vốn
a) Phân công, phân cấp công tác quản lý nguồn vốn
thực hiện quản lý, khai thác, bảo đảm chất lượng KCHT hàng hải và quản lý giám sát
đối với KCHT thực hiện bằng hình thức xã hội hóa.
b) Xây dựng cơ chế huy động các nguồn vốn và các cơ
chế, chính sách ưu đãi khác để thu hút nguồn hàng, hàng tàu, bao gồm cả các nguồn
hàng quá cảnh, trung chuyển của các nước lân cận. Tăng cường vai trò của các hiệp
hội chuyên ngành trong định hướng quản lý, khai thác KCHT hàng hải.
c) Hoàn thiện cơ chế quản lý cho thuê khai thác
KCHT cảng biển. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế giao đấu thầu khoán gọn công tác quản
lý khai thác và duy tu bảo dưỡng KCHT hàng hải (các bến cảng, cầu cảng, tuyến
luồng hàng hải...) cho nhiều thành phần tham gia (doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp tư nhân, liên doanh nước ngoài,..). Khuyến khích các doanh nghiệp tham
gia duy tu, bảo dưỡng KCHT hàng hải theo hình thức tận thu hoặc ứng trước kinh
phí để thực hiện và được thu một phần phí hàng năm theo quy định của pháp luật.
d) Thúc đẩy, kêu gọi, hợp tác đầu tư và trợ giúp kỹ
thuật của các nước có nền khoa học kỹ thuật tiên tiến (sử dụng nguồn vốn ODA,
FDI...) đối với các dự án đầu tư, nâng cấp KCHT hàng hải, trang thiết bị hàng hải
để tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới và tận dụng nguồn vốn nước ngoài
góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác KCHT hàng hải.
4. Các giải pháp khác
a) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính tại cảng biển.
Triển khai kết nối cổng thông tin một cửa quốc gia với các cổng thông tin điện
tử của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển để tăng cường hiệu quả quản
lý nhà nước tại cảng biển. Đẩy mạnh áp dụng hải quan điện tử để giảm thời gian
làm thủ tục, tăng cường năng lực thông quan hàng hóa.
b) Xây dựng và ban hành tài liệu cung cấp những
thông tin, hướng dẫn cần thiết về cảng biển, luồng hàng hải và kết cấu hạ tầng
cảng biển liên quan để các hãng tàu, chủ hàng, hiệp hội có đầy đủ thông tin cần
thiết khi tham gia hoạt động hàng hải tại Việt Nam.
c) Tập trung đầu tư cảng biển, bến cảng, luồng hàng
hải tại các khu vực trọng điểm. Trước mắt tập trung đầu tư cảng biển Hải Phòng ở
Miền Bắc; cảng biển Đà Nẵng, Vân Phong ở Miền Trung và cảng biển thành phố Hồ
Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ tại Miền Nam.
d) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ
tiên tiến trong các lĩnh vực quản lý, điều hành, khai thác, bảo trì KCHT hàng hải
theo hướng nâng cao chất lượng, bền vững, thân thiện với môi trường, giảm chỉ
tiêu sử dụng nhiên liệu, năng lượng và có chi phí hợp lý đối với công tác duy
tu, bảo dưỡng KCHT hàng hải. Từng bước xây dựng các Trung tâm quản lý, khai
thác và hỗ trợ hàng hải (VTS, AIS..) theo lộ trình.
đ) Thúc đẩy hình thành các trung tâm dịch vụ hậu cần
logistics và các trung tâm cảng cạn (ICD) trên phạm vi cả nước nhằm hỗ trợ và
thúc đẩy việc đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện KCHT hàng hải.
e) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung nâng cao
hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác KCHT hàng hải, phân cấp, xã hội hóa
công tác duy tu, bảo dưỡng KCHT hàng hải trên website của Bộ GTVT, Cục HHVN.
g) Yêu cầu các Báo, Tạp chí chuyên ngành GTVT, hàng
hải tập trung tuyên truyền, phổ biến nội dung nâng cao hiệu quả và chất lượng
quản lý, khai thác KCHT hàng hải và lập các chuyên mục liên quan để trao đổi,
thảo luận.
h) Riêng đối với Nhóm cảng biển số 5 quá trình thực
hiện Quyết định này cần bám sát ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn
bản số 1178/TTg-KTN ngày 06/8/2013 và Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận
tải phê duyệt Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các cảng biển thuộc
Nhóm cảng biển số 5 và các bến cảng khu vực Cái Mép - Thị Vải.
III. Kinh phí thực hiện
1. Kinh phí thực hiện Đề án theo dự toán được duyệt
trong Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng đề án, kinh
phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, định mức kinh tế - kỹ thuật, lập kế hoạch bảo
trì hàng năm, thanh tra, kiểm tra và các công việc khác có liên quan đến thực
hiện Đề án.
Kinh phí thực hiện Đề án nêu trên không bao gồm các
dự án và công việc khác liên quan đến đầu tư, xây dựng, nâng cấp, hiện đại hóa
và nâng cao năng lực quản lý, khai thác, duy tu; bảo dưỡng KCHT hàng hải.
2. Nguồn vốn thực hiện Đề án từ các nguồn sau đây:
a) Nguồn thu phí cảng vụ của ngân sách nhà nước
tính theo tỷ lệ quy định trên tổng số thu phí cảng vụ phát sinh hàng năm.
b) Nguồn chênh lệch thu, chi phải nộp ngân sách nhà
nước phát sinh từ phí hoa tiêu tại các Công ty hoa tiêu hàng hải theo cơ chế
tài chính hiện hành áp dụng đối với các Công ty hoa tiêu hàng hải.
c) Tỷ lệ % trên tổng số thu phí bảo đảm hàng hải của
ngân sách nhà nước hàng năm.
d) Tỷ lệ % trên tổng số thu phí cầu, bến phát sinh
tại các cảng biển được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ
ngân sách nhà nước (các cảng biển chưa áp dụng hình thức cho thuê quản lý khai
thác).
đ) Nguồn thu cho thuê KCHT cảng biển đối với các cảng
đã được Nhà nước thực hiện cho thuê khai thác.
e) Nguồn ngân sách nhà nước cấp cho công tác bảo
trì KCHT hàng hải.
g) Nguồn tài chính của các tổ chức quốc tế và trong
nước khác hỗ trợ cho công tác bảo trì, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác
KCHT hàng hải.
h) Các nguồn tài chính khác theo quy định.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, Ban Quản lý
đầu tư các dự án đối tác công - tư, Cục Hàng hải Việt Nam và tổ chức có liên
quan, trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao quán triệt thực hiện quan điểm,
mục tiêu và các nội dung quy định tại Quyết định này và Đề án kèm theo.
2. Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Vụ Kế hoạch đầu
tư, Ban Quản lý đầu tư các dự án đối tác công - tư, Vụ Tài chính, Vụ Pháp chế,
Vụ Khoa học công nghệ, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Quản lý chất
lượng và xây dựng công trình giao thông và cơ quan, tổ chức liên quan chủ trì,
phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Phụ lục của Quyết định
này.
3. Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông chủ trì tham mưu,
theo dõi việc triển khai thực hiện Đề án; tổng hợp, báo cáo và đề xuất với lãnh
đạo Bộ giải quyết các vướng mắc phát sinh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ,
Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng
công trình giao thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải
chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Thứ trưởng;
- Trung tâm CNTT;
- Website Bộ GTVT;
- Báo GTVT, Tạp chí HHVN;
- Lưu: VT, KCHT (05 bản)
|
BỘ TRƯỞNG
Đinh La Thăng
|
PHỤ LỤC
DANH MỤC XÂY DỰNG VĂN BẢN, ĐỀ ÁN VÀ CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN
ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ KHAI THÁC KẾT CẤU HẠ TẦNG HÀNG HẢI
(Ban hành kèm theo Quyết định sổ 2974/QĐ-BGTVT ngày 30 tháng 9 năm 2013 của
Bộ Giao thông Vận tải)
TT
|
Nội dung
|
Cơ quan chủ trì
soạn thảo
|
Cơ quan chủ trì
trình
|
Dự kiến thời
gian thực hiện
|
I
|
Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản
lý nhà nước
|
|
|
|
1
|
Nghị định ban hành Quy chế bảo vệ công trình cảng
biển và luồng hàng hải
|
Cục HHVN
|
Vụ KCHT
|
2014-2015
|
2
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về tiêu
chuẩn quản lý khai thác và kiểm định KCHT hàng hải
|
Cục HHVN
|
Vụ KCHT
|
2014
|
3
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành định mức
KTKT trong cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải
|
Cục HHVN
|
Vụ KCHT
|
2014-2015
|
4
|
Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về
thu, quản lý, sử dụng nguồn thu phí bảo đảm hàng hải và cơ chế tài chính
trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải
|
Cục HHVN
|
Vụ TC
|
2014-2015
|
5
|
Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định về việc
lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với phương tiện thi công nạo vét
trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải
|
Cục HHVN
|
Vụ KCHT
|
2014-2015
|
6
|
Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT công bố danh mục
luồng hàng hải và khu nước, vùng nước khác trong vùng nước cảng biển kết hợp
tận thu sản phẩm bù chi phí nạo vét, không sử dụng ngân sách nhà nước
|
Cục HHVN
|
Vụ KCHT
|
Hàng năm
|
7
|
Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT công bố Danh
sách các đơn vị tư vấn đủ điều kiện tham gia kiểm định chất lượng kết cấu hạ
tầng hàng hải
|
Cục HHVN
|
Vụ KCHT
|
Hàng năm
|
8
|
Quyết định của Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành mẫu Hợp
đồng Dự án thực hiện nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân
sách nhà nước
|
Cục HHVN
|
Vụ KCHT
|
2013-2014
|
9
|
Quyết định của Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam
ban hành danh bạ cảng biển Việt Nam
|
Cục HHVN
|
Vụ KCHT
|
2014-2015
|
II
|
Xây dựng các Đề án
|
|
|
|
1
|
Đề án bảo vệ KCHT hàng hải ứng phó biến đổi khí hậu
và nước biển dâng
|
Cục HHVN
|
Vụ MT
|
2014-2015
|
2
|
Đề án xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng
biển và luồng hàng hải
|
Cục HHVN
|
Vụ KHCN
|
2013-2014
|
3
|
Nghiên cứu, đánh giá về hiện trạng, đề xuất quy hoạch
và triển khai xây dựng các công trình tiếp nhận và xử lý chất thải từ tàu đáp
ứng yêu cầu của Công ước MARPOL 73/78 và quy định của pháp luật liên quan
|
Cục HHVN
|
Vụ MT
|
2014
|
II
|
Các chương trình khác
|
|
|
|
1
|
Đánh giá nhu cầu đầu tư cảng biển, tiến độ đầu tư
các bến cảng biển, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch các hành lang liên quan
đến KCHT hàng hải
|
Bộ GTVT/Cục HHVN
|
Vụ KHĐT/Vụ KCHT
|
2014
|
2
|
Đầu tư hệ thống VTS, AIS trên các tuyến luồng trọng
điểm vào cảng Hải Phòng, Tp. HCM và Cái Mép - Thị Vải
|
Cục HHVN
|
Vụ KHĐT
|
2014-2015
|
3
|
Rà soát, thực hiện giải tỏa công trình và các hoạt
động thủy sản, hải sản vi phạm hành lang an toàn luồng hàng hải
|
Cục HHVN/Các cảng
vụ liên quan
|
Vụ KCHT
|
Hàng năm
|
Ghi chú: Trên cơ sở Phụ lục này, các cơ quan,
đơn vị đăng ký thời gian cụ thể xây dựng các văn bản, đề án vào Chương trình
xây dựng văn bản, đề án hàng năm của Bộ Giao thông vận tải.