Quyết định 29/2016/QĐ-UBND quy định mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Số hiệu 29/2016/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/10/2016
Ngày có hiệu lực 25/10/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Dương Thành Trung
Lĩnh vực Bất động sản,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29/2016/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 21 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH MỨC THU TIỀN BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN ĐẤT TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐND ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa IX, kỳ họp thứ Hai về thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 527/TTr-STC ngày 26 tháng 9 năm 2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định mức thu và quản lý, sử dụng kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, cụ thể như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh:

Đối với đất chuyên trồng lúa nước khi chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp phải nộp một khoản tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

Đất chuyên trồng lúa nước là đất trồng được hai vụ lúa nước trở lên trong năm.

2. Đối tượng áp dụng:

Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi tắt là các tổ chức, cá nhân) được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chuyên trồng lúa nước để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.

3. Mức thu và thời hạn nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa:

a) Mức thu tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa:

Mức thu

=

Diện tích đất chuyên trồng lúa nước chuyển sang đất phi nông nghiệp

x

Giá của loại đất trồng lúa tính theo Bảng giá đất đang được áp dụng tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất do UBND tỉnh ban hành

x 50%

b) Thời hạn nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa:

Trong vòng 30 ngày, kể từ ngày có thông báo nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa của cấp thẩm quyền theo quy định. Các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có trách nhiệm nộp đủ số tiền để bảo vệ, phát triển đất trồng lúa.

4. Phương thức nộp tiền bảo vệ, phát triển đất trồng lúa:

Số tiền thu được nộp vào ngân sách cấp tỉnh, hạch toán mục lục ngân sách mục thu khác, tiểu mục 4914.

5. Quản lý và sử dụng kinh phí:

Hàng năm, căn cứ số kinh phí bảo vệ, phát triển đất trồng lúa do các tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất chuyên trồng lúa nước để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp nộp vào ngân sách và kinh phí được hỗ trợ từ Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ để thực hiện bảo vệ, phát triển đất trồng lúa, bao gồm các nội dung sau:

a) Quy hoạch, lập bản đồ, phân tích chất lượng hóa, lý tính các vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao định kỳ 10 năm: Căn cứ vào định mức kinh tế, kỹ thuật, các đơn vị lập dự toán chi trình cấp có thẩm quyền quyết định;

b) Cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại: Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa trong từng thời kỳ được cấp có thẩm quyền phê duyệt của địa phương, chất lượng đất chuyên trồng lúa nước trên địa bàn và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố lập phương án cải tạo nâng cao chất lượng đất chuyên trồng lúa nước hoặc đất trồng lúa nước còn lại cho cả thời kỳ và từng năm, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Căn cứ phương án cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa được duyệt và định mức kinh tế, kỹ thuật, các đơn vị lập dự toán chi cải tạo nâng cao đất trồng lúa (tăng độ dày của tầng canh tác; tôn cao đất trồng lúa trũng, thấp; tăng độ bằng phẳng mặt ruộng; bón phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, bón vôi; thau chua, rửa mặn đối với đất bị nhiễm phèn, mặn và các biện pháp cải tạo đất khác) trình cấp có thẩm quyền quyết định để làm cơ sở thực hiện;

[...]