Quyết định 2850/2007/QĐ-UBND ban hành một số cơ chế, giải pháp tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước tỉnh năm 2008 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 2850/2007/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/12/2007
Ngày có hiệu lực 01/01/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Ngọc Thiện
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số: 2850/2007/QĐ-UBND

Huế, ngày 21 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH MỘT SỐ CƠ CHẾ, GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TỈNH NĂM 2008

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước năm 2002;
Căn cứ Quyết định số 1569
/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2008; Quyết định số 3658/QĐ-BTC ngày 20 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về giao dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2008;
Căn cứ Thông tư số 135/2007/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tài chính về hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 9b/2007/NQ-HĐND5 ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Hội đồng Nhân dân Tỉnh khoá V, kỳ họp thứ 9 về dự toán ngân sách tỉnh năm 2008;
Căn cứ Quyết định số 2789/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về giao dự toán ngân sách nhà nước tỉnh năm 2008;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 3419 /TC-QLNS ngày 19 tháng 12 năm 2007
,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Về cơ chế quản lý, điều hành ngân sách địa phương:

1. Về thu ngân sách nhà nước

Ngành Thuế phối hợp với các ngành có liên quan tập trung chỉ đạo tốt công tác thu ngân sách ngay từ đầu năm, bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật. Sớm quyết toán thuế năm 2007 để chấn chỉnh nghĩa vụ nộp thuế và đôn đốc thu nợ thuế vào NSNN.

Rà soát lại tình hình sử dụng đất trên địa bàn của các tổ chức cá nhân đang sử dụng đất nhưng chưa nộp tiền thuê đất, thuế nhà đất; các hộ kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng ... để có biện pháp, quản lý, thu thuế phù hợp, chống thất thu thuế trên lĩnh vực này.

Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đi đôi với việc chủ động phối hợp với các ngành liên quan tiếp tục thực hiện nghiêm việc chống thất thu thuế, góp phần ngăn chặn các hành vi gian lận về thuế, tạo sự bình đẳng cạnh tranh sản xuất kinh doanh, trong việc thực hiện nghĩa vụ với nhà nước.

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách thuế đến với các doanh nhân và mọi tầng lớp nhân dân. Triển khai Luật Quản lý thuế, đưa các luật thuế vào cuộc sống.

Uỷ ban Nhân dân các huyện, thành phố Huế (gọi chung là UBND huyện) tăng cường quản lý, chỉ đạo Uỷ ban Nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi chung là UBND xã) về ủy nhiệm thu một số loại thuế cho Uỷ ban Nhân dân các xã theo hướng tổ chức bộ máy thực hiện công tác ủy nhiệm thu hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm.

2. Về chi ngân sách địa phương

a) Về bố trí chi ngân sách:

- Các đơn vị dự toán cấp tỉnh khi giao, phân bổ dự toán chi hành chính sự nghiệp, các cơ quan đơn vị trực thuộc tỉnh phải khớp đúng dự toán chi được Uỷ ban Nhân dân (UBND) tỉnh giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực chi, đảm bảo vốn thực hiện những nhiệm vụ quan trọng theo quy định của pháp luật.

- Các huyện thực hiện cân đối vốn từ nguồn thu cấp quyền sử dụng đất để chi thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương và bê tông hoá giao thông nông thôn, chi thực hiện qui hoạch và kế hoạch sử dụng đất chi tiết cấp xã theo Nghị quyết của Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh, qui hoạch đất nghĩa trang, đảm bảo hạ tầng, các công trình phúc lợi, nhà vệ sinh của học sinh; dành tỉ lệ vốn hợp lý để tiếp tục thực hiện lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và một số hoạt động thuộc sự nghiệp địa chính nhằm hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Các ngành Nông nghiệp và PTNT, Thuỷ sản, Giao thông Vận tải, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tỉnh, UBND các huyện, thành phố Huế chủ động bố trí kinh phí hợp lý để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ về phòng chống bão lụt và tìm kiếm cứu nạn, dự trữ hàng hóa và các nhiệm vụ khác có thể phát sinh thêm trong phạm vi dự toán ngân sách được giao.

- UBND các huyện, Thủ trưởng các đơn vị dự toán phải ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp, hành chính của đơn vị quản lý nhằm góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển ngành theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. UBND các huyện phân bổ, giao chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo không thấp hơn dự toán UBND tỉnh giao. Khi phân bổ chi sự nghiệp giáo dục phải ưu tiên đảm bảo chi trả lương và các khoản có tính chất lương. Sắp xếp, bố trí giờ dạy hợp lý, thực hiện giao tự chủ về tài chính cho các trường để hạn chế phát sinh kinh phí dạy thêm giờ phù hợp với khả năng kinh phí được cấp. Trong quá trình phân bổ dự toán phải bám sát các tiêu chuẩn, định mức chi tiêu, đảm bảo bố trí và sử dụng kinh phí hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả. Thực hành tốt luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, không bố trí các khoản chi tiếp khách, hội nghị, mua sắm trang thiết bị vượt tiêu chuẩn, định mức, không đúng chính sách chế độ, các khoản ngoài nhiệm vụ chi của đơn vị.

Bố trí kinh phí chi cho công tác Đảng, kinh phí thực hiện chương trình công nghệ tin học, cải cách thủ tục hành chính của đơn vị mình trong dự toán chi ngân sách được giao.

Đảm bảo kinh phí dự phòng ở mức hợp lý và chủ động sắp xếp, điều chỉnh dự toán để đảm bảo các nhiệm vụ chi phát sinh đột xuất trong năm.

- Cơ quan tài chính, KBNN các cấp tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng kinh phí NSNN từ khâu lập, phân bổ và phê duyệt dự toán chi tiết, cấp phát và xét duyệt quyết toán.

- Về việc đảm bảo kinh phí hoạt động khi chưa có dự toán được duyệt:

Sau ngày 31/12/2007 đơn vị dự toán cấp I chưa phân bổ, giao dự toán cho đơn vị sử dụng ngân sách, cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước tạm cấp lương và các khoản có tính chất tiền lương, nghiệp vụ phí, công vụ phí và các khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của bộ máy, trừ các khoản mua sắm trang thiết bị, sửa chữa .... theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ.

Trường hợp vào đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ ngân sách chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, cơ quan tài chính và Kho bạc nhà nước tạm cấp kinh phí cho các nhiệm vụ chi cho các đơn vị sử dụng ngân sách trực thuộc.

Sau ngày 28/02/2008 đơn vị dự toán cấp I phân bổ chưa hết dự toán được giao, cơ quan tài chính tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh giảm dự toán chi của đơn vị để chuyển cho cơ quan, đơn vị khác hoặc bổ sung dự phòng theo quy định của Chính phủ (trừ các nhiệm vụ mà tại thời điểm phân bổ, giao dự toán chưa xác định rõ đơn vị thực hiện song đơn vị dự toán cấp I phải báo cáo và được cơ quan tài chính cùng cấp chấp nhận cho phân bổ chậm, thời gian chậm nhất là ngày 31/03/2008).

- Việc bổ sung kinh phí chi thường xuyên ngoài dự toán chỉ thực hiện theo định kỳ.

- Từ năm ngân sách 2008, thực hiện chuyển hình thức cấp phát bằng lệnh chi tiền sang rút dự toán tại Kho bạc nhà nước theo Thông tư số 135/2007/TT-BTC ngày 23 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2008. Sở Tài chính thông báo mức rút dự toán hàng tháng đối với chi bổ sung cân đối từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách huyện, thành phố Huế và hướng dẫn cụ thể việc bổ sung có mục tiêu của ngân sách tỉnh cho ngân sách các huyện, thành phố Huế.

b) Uỷ quyền cho Giám đốc Sở Tài chính:

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ