BỘ CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2837/QĐ-BCT
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 11 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC ĐA CẤP GIAI ĐOẠN NĂM 2021 - 2025
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP
ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 40/2018/NĐ-CP
ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định về quản lý hoạt động kinh doanh
theo phương thức đa cấp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Cạnh
tranh và Bảo vệ người tiêu dùng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong hoạt động kinh
doanh theo phương thức đa cấp giai đoạn năm 2021 -2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ,
Chánh Thanh tra Bộ, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Quản lý thị trường, Cục trưởng Cục
Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ;
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các Sở Công Thương;
- Lưu: VT, CT.
|
BỘ TRƯỞNG
Trần Tuấn Anh
|
ĐỀ ÁN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG
THEO PHƯƠNG THỨC ĐA CẤP GIAI ĐOẠN NĂM 2021 - 2025
(kèm theo Quyết định số: 2837/QĐ-BCT của Bộ trưởng Bộ Công Thương ngày 05
tháng 11 năm 2020)
A. SỰ CẦN THIẾT
CỦA ĐỀ ÁN
Trong những năm gần đây, công tác quản
lý nhà nước về hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp tại Việt Nam được đánh
giá đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Từ diễn biến phức tạp của hoạt động bán
hàng đa cấp gây nhiều tiêu cực cho vấn đề trật tự xã hội vào những năm 2016 trở
về trước, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan liên quan từ Trung ương tới địa
phương đã thực hiện hàng loạt các biện pháp quản lý mạnh mẽ và đồng bộ để hạn
chế nhiều tiêu cực của hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Về tổng thể,
đến nay hoạt động bán hàng đa cấp đã và đang từng bước ổn định, không còn các vụ
việc có hậu quả nghiêm trọng, doanh thu ngành tăng đều và các doanh nghiệp đã
có những đóng góp nhất định vào ngân sách của Nhà nước.
Một trong các biện pháp cụ thể của Bộ
Công Thương đã thực hiện gần đây và có được kết quả rất tích cực là việc ban
hành và phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai Đề án nâng cao hiệu quả
công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trong giai đoạn
năm 2018 - 2020 theo Quyết định số 1822/QĐ-BCT ngáy 25 tháng 5 năm 2018 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương (Đề án 2018-2020). Qua hai năm triển khai, các nhiệm vụ
thuộc Đề án 2018-2020 đã được thực hiện đồng bộ, hiệu quả, các mục tiêu đặt ra
hầu hết đã đạt được:
(i) Các văn bản quy phạm pháp luật điều
chỉnh lĩnh vực bán hàng đa cấp được xây dựng và ban hành đúng kế hoạch, tiến độ.
Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý hoạt động bán hàng đa cấp
ngày càng hoàn thiện. Quá trình xây dựng văn bản có sự phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan, đơn vị liên quan ở cấp Trung ương và địa phương;
(ii) Công tác tuyên truyền, phổ biến
kiến thức pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp được thực hiện đa dạng
và hiệu quả nhờ có thêm nguồn ngân sách chuyên môn;
(iii) Trình độ, năng lực của cán bộ,
công chức thực hiện công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương từng
bước được cải thiện thông qua các hoạt động đào tạo, tập huấn và qua việc trực
tiếp thực hiện các nhiệm vụ quản lý, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong
lĩnh vực bán hàng đa cấp;
(iv) Công tác thanh tra, kiểm tra, xử
lý vi phạm được triển khai đồng bộ, hiệu quả với sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất
các cơ quan quản lý ở từng cấp và giữa các cấp;
(v) Việc ứng dụng công nghệ thông tin
vào công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp ngày càng được đẩy mạnh, góp phần
rút ngắn thời gian, nâng cao hiệu quả quản lý, phù hợp với xu hướng phát triển
kinh tế xã hội.
Nhìn chung, hiệu quả công tác quản lý
hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trong thời gian qua đã được nâng
cao rõ rệt, các giải pháp quản lý được thực hiện một cách có trọng tâm trọng điểm,
với sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất giữa các cơ quan quản lý từ Trung ương đến
địa phương.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, do các điều
kiện quy định cho doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo phương thức đa cấp được
nâng cao và sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, hoạt động kinh
doanh đa cấp không phép và kinh doanh dịch vụ sử dụng mô hình trả thưởng đa cấp
như đầu tư tài chính, tiền ảo, dịch vụ giáo dục, đào tạo, đặc biệt là hoạt động
lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để thực hiện các hoạt động huy động tài
chính trái phép, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản… có xu hướng phát triển nhanh
chóng, len lỏi tới từng đơn vị dân cư và thu hút người dân ở mọi lứa tuổi tham
gia. Do vậy, công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trong thời gian tới gặp
rất nhiều những khó khăn và thử thách mới, cụ thể như sau:
- Thứ nhất, kinh doanh theo phương thức đa cấp có nhiều biểu hiện biến tướng phức
tạp, nên việc thực hiện rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy
phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp để điều
chỉnh cần được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục;
- Thứ hai, hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trái phép hoặc không có
phép đã lôi kéo, dụ dỗ một bộ phận không nhỏ người dân tham gia. Do đó, các cơ
quan quản lý cần có nhiều biện pháp tuyên truyền, phổ biến kiến thức, hiểu biết
về hoạt động bán hàng đa cấp để nâng cao nhận thức của người dân hiệu quả hơn;
- Thứ ba,
về nguồn nhân lực thực hiện quản lý hoạt động bán hàng đa cấp thường được giao
kiêm nhiệm cho một cán bộ, khi cán bộ này được thuyên chuyển công tác sang đơn
vị khác thì người thay thế thường phải tiếp cận lại từ đầu. Vì vậy, các hoạt động
đào tạo, tập huấn cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để đảm bảo
năng lực quản lý, giám sát của các cán bộ tại địa phương từ cấp tỉnh tới các cấp
hành chính thấp hơn. Ngoài ra, khi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan có
thay đổi, hoạt động phổ biến pháp luật, tập huấn cho cán bộ cũng cần được triển
khai để kịp thời cập nhật cho cán bộ từ Trung ương tới địa phương;
- Thứ tư,
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động bán hàng đa cấp dù đã
và đang từng bước được cải thiện nhưng vẫn cần được duy trì và nâng cấp liên tục,
hướng đến tối đa hóa việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tiết kiệm
thời gian và nguồn lực cho cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp. Việc vận hành
trang thông tin điện tử về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
cần được duy trì thường xuyên, liên tục, đảm bảo cung cấp thông tin và kết nối
dữ liệu giữa cơ quan quản lý ở Trung ương và địa phương. Việc tiếp nhận, giải
quyết thủ tục hành chính trực tuyến cũng cần đảm bảo tính liên tục và hướng đến
thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở mức độ cao hơn qua từng năm;
- Thứ năm, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm ở các địa phương được triển
khai đồng bộ nhưng vẫn còn ít, chưa bao quát toàn bộ các địa bàn của từng địa
phương. Việc xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh đa cấp vẫn chưa triệt để
và mức xử phạt chưa đủ sức răn đe để ngăn ngừa các hành vi tương tự.
Nhằm duy trì các kết quả đã đạt được
của Đề án 2018-2020, đồng thời xử lý những vấn đề do yêu cầu thực tế đã đặt ra,
Bộ Công Thương tiếp tục ban hành Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt
động kinh doanh theo phương thức đa cấp trong giai đoạn năm 2021-2025 (Đề án
2021-2025) để các cơ quan quản lý nhà nước liên quan, cơ quan truyền thông cùng
tham gia, phối hợp hành động nâng cao hiệu quả quản lý pháp luật kinh doanh
theo phương thức đa cấp.
B. MỤC TIÊU CỦA
ĐỀ ÁN
I. Mục tiêu chung
Đề án 2021-2025 được ban hành với mục
tiêu duy trì, phát huy các thành quả đã đạt được của Đề án 2018-2020 đồng thời
giải quyết được các vấn đề do yêu cầu từ thực tế hiện nay của công tác quản lý
nhà nước về kinh doanh theo phương thức đa cấp:
- Tăng cường sự phối hợp tích cực và
đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp: từ cấp Trung ương tới cấp tỉnh,
thành phố; từ cấp tỉnh, thành phố tới các cấp quận, huyện, thị xã và các cấp
đơn vị hành chính thấp hơn;
- Nâng cao toàn diện hiệu quả quản lý
nhà nước, đảm bảo môi trường hoạt động cho các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hợp
pháp, đồng thời ngăn ngừa và hạn chế tối đa các vi phạm, biểu hiện tiêu cực,
các thiệt hại của người dân trước các hoạt động kinh doanh đa cấp trái phép.
II. Mục tiêu cụ thể
Đề án 2021 - 2025 tiếp tục được triển
khai với các mục tiêu cụ thể như sau:
- Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý hoạt động kinh doanh theo
phương thức đa cấp phù hợp với yêu cầu thực tế và sự phát triển của ngành;
- Thứ hai, nâng cao toàn diện nhận thức của cộng đồng về pháp luật kinh doanh
theo phương thức đa cấp;
- Thứ ba,
cải tiến và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động kinh doanh
theo phương thức đa cấp;
- Thứ tư,
tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh
doanh theo phương thức đa cấp;
- Thứ năm, nâng cao năng lực của cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước
đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Thứ sáu, nâng cao trách nhiệm và vai trò của cơ quan quản lý tại mỗi địa phương
đặc biệt là Sở Công Thương trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo
phương thức đa cấp trên phạm vi địa bàn, cụ thể trong các hoạt động tuyên truyền
phổ biến pháp luật; hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm; hoạt động
đào tạo về nâng cao năng lực cán bộ quản lý tại cấp cơ sở.
C. NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP TRUNG ƯƠNG
I. Nhiệm vụ và
giải pháp
1. Hoàn thiện
khuôn khổ pháp lý điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh theo phương thức đa cấp
1.1. Nhiệm vụ
Cập nhật hoàn thiện các văn bản pháp
luật về bán hàng đa cấp phù hợp với yêu cầu thực tiễn của hoạt động kinh doanh
theo phương thức đa cấp. Xử lý nghiêm minh đối với hành vi bán hàng đa cấp trái
phép, đặc biệt đối với hành vi hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
không phép.
1.2. Giải pháp
- Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung
các quy định tại Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính
phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (Thời gian thực hiện:
năm 2021-2022);
- Sửa đổi quy định về xử lý vi phạm
pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp để đảm bảo tính
tương thích với quy định về nội dung và đảm bảo tính răn đe (Thời gian thực hiện:
năm 2021-2022);
- Sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế
Thông tư số 10/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một
số điều của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ về
quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (Thời gian thực hiện: năm
2021-2022);
- Nghiên cứu, đánh giá thực thi Điều 217a của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về
Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp và đề xuất sửa đổi bổ
sung nếu cần thiết (Thời gian thực hiện: năm 2023-2024).
2. Nâng cao
nhận thức của cộng đồng về pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh theo phương
thức đa cấp
2.1. Nhiệm vụ
- Nâng cao nhận thức hiểu biết pháp
luật của cộng đồng về bán hàng đa cấp, đặc biệt các hình thức biến tướng;
- Truyền thông đầy đủ, chính xác về
vai trò, hoạt động quản lý nhà nước, đặc biệt của Bộ Công Thương trong việc ổn
định thị trường bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận
đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp trong thời gian qua;
- Khẳng định hoạt động kinh doanh đa
cấp không phép, đa cấp trá hình như đầu tư tài chính, tiền ảo... là hành vi vi
phạm pháp luật có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự, trong đó đa số trường hợp
thuộc diện xử lý hình sự.
2.1. Giải pháp
- Tiến hành 02 khảo sát vào thời điểm
năm 2021 (năm đầu tiên thực hiện Đề án) và năm 2025 (năm kết thúc Đề án) để:
(i) đánh giá nhận thức của người dân về pháp luật kinh doanh theo phương thức
đa cấp; (ii) làm tiền đề để xây dựng các kế hoạch và nội dung hoạt động truyền
thông trong các năm tiếp theo; (iii) tạo cơ sở đánh giá kết quả việc thực hiện
các giải pháp tuyên truyền về pháp luật quản lý hoạt động kinh doanh theo
phương thức đa cấp trong Đề án của các Sở Công Thương.
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch
truyền thông về công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
(Thời gian thực hiện: hàng năm);
- Tổ chức tọa đàm trao đổi, thảo luận
để tuyên truyền phổ biến pháp luật bán hàng đa cấp, nhận biết các hành vi đa cấp
trái phép trên báo nói, báo hình (Thời gian thực hiện: hàng năm, 02 sự kiện/năm);
- Tổ chức cuộc thi “Giải pháp
tuyên truyền hiệu quả pháp luật bán hàng đa cấp tại địa phương” theo
hình thức video chuyên đề, phóng sự ghi nhận các biện pháp tuyên truyền đã thực
hiện hiệu quả tại các địa phương (Thời gian thực hiện: năm 2022 và năm 2024);
- Tổ chức cuộc thi xây dựng video
clip “Hiểu biết về bán hàng đa cấp bất chính” (Thời gian thực hiện:
năm 2023);
- Xây dựng và vận hành Fanpage
Facebook Thông tin quản lý bán hàng đa cấp (Thời gian thực hiện: năm 2021);
- Xây dựng và công bố công khai danh
sách các cá nhân, tổ chức, sản phẩm có dấu hiệu kinh doanh đa cấp trái phép
(bao gồm cảnh báo của các cơ quan liên quan về cơ quan quản lý tại địa phương)
(Thời gian thực hiện: thường xuyên);
- Xây dựng, phát triển, cập nhật Bộ
tiêu chí “Tự đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật kinh doanh theo phương thức
đa cấp và pháp luật liên quan khác” dành cho các đối tượng là doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đa cấp (Thời gian thực hiện: hàng năm).
3. Cải tiến
và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý và thực thi pháp luật bán
hàng đa cấp
3.1. Nhiệm vụ
Nâng cấp cơ sở hạ tầng về công nghệ
thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo
việc thực thi pháp luật bán hàng đa cấp được hiệu quả và toàn diện.
3.2. Giải pháp
- Nâng cấp, phát triển hệ thống công
nghệ thông tin và cơ sở dữ liệu về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp phục vụ
công tác theo dõi, phối hợp và cung cấp thông tin về thực thi pháp luật bán
hàng đa cấp từ Trung ương tới địa phương. (Thời gian thực hiện: hàng năm);
- Nâng cấp, phát triển, hoàn thiện và
tiếp tục vận hành ứng dụng điện thoại Thông tin quản lý bán hàng đa cấp tại Việt
Nam (Thời gian thực hiện: hàng năm);
- Vận hành và áp dụng thủ tục hành
chính cấp độ 4 đối với các thủ tục hành chính theo quy định pháp luật bán hàng đa
cấp (Thời gian thực hiện: năm 2021-2022).
4. Tăng cường
công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh theo
phương thức đa cấp
4.1. Nhiệm vụ
- Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm
minh hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Nâng cao trách nhiệm và vai trò thực
thi pháp luật của cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp;
- Phối hợp giữa các cơ quan liên quan
để triển khai công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về quản
lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
4.2. Giải pháp
- Thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm
tra theo kế hoạch (nếu có) và thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết đối với
các doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh theo
phương thức đa cấp (Thời gian thực hiện: hàng năm);
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát để phát hiện, xử lý kịp thời hoạt động kinh doanh theo phương thức
đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không
đúng nội dung giấy chứng nhận và chuyển hồ sơ xử lý hình sự đối với hành vi này
theo quy định của pháp luật hình sự (Thời gian thực hiện: hàng năm).
5. Nâng cao
năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
cho cán bộ ở Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
5.1. Nhiệm vụ
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực
cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương
thức đa cấp ở Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Tăng cường phối hợp chuyên môn,
nghiệp vụ giữa cơ quan trung ương và địa phương trong công tác quản lý hoạt động
bán hàng đa cấp để đảm bảo áp dụng đúng và thực thi thống nhất các quy định
pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp từ Trung ương
tới địa phương;
- Tổ chức đánh giá và khen thưởng đối
với các Sở Công Thương địa phương trong công tác quản lý nhà nước về bán hàng
đa cấp tại địa bàn.
5.2. Giải pháp
-Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng, tập huấn kiến thức, pháp luật, kỹ năng, trình độ cho cán bộ, công chức
thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức
đa cấp ở cấp ở Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Thời
gian thực hiện: hàng năm);
- Xây dựng và hoàn thiện sổ tay hướng
dẫn nghiệp vụ thu thập thông tin, kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh
theo phương thức đa cấp cho các cán bộ, công chức tại địa phương (Thời gian thực
hiện: năm 2021 và 2023);
- Thường xuyên phối hợp, trao đổi
thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương để kịp
thời nắm bắt, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác quản lý hoạt
động kinh doanh theo phương thức đa cấp (Thời gian thực hiện: hàng năm);
- Cử cán bộ, công chức tham gia các
khóa đào tạo, học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong quản lý hoạt động kinh doanh
theo phương thức đa cấp khi có điều kiện (Thời gian thực hiện: hàng năm);
- Tổ chức tổng kết, đánh giá và khen
thưởng các cơ quan quản lý tại địa phương đã giám sát và thực thi hiệu quả pháp
luật bán hàng đa cấp tại địa bàn (Thời gian thực hiện: năm 2025).
II. Phân công thực
hiện
Cơ quan chủ trì: Cục Cạnh tranh và Bảo
vệ người tiêu dùng
Cơ quan phối hợp trong Bộ Công
Thương: Vụ Pháp chế, Thanh tra Bộ Công Thương, Tổng Cục Quản lý thị trường; Cục
Thương mại Điện tử và Kinh tế số; Cục Xúc tiến thương mại; Vụ Kế hoạch; Trường
Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương; Văn phòng Bộ Công Thương; Tạp
Chí Công Thương; Báo Công Thương.
Cơ quan phối hợp ngoài Bộ Công
Thương: Bộ Công an (Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ
cao - A05; Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu -
C03); Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm); Bộ Tài chính (Tổng Cục thuế); Bộ Thông
tin và Truyền thông; Ủy ban Nhân dân các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương
(Sở Công Thương, Cơ quan Công an); Hiệp hội Bán hàng đa cấp Việt Nam; Các đơn vị
báo chí, truyền hình, truyền thông trong cả nước.
D. NHIỆM VỤ VÀ
GIẢI PHÁP CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CẤP ĐỊA PHƯƠNG
I. Nhiệm vụ và
giải pháp
1. Nâng cao
năng lực quản lý nhà nước hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp tại địa
phương cho cấp tỉnh và cấp quận, huyện, thị xã
1.1. Nhiệm vụ
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực
các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo
phương thức đa cấp ở cấp quận, thị xã, huyện trở xuống;
- Đảm bảo áp dụng đúng, thống nhất
các quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp tại
các địa bàn.
1.2. Giải pháp
- Ban hành và hoàn thiện quy chế phối
hợp giữa các cơ quan liên quan tại địa phương trong công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 56 Nghị định 40/2018/NĐ-CP trên tất cả các
địa phương trong cả nước.
- Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi
dưỡng, tập huấn kiến thức, pháp luật, kỹ năng, trình độ cho cán bộ, công chức
thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức
đa cấp ở cấp quận, thị xã, huyện trở xuống (Thời gian thực hiện: hàng năm);
- Thường xuyên phối hợp, trao đổi
thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương để kịp
thời nắm bắt, giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến công tác quản lý hoạt
động kinh doanh theo phương thức đa cấp (Thời gian thực hiện: hàng năm);
- Tổ chức phối hợp và thực hiện giám
sát việc tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp của các doanh
nghiệp không phép và có phép trong phạm vi địa phương (Thời gian thực hiện:
hàng năm).
2. Đẩy mạnh
tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật quản lý hoạt động
kinh doanh theo phương thức đa cấp tại địa phương
2.1. Nhiệm vụ
- Giúp người dân tại các địa phương
hiểu đúng về hoạt động bán hàng đa cấp, phân biệt các hoạt động bán hàng đa cấp
hợp pháp và bán hàng đa cấp trái pháp luật; Trách nhiệm, rủi ro pháp lý của các
cá nhân khi lôi kéo, dụ dỗ người thân tham gia các hoạt động bán hàng đa cấp
trá hình;
- Tăng cường cảnh báo về các trường hợp
kinh doanh đa cấp không phép, đa cấp trá hình nhằm hạn chế nguy cơ người dân
tham gia vào các hệ thống này.
2.2. Giải pháp
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, hội
thi, tọa đàm, buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc phát hành các ấn phẩm, tài liệu để
tuyên truyền cho người dân theo các đối tượng cụ thể như sinh viên, phụ nữ, người
cao tuổi... tại tất cả các đơn vị quận, huyện, thị xã xuống tới các đơn vị hành
chính nhỏ hơn về nội dung pháp luật bán hàng đa cấp và các hình thức lợi dụng
bán hàng đa cấp kinh doanh trái phép (Thời gian thực hiện: hàng năm);
- Xây dựng video chuyên đề, phóng sự
ghi nhận về các ý tưởng tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật bán hàng
đa cấp tại địa phương để tham gia cuộc thi “Giải pháp tuyên truyền hiệu
quả pháp luật bán hàng đa cấp tại địa phương” (Thời gian thực hiện: năm
2022 và năm 2024)
- Thiết lập kênh thông tin tiếp nhận
phản ánh, tố cáo, cung cấp thông tin về các hình thức đa cấp biến tướng tại địa
phương cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định (Thời gian thực hiện: hàng
năm);
- Sử dụng hiệu quả các phương tiện
thông tin đại chúng tại địa phương để cảnh báo thường xuyên các hiện tượng các
công ty đa cấp có dấu hiệu biến tướng, mở rộng phạm vi hoạt động tại các địa
phương để đề cao cảnh giác cho người dân, đặc biệt đối với các đối tượng là
sinh viên, người cao tuổi, người dân ở vùng nông thôn… (Thời gian thực hiện:
hàng năm).
3. Đẩy mạnh
công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh theo
phương thức đa cấp tại địa phương
3.1. Nhiệm vụ
- Phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm
minh hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
tại địa phương;
- Nâng cao trách nhiệm và vai trò thực
thi pháp luật của cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
tại mỗi địa bàn của địa phương;
- Phối hợp giữa các cơ quan liên quan
tại địa phương để triển khai công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp
luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.
3.2. Giải pháp
- Thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm
tra theo kế hoạch (nếu có) và thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết và có
yêu cầu phối hợp của các cơ quan liên quan đối với các doanh nghiệp đã được cấp
giấy chứng nhận đăng ký hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (Thời gian
thực hiện: hàng năm);
- Công khai thông tin kịp thời, chính
xác, khách quan về kết quả thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp tham
gia kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn quản lý (Thời gian thực hiện:
hàng năm);
- Tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm
soát các hội nghị, hội thảo, đào tạo về bán hàng đa cấp tổ chức tại địa phương
nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của doanh nghiệp, người tham
gia bán hàng đa cấp tại địa phương (Thời gian thực hiện: hàng năm);
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát để phát hiện, xử lý kịp thời hoạt động kinh doanh theo phương thức
đa cấp không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không
đúng nội dung giấy chứng nhận và chuyển hồ sơ xử lý hình sự đối với hành vi này
theo quy định của pháp luật hình sự (Thời gian thực hiện: hàng năm).
II. Phân công thực
hiện
- Cơ quan chủ trì: Sở Công Thương các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Cơ quan phối hợp trong phạm vi địa
phương: Các cơ quan liên quan lại địa phương theo phân công và quy chế phối hợp
giữa các cơ quan liên quan tại địa phương trong công tác thanh tra, kiểm tra,
giám sát hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trên địa bàn; Cục Quản lý
thị trường tại địa phương; Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thị
xã, Thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; Hội sinh viên, Hội Phụ nữ, Hội Người
cao tuổi của tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương; Hội nông dân, Hội cựu chiến
binh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Các đơn vị báo chí, truyền hình tại
địa phương.
- Cơ quan phối hợp tại Trung ương: Cục
Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Tổng Cục Quản lý thị trường.
E. THỰC HIỆN
I. Kinh phí
1. Nguồn kinh phí: Nguồn ngân sách nhà nước cấp từ kinh
phí chi thường xuyên; đóng góp của các tổ chức cá nhân; nguồn huy động tài trợ
hợp pháp theo quy định của pháp luật.
2. Nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí:
- Kinh phí thực hiện Đề án của Bộ Công Thương được
giao trong dự toán ngân sách hàng năm của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu
dùng.
- Kinh phí thực hiện Đề án của địa phương được giao
trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương.
- Việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện theo quy
định hiện hành.
3. Dự kiến kinh phí:
- Kinh phí thực hiện Đề án của Bộ Công Thương (Cục
Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng) là: 18,9 tỷ VNĐ.
- Kinh phí thực hiện Đề án của các địa phương do Sở
Công Thương xây dựng kế hoạch, tổng hợp vào dự toán chi ngân sách nhà nước hàng
năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
II. Tổ chức thực hiện
1. Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng:
- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị được phân công
để triển khai thực hiện Nhiệm vụ và Giải pháp của Cơ quan quản lý cấp Trung
ương tại Mục C của Đề án này.
- Theo dõi, đôn đốc và đánh giá kết quả các cơ
quan, đơn vị triển khai thực hiện Đề án này, tổng hợp tình hình báo cáo Lãnh đạo
Bộ.
2. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành của địa phương tiếp tục
tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố xây dựng kế hoạch và kinh phí thực
hiện Nhiệm vụ và Giải pháp của Cơ quan quản lý cấp địa phương tại Mục D
của Đề án này tại địa phương.
3. Sở Công Thương các địa phương thực hiện báo cáo
về tình hình triển khai Nhiệm vụ và Giải pháp của Cơ quan quản lý cấp địa
phương tại Mục D của Đề án này về Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng
(định kỳ 01 năm/lần vào trước ngày 28 tháng 01 hàng năm) để tổng hợp báo cáo
Lãnh đạo Bộ Công Thương./.
PHỤ LỤC
DỰ TOÁN CHI PHÍ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỦA CƠ
QUAN QUẢN LÝ CẤP TRUNG ƯƠNG TẠI MỤC C CỦA ĐỀ ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO PHƯƠNG THỨC ĐA CẤP GIAI ĐOẠN NĂM
2021-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2837/QĐ-BCT ngày 05 tháng 11 năm 2020 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương về việc ban hành Đề án nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nước trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp giai đoạn năm 2021
- 2025)
Đơn vị tính: triệu
đồng
TT
|
Nội dung
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
Tổng
|
1
|
Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý điều chỉnh lĩnh vực
kinh doanh theo phương thức đa cấp
|
125
|
125
|
-
|
-
|
-
|
250
|
1
|
Rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định
40/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2018 về quản lý hoạt động kinh doanh theo
phương thức đa cấp
|
50
|
50
|
-
|
-
|
-
|
100
|
2
|
Sửa đổi, bổ sung quy định về xử lý vi phạm
pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
|
50
|
50
|
-
|
-
|
-
|
100
|
3
|
Sửa đổi, bổ sung Thông tư 10/2018/TT-BCT
ngày 24 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định
40/2018/NĐ-CP
|
25
|
25
|
-
|
-
|
-
|
50
|
II
|
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về pháp luật quản
lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
|
2,620
|
1,620
|
1,920
|
1,720
|
2,520
|
10,400
|
1
|
Thực hiện 01 khảo sát đánh giá nhận thức cộng
đồng về pháp luật kinh doanh theo phương thức đa cấp
|
800
|
-
|
-
|
-
|
800
|
1,600
|
2
|
Xây dựng và triển khai Kế hoạch truyền
thông về công tác quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp (thực
hiện hàng năm)
|
820
|
820
|
820
|
820
|
820
|
4,100
|
2.1.
|
Triển khai dịch vụ đăng tin, quảng bá nhằm nâng
cao nhận thức của cộng đồng về nhận diện các hành vi bán hàng đa cấp biến tướng/bất
chính (12 tháng/năm)
|
200
|
200
|
200
|
200
|
200
|
1,000
|
2.2.
|
Thiết kế, in ấn Báo cáo ngành bán hàng đa cấp
Việt Nam hàng năm
|
120
|
120
|
120
|
120
|
120
|
600
|
2.3.
|
Tổ chức 03 hội nghị tổng kết quản lý hoạt động
BHĐC và công bố báo cáo ngành BHĐC Việt Nam hàng năm (3 miền)
|
500
|
500
|
500
|
500
|
500
|
2,500
|
3
|
Tổ chức 01 cuộc thi “Giải pháp tuyên truyền
hiệu quả pháp luật quản lý hoạt động bán hàng đa cấp tại địa phương” theo
hình thức video chuyên đề, phóng sự ghi nhận các biện pháp tuyên truyền đã thực
hiện hiệu quả tại các địa phương trên toàn quốc
|
-
|
200
|
-
|
200
|
-
|
400
|
4
|
Tổ chức 01 cuộc thi xây dựng video clip “Hiểu
biết về bán hàng đa cấp bất chính”
|
-
|
-
|
200
|
-
|
-
|
200
|
5
|
Xây dựng và phát triển 01 bộ tiêu chí để
doanh nghiệp bán hàng đa cấp tự đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật
|
600
|
200
|
500
|
300
|
500
|
2,100
|
5.1.
|
Hội nghị lấy ý kiến, sửa đổi, bổ sung Bộ tiêu
chí “Tự đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật kinh doanh theo phương thức đa cấp
và pháp luật liên quan khác”
|
100
|
100
|
100
|
100
|
100
|
500
|
5.2.
|
Hội nghị Tổng kết, đánh giá hiệu quả Bộ tiêu
chí “Tự đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật kinh doanh theo phương thức đa cấp
và pháp luật liên quan khác”
|
-
|
-
|
200
|
-
|
200
|
400
|
5.3.
|
Xây dựng, cập nhật và phát triển Hệ thống công
nghệ thông tin phục vụ việc tự đánh giá, tự chấm điểm theo Bộ tiêu chí “Tự
đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật kinh doanh theo phương thức đa cấp và pháp
luật liên quan khác”
|
500
|
100
|
200
|
200
|
200
|
1,200
|
6
|
Thuê dịch vụ tổ chức 02 tọa đàm trao đổi,
thảo luận để tuyên truyền phổ biến pháp luật bán hàng đa cấp, nhận biết các
hành vi đa cấp trái phép trên báo nói, báo hình
|
400
|
400
|
400
|
400
|
400
|
2,000
|
III
|
Cải tiến và ứng dụng công nghệ thông tin trong
việc quản lý và thực thi pháp luật bán hàng đa cấp
|
3,150
|
850
|
700
|
650
|
700
|
6,050
|
1
|
Nâng cấp, phát triển hệ thống công nghệ thông
tin và cơ sở dữ liệu về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp phục vụ công tác
theo dõi, phối hợp và cung cấp thông tin về thực thi pháp luật bán hàng đa cấp
từ Trung ương tới địa phương
|
2,500
|
500
|
500
|
500
|
500
|
4,500
|
2
|
Nâng cấp, phát triển, hoàn thiện và tiếp tục
vận hành ứng dụng điện thoại Thông tin quản lý bán hàng đa cấp tại Việt Nam
|
300
|
150
|
200
|
150
|
200
|
1,000
|
3
|
Vận hành và áp dụng thủ tục hành chính cấp độ
3, cấp độ 4 đối với các thủ tục hành chính theo quy định pháp luật bán hàng
đa cấp
|
350
|
200
|
-
|
-
|
-
|
550
|
3.1
|
Tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến, hướng
dẫn cộng đồng doanh nghiệp bán hàng đa cấp áp dụng thủ tục hành chính cấp độ
3, 4
|
250
|
-
|
-
|
-
|
-
|
250
|
3.2.
|
Thực hiện khảo sát đánh giá mức độ hiệu quả của
việc áp dụng thủ tục hành chính cấp độ 3, 4 đối với cộng đồng doanh nghiệp
bán hàng đa cấp
|
100
|
-
|
-
|
-
|
-
|
100
|
3.3.
|
Tổ chức hội nghị tổng kết việc áp dụng thủ tục
hành chính cấp độ 3, cấp độ 4
|
-
|
200
|
-
|
-
|
-
|
200
|
IV
|
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với hoạt
động kinh doanh theo phương thức đa cấp cho cán bộ ở Trung ương và cấp tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương
|
400
|
300
|
400
|
300
|
800
|
2,200
|
1
|
Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập
huấn kiến thức, pháp luật, kỹ năng, trình độ cho cán bộ, công chức thực hiện
công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
ở cấp ở Trung ương về cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
|
300
|
300
|
300
|
300
|
300
|
1,500
|
2
|
Xây dựng và hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn nghiệp
vụ thu thập thông tin, kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh theo
phương thức đa cấp cho các cán bộ, công chức tại địa phương
|
100
|
-
|
100
|
-
|
-
|
200
|
3
|
Tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực
hiện Đề án giai đoạn 2021-2025 và khen thưởng các cơ quan quản lý tại địa
phương đã giám sát và thực thi hiệu quả pháp luật bán hàng đa cấp tại địa bàn
(3 miền)
|
-
|
-
|
-
|
-
|
500
|
500
|
Tổng
|
6,295
|
2,895
|
3,020
|
2,670
|
4,020
|
18,900
|