Quyết định 281/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 281/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/02/2014
Ngày có hiệu lực 25/02/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Huỳnh Thế Năng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 281/QĐ-UBND

An Giang, ngày 25 tháng 02 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH VÙNG SẢN XUẤT LÚA ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số Điều Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của UBND tỉnh An Giang về Ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình s68/TTr-SKHĐT ngày 20/02/2014 và Tờ trình số 18/TTr-SNN&;PTNT, ngày 14/02/2014 của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung như sau:

I. Quan điểm chung:

1. Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/6/2012 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2030, UBND tỉnh An Giang ban hành kế hoạch cụ thể phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang 2020 và tm nhìn đến năm 2030. Theo đó, cơ bản đến năm 2020 hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn, nâng cao năng suất và phẩm chất, tăng thu nhập cho nông dân.

2. Quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, theo hướng sản xuất hàng hóa. Phát huy nội lực và sử dụng tốt mọi nguồn lực, khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển nông nghiệp theo hướng xuất khẩu, sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm. Điều chỉnh quy hoạch sản xuất nông nghiệp phù hợp với nhu cầu và khả năng tiêu thụ, tăng năng suất đi đôi với nâng cao chất lượng.

3. Xây dựng những chính sách đồng bộ, gắn kết chặt chẽ nghiên cứu với triển khai ứng dụng thực tế. Chú trọng công tác thị trường, sản xuất đáp ứng yêu cầu thị trường; Xây dựng mối quan hệ sản xuất tiên tiến trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

4. Làm cơ sở để triển khai chi tiết Quy hoạch vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo xu hướng được phép bổ sung, điều chỉnh theo định kỳ hàng năm nếu có phát sinh.

II. Mục tiêu:

1. Mục tiêu tng quát:

a) Phát triển và ứng dụng rộng rãi, hiệu quả các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất lúa, liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh; đồng thời đảm bảo an ninh lương thực và tăng thu nhập cho nông dân. Khai thác tiềm năng, lợi thế về đất đai và điều kiện tự nhiên trong việc sản xuất lúa.

b) Phát triển sản xuất lúa theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người sản xuất góp phần xóa đói giảm nghèo. Nâng cao kiến thức, kỹ năng (quản lý) thay đổi tập quán canh tác của nông dân góp phần giúp nông dân vững tin trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Ứng dụng tổng hợp các tiến bộ kỹ thuật theo hướng công nghệ cao trong sản xuất lúa đđến năm 2020:

- Tăng năng suất 0,3 - 0,4 tấn/ha so với không ứng dụng công nghệ cao;

- Giảm giá thành sản xuất từ 15 - 20 % so với không tham gia mô hình;

- Nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu;

- Mỗi huyện hình thành ít nhất 01 - 03 vùng sản xuất lúa ứng dụng tiến bộ kỹ thuật theo hướng công nghệ cao với quy mô tập trung: 80-100ha/vùng, liên kết 4 nhà góp phần giải quyết hạ giá thành sản xuất, bảo đảm đầu ra ổn định.

b) Định hướng đến năm 2030 mỗi huyện có khoảng 3-5 vùng sản xuất lúa theo hướng công nghệ cao với quy mô tập trung: 100 - 200 ha, bảo đảm đu ra ổn định.

III. Định hướng phát triển vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030:

Để đáp ứng yêu cầu mục tiêu đề ra cần xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa ln, hướng về xuất khẩu, có năng suất n định, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đầu tư tập trung, tăng cường liên kết giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong chuỗi giá trị. Tại các vùng sản xuất chuyên canh lúa, phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển các cụm trọng điểm (kho, bãi, nơi sơ chế sản phẩm).

Ở mỗi vùng quy hoạch, có các tổ hợp tác liên kết nông nghiệp, tổ sản xuất giống nguyên chủng và xác nhận, cơ sở thu mua và sơ chế biến nông sản, đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp, văn phòng tư vấn dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp,... áp dụng công nghệ, tiêu chuẩn tiên tiến, khép kín xử lý chất thải như rơm, tru đtái tạo năng lượng phục vụ cho sản xuất thông qua các hình thức kết hợp trồng nm rơm, sử dụng nấm trichoderma xử lý rơm rạ và ủ rơm thành dạng phân hữu cơ, ép trấu dạng than, sử dụng trấu sấy lúa,... Xung quanh các tổ, cơ sở này là các vùng cung cấp nguyên liệu đồng bộ sản xuất 1 - 3 loại giống lúa, liên kết bng hợp đng với công ty, doanh nghiệp để đảm bảo đầu ra, cho sản phẩm đồng thời đáp ứng được nhu cầu thị trường.

[...]