Quyết định 2768/QĐ-UBND.NC năm 2007 phê duyệt Đề án “Củng cố khu vực phòng thủ, tăng cường Quốc phòng, An ninh, góp phần phát triển kinh tế-xã hội miền Tây Nghệ An đến năm 2010 và những năm tiếp theo” do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành

Số hiệu 2768/QĐ-UBND.NC
Ngày ban hành 02/08/2007
Ngày có hiệu lực 02/08/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nghệ An
Người ký Nguyễn Văn Hành
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
*****

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*******

Số: 2768/QĐ-UBND.NC

Vinh, ngày 02 tháng 08 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CỦNG CỐ KHU VỰC PHÒNG THỦ, TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH, GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI MIỀN TÂY NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị về “Phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du miền núi Bắc Bộ”;
Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 07/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Bắc và tuyến biên giới Việt - Lào trong tình hình mới”;
Căn cứ Quyết định số 147/2005/TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An;
Căn cứ vào Kế hoạch số 309/KH-UBND.TH ngày 05/10/2006 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;
Xét đề nghị của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tại Công văn số 232/CV-BCHBP ngày 10/07/2007
,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án: “Củng cố khu vực phòng thủ, tăng cường Quốc phòng, An ninh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An đến năm 2010 và những năm tiếp theo” (có đề án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký;

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo thực hiện Quyết định 147, các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hành

 

CỦNG CỐ KHU VỰC PHÒNG THỦ, TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG, AN NINH, GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN TÂY - NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2010 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2768/QĐ-UBND.NC ngày 02/08/2007 của UBND tỉnh Nghệ An)

I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH MIỀN TÂY NGHỆ AN

1. Tình hình cơ bản:

Miền Tây Nghệ An gồm 10 huyện miền núi, có diện tích rộng lớn chiếm 84% diện tích toàn tỉnh, dân số trên 1,4 triệu người chiếm 48% dân số toàn tỉnh, đồng bào dân tộc thiểu số có hơn 41 vạn người, có tuyến biên giới đất liền giáp với CHDCND Lào dài 419 km, có 6 huyện biên giới (Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn, Con Cuông, Anh Sơn, Thanh Chương) với 27 xã, 6 dân tộc (Mông, Thái, Thổ, Khơ mú, Đan Lai, Poọng); tiếp giáp với 3 tỉnh (Bô ly khăm xay, Xiêng Khoảng, Hủa Phăn) của nước CHDCND Lào, có cửa khẩu Quốc tế Nậm Cắn và cửa khẩu Quốc gia Thanh Thuỷ, Quốc lộ 7, 46, 48 và đường Hồ Chí Minh. Miền Tây Nghệ An là khu vực có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế, nhất là về đất đai, tài nguyên rừng, khai khoáng, du lịch sinh thái và kinh tế cửa khẩu..., đồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếu, có vị trí quan trọng cả về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại.

- Về thuận lợi: Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có truyền thống cách mạng, miền Tây Nghệ An có cảnh quan thiên nhiên đa dạng sinh học (Khu vườn Quốc gia Pù Mát), khoáng sản phong phú, như: quặng sắt, thiếc, woifram ở Quế Phong, đá màu, thiếc ở Quỳ Hợp có chất lượng cao, nhiều mỏ đá chất lượng tốt để khai thác phục vụ xuất khẩu và cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất vật liệu xây dựng (xi măng, đá ốp lát...). Những năm qua trên địa bàn miền Tây đã và đang xây dựng nhiều dự án trọng điểm, như nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ, Bản Cốc, công trình thuỷ lợi kết hợp thuỷ điện Bản Mồng, các tuyến đường giao thông quốc phòng (đường vành đai Biên giới), đường tuần tra Biên giới. Đặc biệt sau Đại hội Đảng, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, mặt trận và các Đoàn thể quần chúng ở cơ sở được kiện toàn, củng cố; vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của chính quyền được phát huy, cùng với việc triển khai thực hiện các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn đang phát huy hiệu quả. Kinh tế vùng miền Tây có bước phát triển khá và tương đối toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; về văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được nâng lên; hạ tầng kỹ thuật có chuyển biến tích cực; Quốc phòng - an ninh được giữ vững, an ninh trật tự được đảm bảo.

- Về khó khăn: Điều kiện địa lý tự nhiên rừng núi hiểm trở, sông, suối chia cắt, cơ sở hạ tầng chưa phát triển; công trình phúc lợi công cộng còn thiếu, nền kinh tế chủ yếu là thuần nông, năng suất một số cây trồng, vật nuôi còn thấp; chuyển dịch cơ cấu chậm, sản xuất còn mang tính tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hoá chưa phát triển. Các ngành công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ phát triển chậm; khí hậu miền Tây hình thành nhiều tiểu khu vực, thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt, hạn hán đe doạ, cơ sở vật chất còn thấp kém, đường giao thông đến các trung tâm xã vùng cao chỉ đi được một mùa, các tuyến giao thông liên xã, liên bản chưa có; dân cư phân bố trên diện rộng: có 80 xã đặc biệt khó khăn, 27 xã Biên giới, nhân dân chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, có đời sống dân sinh và trình độ dân trí thấp, chất lượng y tế, giáo dục còn hạn chế, tỷ lệ đói nghèo cao (chiếm 53% theo tiêu chuẩn mới). Đội ngũ cán bộ vừa thiếu lại vừa yếu, còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại, một số cán bộ thoái hoá biến chất, làm ảnh hưởng và làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân. Việc huy động nội lực để phát triển sản xuất gặp rất nhiều khó khăn; đặc biệt nhân dân 2 bên biên giới có mối quan hệ dân tộc, thân tộc, dòng họ lâu đời, nhưng nhận thức về đường biên - mốc giới, ý thức quốc gia - quốc giới, lãnh thổ của nhân dân còn hạn chế. Tranh chấp đất đai có nơi còn bức xúc; các hoạt động buôn bán sử dụng chất ma tuý, tái trồng cây thuốc phiện, buôn bán vũ khí, di, dịch cư trái phép và tệ nạn xã hội, hủ tục mê tín dị đoan còn có nguy cơ phát triển.

2. Dự báo tình hình:

Thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục phát triển theo xu hướng hoà bình, hợp tác và phát triển. Nước ta chính thức trở thành thành viên WTO, sẽ mang lại nhiều cơ hội cho Việt Nam, song cũng có nhiều thách thức; tình hình KT-XH tỉnh Nghệ An tiếp tục phát triển, chính trị ổn định, QP-AN được củng cố và giữ vững. Tuy nhiên, chủ quyền - an ninh, trật tự trên tuyến Biên giới nói riêng và khu vực miền Tây Nghệ An nói chung đang tiềm ẩn những diễn biến phức tạp:

a) Đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch, lợi dụng các vấn đề tự do dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo đang tiếp tục ráo riết thực hiện đẩy nhanh âm mưu “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ đối với cách mạng Việt Nam - Lào bằng nhiều phương thức, thủ đoạn, trên tất cả các lĩnh vực (kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao). Tăng cường hoạt động tình báo, gián điệp, hoạt động vũ trang, khủng bố, bắt cóc, ly khai, ly gián, phân hoá nội bộ, thành lập các tổ chức phản động, lực lượng vũ trang đối lập, tạo ra nhiều điểm nóng với chiêu bài vu khống Lào, Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, dân tộc, nhằm tạo cớ can thiệp.

b) Thực hiện âm mưu kích động, lôi kéo số người Mông ở Việt Nam di cư, kết hợp đẩy đuổi số người Mông ở trại tị nạn Thái Lan trở về Lào và tổ chức cho số dân trong vùng phỉ trá hàng để thực hiện chiến lược “1 vùng 2 lực lượng”; thành lập “§ảng chấp chính Lào” (Đảng Cộng sản người Mông). Từng bước Quốc tế hoá vấn đề người Mông và tin lành hoá người dân tộc thiểu số ở khu vực xung yếu và khu vực biên giới nhất là vùng dân tộc Mông để tiến tới thành lập “Vương quốc Mông tự trị”, kết hợp lôi kéo quần chúng lạc hậu nổi dậy gây bạo loạn với vũ trang, có sự ủng hộ của Mỹ và các thế lực thù địch can thiệp gây bạo loạn lật đổ chính quyền cách mạng Lào, gây sức ép đối với Việt Nam từ phía tây.

c) Hoạt động xâm nhập, vượt biên qua biên giới của địch và các loại đối tượng sẽ gia tăng nhất là tội phạm ma tuý, buôn bán vũ khí, truyền đạo Tin lành và buôn lậu với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, sẵn sàng chống trả quyết liệt các lực lượng thi hành nhiệm vụ.

d) Bọn phản động lợi dụng tôn giáo tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chống đối, có nhiều hoạt động nhằm thu hút phát triển tín đồ, chủ trương đẩy nhanh phát triển đạo Tin lành trong đồng bào các dân tộc để tập hợp quần chúng trở thành lực lượng chính trị đối trọng với chính quyền dưới chiêu bài “tự do tôn giáo”.

e) Kinh tế phát triển không đồng đều, khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền sẽ tạo ra những phức tạp trong đời sống xã hội; các tệ nạn như: trộm cắp, cờ bạc, mại dâm, an ninh trật tự thôn, bản đang là những khó khăn cần phải quan tâm giải quyết trong những năm tới.

1. Mục tiêu tổng quát:

Củng cố thế trận quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biên giới Quốc gia, đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội miền Tây Nghệ An, nâng cao đời sống nhân dân.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Củng cố khu vực phòng thủ, xây dựng phòng tuyến an ninh vững chắc, tiếp tục xây dựng cụm tuyến an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống. Bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia, bảo vệ Đảng, chế độ XHCN, bảo vệ nhân dân; tạo thế chủ động chiến lược, ngăn chặn, làm thất bại âm mưu hoạt động “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn miền Tây tỉnh Nghệ An.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ