Quyết định 2715/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án khuyến nông trọng điểm tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 2715/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/12/2015
Ngày có hiệu lực 16/12/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Văn Quang
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
HÒA BÌNH

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2715/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 16 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN KHUYẾN NÔNG TRỌNG ĐIỂM TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân, y ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về Khuyến nông;

Căn cứ Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1258/QĐ-BNN-KHCN, ngày 04 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phê duyệt Chương trình khuyến nông trọng điểm giai đoạn 2013-2020;

Căn cứ Quyết định số 1604/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của y ban nhân dân tỉnh Hòa Bình phê duyệt Đán tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 807/TTr-SNN ngày 25/11/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án khuyến nông trọng điểm tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020 (Đề án chi tiết đính kèm).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tham mưu chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Đề án khuyến nông trọng điểm tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020;

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- UBMT Tổ quốc VN tỉnh;
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh;
- Chtịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- Hội Phụ nữ tỉnh;
- Các S, ban, ngành;
- Chánh, Phó VPUBND tỉnh;
- Lưu: VT, TCTM, THKH, NNTN (BD100).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn
Quang

 

ĐỀ ÁN

KHUYẾN NÔNG TRỌNG ĐIỂM TỈNH HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 – 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định s: 2715/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2015 của y ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)

Phần mở đầu

SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ

I. Sự cần thiết

Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, có diện tích tự nhiên 466 nghìn ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp trên 64 nghìn ha chiếm 14% diện tích. Với vị trí cửa ngõ của vùng Tây Bắc giáp ranh thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng, nhiều vùng sinh thái ưu thế, đa dạng về cây trồng, vật nuôi là những lợi thế để phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Sau gần 25 năm tái lập tỉnh (1991-2015), nông nghiệp Hòa Bình có bước tiến vượt bậc. Năng suất lúa tăng 2,92 lần, sản lượng thóc tăng gần 2,45 lần; Năng suất ngô tăng 4,8 lần, sản lượng tăng 15,9 lần; đàn trâu, bò tăng 1,3 lần; đàn lợn tăng 1,68 lần; sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt tăng 9,52 lần; diện tích trồng rừng mới đạt trung bình 7-9 ngàn ha/năm.... Trong giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng GRDP ngành trung bình 4,06%/năm, chiếm 19,4% cơ cấu kinh tế của tỉnh; sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, năng sut, sản lượng và chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất ngày càng được nâng cao; bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chủ lực tập trung theo quy hoạch như vùng sản xuất cam; bưởi; nhãn; mía tím; rau an toàn; chăn nuôi gia cầm; nuôi trồng thủy sản....; mô hình liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi giá trị được phát triển; kết cấu hạ tầng phục vụ sản được củng c, tăng cường; khoa học, công nghệ áp dụng rộng rãi trong sản xuất; cơ giới hóa phát trin nhanh trong sản xut, bảo quản, chế biến. Sản xuất nông nghiệp đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội và ổn định an ninh chính trị của tỉnh. Thành tựu đó có sự đóng góp tích cực của công tác khuyến nông, đặc biệt là thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Để đáp ứng nhu cầu người sản xuất, thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trgia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020; phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp khuyến nông trọng tâm, dài hạn làm căn cứ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các dự án khuyến nông hàng năm trên địa bàn tỉnh. Do vậy việc ban hành và thực hiện Đề án khuyến nông trọng điểm trong giai đoạn 2016-2020 có ý nghĩa thực tế và cấp thiết.

II. Những căn cứ pháp lý

- Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;

- Thông tư liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của liên Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp đối với hoạt động khuyến nông; và Thông tư số 15/2013/TT-BNN ngày 26/02/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về khuyến nông;

- Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020;

[...]