ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
07/2013/QĐ-UBND
|
Hòa
Bình, ngày 26 tháng 02 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH NỘI DUNG CHI, MỨC HỖ TRỢ KINH PHÍ TỪ NGUỒN
NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003; Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004; Luật Ngân sách Nhà nước
số 01/2012/QH11 ngày 16/12/2002;
Căn cứ Nghị định số
60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật Ngân sách nhà nước; Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của
Chính phủ về khuyến nông;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
183/2010/TTLT-BTC-BNN ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp
đối với hoạt động khuyến nông;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Tài chính tại Tờ trình số 04/STC-TCHCSN ngày 14/01/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này quy định nội dung chi, mức
hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương cho các hoạt động khuyến nông
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ
ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở:
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Tỉnh
|
QUY ĐỊNH
NỘI DUNG CHI, MỨC HỖ TRỢ KINH PHÍ TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA
PHƯƠNG CHO CÁC HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 07/2013/QĐ-UBND ngày 26/02/2013 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi áp dụng
Quy định này Quy định cụ thể về
nội dung chi, mức hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương cho các hoạt động
khuyến nông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Các nội dung chi và mức hỗ trợ
khác không nêu tại quy định này được thực hiện theo quy định hiện hành của nhà
nước.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
1. Người sản xuất: Nông dân sản
xuất nhỏ, nông dân sản xuất hàng hóa, nông dân thuộc diện hộ nghèo; chủ trang
trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã; công nhân nông, lâm trường; doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
2. Tổ chức khuyến nông trong nước
và nước ngoài thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh Hòa
Bình để phát triển sản xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực quy định tại Điều 1
Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ.
3. Người hoạt động khuyến nông
tham gia thực hiện các hoạt động hỗ trợ nông dân tỉnh Hòa Bình để phát triển sản
xuất kinh doanh thuộc các lĩnh vực quy định tại Điều 1 Nghị định số
02/2010/NĐ-CP ngày 8/01/2010 của Chính phủ.
4. Cơ quan có chức năng quản lý
nhà nước về khuyến nông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Chương II
NỘI DUNG CHI, MỨC HỖ TRỢ
HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG
Điều 3.
Chi tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo
1. Nội dung chi
Chi in ấn tài liệu, giáo trình
trực tiếp phục vụ lớp học; văn phòng phẩm; nước uống; thuê phương tiện, hội trường,
trang thiết bị phục vụ lớp học; vật tư thực hành lớp học (nếu có); chi bồi dưỡng
cho giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật, chi tiền đi lại, tiền
ở (nếu có); chi cho học viên: Hỗ trợ tiền ăn, đi lại, tiền ở (nếu có); chi
khác: Khai giảng, bế giảng, in chứng chỉ, tiền y tế cho lớp học, khen thưởng.
2. Mức hỗ trợ
a) Đối với người sản xuất
- Nông dân sản xuất nhỏ, nông
dân thuộc diện hộ nghèo
+ Hỗ trợ 100% chi phí tài liệu học;
+ Hỗ trợ tiền ăn tối đa không
quá 55.000 đồng/người/ngày thực học đối với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại
tỉnh; không quá 40.000 đồng/người/ngày thực học đối với các lớp tập huấn, đào tạo
tổ chức tại các huyện, thành phố; không quá 20.000 đồng/người/ngày thực học đối
với các lớp tập huấn, đào tạo tổ chức tại xã, phường, thị trấn;
+ Hỗ trợ 01 lần tiền đi lại (cả
đi và về) theo giá giao thông công cộng do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định cho
người học ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên; đối với nơi không có phương tiện
giao thông công cộng được thanh toán theo mức tối đa không quá 80.000 đồng/người/khóa
học;
+ Chỗ ở cho người học: Đơn vị tổ
chức bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo có trách nhiệm bố trí chỗ ở cho các học viên
thì được hỗ trợ chi phí dịch vụ: Điện, nước và các chi phí khác (nếu có); trường
hợp thuê chỗ ở cho học viên thì được hỗ trợ không quá 95.000 đồng/người/tối.
- Nông dân sản xuất hàng hóa, chủ
trang trại, xã viên tổ hợp tác và hợp tác xã, công nhân nông, lâm trường:
+ Hỗ trợ 80% chi phí tài liệu học;
+ Hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại tối
đa không quá 40% theo mức quy định tại tiết a (Nông dân sản xuất nhỏ, nông
dân thuộc diện hộ nghèo), khoản 2, Điều 3 quy định này;
+ Đối với chỗ ở cho người học:
Đơn vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho các học viên thì được hỗ trợ chi phí dịch
vụ: Chi phí điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp thuê chỗ ở cho học
viên thì được hỗ trợ 40% nhưng không quá 50.000 đồng/người/tối;
+ Doanh nghiệp vừa và nhỏ trực
tiếp hoạt động trong các lĩnh vực khuyến nông được hỗ trợ 40% chi phí tài liệu
học khi tham dự đào tạo.
b) Đối với người tham gia bồi dưỡng,
tập huấn và đào tạo hoạt động khuyến nông
- Người hưởng lương từ ngân sách
nhà nước: Hỗ trợ 80% chi phí tài liệu học;
- Đối với chỗ ở cho người học: Đơn
vị tổ chức đào tạo bố trí chỗ ở cho các học viên thì được hỗ trợ chi phí dịch vụ:
Điện, nước, chi phí khác (nếu có); trường hợp thuê chỗ ở cho học viên được hỗ
trợ chi phí nhưng không quá 95.000 đồng/người/tối;
- Người không hưởng lương từ
ngân sách nhà nước: Hỗ trợ 80% chi phí tài liệu học; hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại,
chỗ ở cho người học theo mức quy định tại điểm a (Nông dân sản xuất nhỏ,
nông dân thuộc diện hộ nghèo), khoản 2, Điều 3 quy định này;
c) Chi bồi dưỡng giảng viên
- Chi bồi dưỡng giảng viên đối với
các cuộc hội thảo, bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực nghiệp vụ cho
đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến nông viên và cộng tác viên khuyến nông theo
mức chi quy định tại Thông tư 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ Tài chính
và các quy định hiện hành;
- Chi bồi dưỡng giảng viên đối với
các cuộc hội thảo, bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo cho người sản xuất, người hoạt
động khuyến nông (trừ các đối tượng nêu trên) theo mức chi quy định tại Quyết định
số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đào tạo
nghề cho lao động nông thôn đến 2020”.
Điều 4. Chi
xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ
1. Mô hình và số điểm trình diễn
Một mô hình có từ 2 - 5 điểm
trình diễn. Mỗi điểm trình diễn thực hiện tối đa 2 lần đối với chu kỳ mô hình 6
tháng trở xuống; 1 lần đối với chu kỳ mô hình trên 6 tháng, nhưng tối đa không
quá thời gian thực hiện dự án;
Mô hình trình diễn về cơ giới
hóa nông nghiệp, bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn: Ứng dụng máy móc,
công cụ, thiết bị được thực hiện tối đa 3 mô hình/năm.
a) Mô hình sản xuất nông nghiệp
trình diễn
Thời gian triển khai:
- Trồng trọt: Cây hàng năm, sản
xuất giống thời gian theo chu kỳ sản xuất cây trồng; cây ăn quả, cây công nghiệp
dài ngày thời gian 04 năm (riêng cây thanh long là 03 năm, cây gấc 02 năm, cây
chuối 01 năm); cây lâm nghiệp, cây dược liệu thời gian 3 năm;
- Chăn nuôi, thủy sản: Theo chu
kỳ sản xuất chăn nuôi, thủy sản.
b) Mô hình cơ giới hóa nông nghiệp,
bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn, gồm: Các máy móc, công cụ sản xuất;
thiết bị chế biến; thiết bị bảo quản nông sản; thiết bị ngành nghề nông
thôn...: Thời gian triển khai 03 tháng.
2. Mức hỗ trợ cho mô hình trình
diễn và hộ tham gia mô hình
a) Mô hình sản xuất nông nghiệp:
Hỗ trợ 80% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu đối với các xã thuộc vùng
khó khăn (quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn)
và 02 huyện nghèo; hỗ trợ 80% chi phí mua giống và 40% chi phí mua vật tư thiết
yếu đối với các xã, thị trấn còn lại;
- Mô hình sản xuất giống, cây
hàng năm: Mức hỗ trợ tối đa cho 01 mô hình không quá 80 triệu đồng/mô hình/năm
và 8 triệu đồng/hộ/năm;
- Mô hình cây công nghiệp dài
ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp, cây dược liệu: Mức hỗ trợ tối đa cho 01 mô
hình không quá 120 triệu đồng/mô hình/năm và 12 triệu đồng/hộ/năm;
- Mô hình chăn nuôi: Mức hỗ trợ
tối đa cho 01 mô hình không quá 160 triệu đồng/mô hình/năm và 32 triệu đồng/hộ/năm;
- Mô hình nuôi trồng thủy sản: Mức
hỗ trợ tối đa cho 01 mô hình không quá 120 triệu đồng/mô hình/năm và 12 triệu đồng/hộ/năm.
b) Mô hình cơ giới hoá nông nghiệp,
bảo quản chế biến và ngành nghề nông thôn: Hỗ trợ 80% chi phí mua máy móc, công
cụ, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp đối với các xã thuộc vùng khó khăn
(quy định tại Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn) nhưng
tối đa không quá 120 triệu đồng/mô hình/năm; hỗ trợ 60% chi phí đối với các xã,
thị trấn còn lại nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/mô hình/năm.
3. Chi thuê cán bộ kỹ thuật chỉ
đạo mô hình trình diễn
a) Đối với cán bộ kỹ thuật chỉ đạo
mô hình hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Mức thuê bằng 1/3 mức lương tối thiểu
chung/người/tháng cho suốt thời gian triển khai mô hình; hỗ trợ tiền ngủ
160.000 đồng/tháng đối với cán bộ kỹ thuật chỉ đạo không có gia đình tại xã.
b) Đối với cán bộ kỹ thuật chỉ đạo
mô hình không hưởng lương từ ngân sách nhà nước: Mức thuê bằng 1/3 mức lương bậc
1 theo bằng cấp/người/tháng cho suốt thời gian triển khai mô hình; hỗ trợ tiền
ngủ 160.000 đồng/tháng đối với cán bộ kỹ thuật chỉ đạo không có gia đình tại
xã.
c) Đối với cán bộ kỹ thuật chỉ đạo
từ 02 mô hình trở lên/vụ:
- Nếu chỉ đạo 02 mô hình/vụ được
hưởng thêm 60% mức thuê khoán;
- Nếu chỉ đạo từ 03 mô hình trở
lên/vụ được hưởng thêm 120% mức thuê khoán.
4. Chi triển khai mô hình trình
diễn
Tập huấn cho người tham gia mô hình,
tổng kết mô hình và chi khác (nếu có). Mức chi tối đa không quá 8 triệu đồng/mô
hình. Trong đó mức chi hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia tập huấn, tổng kết mô
hình không quá 20.000 đồng/người/ngày.
Điều 5. Chi
nhân rộng mô hình, điển hình sản xuất tiên tiến ra diện rộng
Hỗ trợ kinh phí thông tin, tuyên
truyền, quảng cáo, hội nghị đầu bờ. Mức chi không quá 8 triệu đồng/1 mô hình,
điển hình sản xuất tiến tiến; trong đó mức hỗ trợ cho người tham gia triển khai
mô hình, giảng viên, hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật áp dụng theo mức
chi quy định tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020”.
Điều 6. Biên
soạn và in giáo trình, tài liệu mẫu để hướng dẫn, đào tạo, tư vấn khuyến nông
Áp dụng theo quy định tại Thông
tư số 123/2009/TT-BTC ngày 17/6/2009 của Bộ Tài chính quy định nội dung chi, mức
chi xây dựng chương trình khung và biên soạn chương trình, giáo trình các môn học
đối với các ngành đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.
Điều 7. Chi
quản lý chương trình dự án khuyến nông
1. Cơ quan quản lý kinh phí khuyến
nông được sử dụng tối đa không quá 2% kinh phí khuyến nông do cấp có thẩm quyền
giao hàng năm để hỗ trợ xây dựng các chương trình, dự án, kiểm tra, giám sát
đánh giá, gồm: Thuê chuyên gia, lao động (nếu có); chi làm thêm giờ theo chế độ
quy định; văn phòng phẩm, điện thoại, bưu chính, điện nước; chi công tác phí,
xăng dầu, thuê xe đi kiểm tra (nếu có); chi thẩm định xét chọn, nghiệm thu
chương trình, dự án khuyến nông; chi khác (nếu có). Cơ quan quản lý kinh phí
khuyến nông báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nội dung và kinh phí.
2. Đối với tổ chức thực hiện dự
án khuyến nông: Đơn vị triển khai thực hiện dự án khuyến nông được chi không
quá 3% dự toán dự án khuyến nông (riêng dự án ở vùng khó khăn và 02 huyện nghèo
được chi không quá 4%) để chi công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát,
chi khác (nếu có).
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8.
Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Phối hợp với Sở Tài chính xây
dựng dự toán kinh phí khuyến nông thuộc ngân sách tỉnh hỗ trợ hằng năm trình cấp
có thẩm quyền phê duyệt. Căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao, thực
hiện việc phân bổ và giao dự toán cho đơn vị có chức năng, nhiệm vụ làm khuyến
nông ở địa phương theo chi tiết từng nội dung, chương trình để thực hiện.
2. Thực hiện việc quản lý, sử dụng
và thanh quyết toán kinh phí khuyến nông được giao hằng năm theo quy định hiện
hành; đồng thời phối hợp với Sở Tài chính thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các
địa phương, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng kinh phí khuyến nông địa phương.
3. Phê duyệt thành phần, số lượng,
địa điểm, nội dung tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo; quy mô, số lượng, kinh
phí hỗ trợ thông tin tuyên truyền; quy mô, địa điểm, nội dung của các mô hình
trình diễn; chi mua bản quyền tác giả, mua công nghệ mới; chi mua sắm trang thiết
bị phục vụ trực tiếp cho các hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh.
4. Theo dõi, đánh giá và tổng hợp
báo cáo kết quả thực hiện kinh phí chương trình khuyến nông trên địa bàn tỉnh
theo quy định.
5. Phối hợp với các ngành liên
quan kiểm tra, giám sát kịp thời phát hiện những vướng mắc, thiếu sót trong việc
vận dụng của các đối tượng liên quan đến hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh
để hướng dẫn, đề xuất biện pháp giải quyết, đảm bảo thực hiện đúng các quy định
của pháp luật.
Điều 9.
Trách nhiệm của Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp dự toán kinh phí khuyến nông hàng năm
trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn
các đơn vị và cá nhân quản lý, sử dụng kinh phí khuyến nông theo quy định.
Điều 10.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Hằng năm xây dựng dự toán
kinh phí khuyến nông thuộc ngân sách cấp huyện trình cấp có thẩm quyền giao kế
hoạch. Căn cứ vào dự toán được cấp có thẩm quyền giao, thực hiện việc phân bổ
và giao dự toán cho đơn vị có chức năng, nhiệm vụ làm khuyến nông ở địa phương
theo chi tiết từng nội dung, chương trình để thực hiện.
2. Thực hiện việc quản lý, sử dụng
và thanh quyết toán kinh phí khuyến nông cấp huyện theo quy định hiện hành; đồng
thời phối hợp với cơ quan chuyên môn cấp tỉnh thường xuyên thanh tra, kiểm tra
các tổ chức, cá nhân trong việc quản lý, sử dụng kinh phí khuyến nông địa
phương.
3. Phê duyệt thành phần, số lượng,
địa điểm, nội dung tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo; quy mô, số lượng, kinh
phí hỗ trợ thông tin tuyên truyền; quy mô, địa điểm, nội dung của các mô hình
trình diễn; chi mua bản quyền tác giả, mua công nghệ mới; chi mua sắm trang thiết
bị phục vụ trực tiếp cho các hoạt động khuyến nông ở cấp huyện.
4. Theo dõi, đánh giá và tổng hợp
báo cáo kết quả thực hiện kinh phí chương trình khuyến nông trên địa bàn theo
quy định.
Điều 11.
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Thực hiện việc quản lý, sử dụng
kinh phí khuyến nông được cấp hàng năm theo dự toán được phê duyệt; thanh quyết
toán kinh phí được cấp theo quy định hiện hành.
2. Chịu sự kiểm tra, giám sát của
các cơ quan chức năng nhà nước trong việc quản lý, sử dụng kinh phí khuyến nông
được cấp.
3. Theo dõi, đánh giá và tổng hợp
báo cáo kết quả thực hiện chương trình khuyến nông được giao về cơ quan quản lý
trực tiếp theo quy định./.