Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 2714/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Chiến lược bảo đảm an toàn giao thông đường bộ tỉnh Nam Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 2714/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/12/2015
Ngày có hiệu lực 14/12/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Bùi Đức Long
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2714/QĐ-UBND

Nam Định, ngày 14 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 27 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 24 tháng 06 năm 2004;

Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”;

Căn cứ Quyết định số 1586/QĐ-TTg ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Kế hoạch 44/KH-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về triển khai Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Ban An toàn giao thông tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược bảo đảm an toàn giao thông đường bộ tỉnh Nam Định đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Bảo đảm an toàn giao thông trước hết nhm bảo đảm hệ thống giao thông vận tải hoạt động một cách đng bộ, thông suốt phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm quốc phòng, an ninh, các yếu tố xã hội, phục vụ hội nhập kinh tế trong nước và quốc tế.

2. Chiến lược an toàn giao thông đường bộ phải phù hợp với các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, chiến lược phát triển giao thông vận tải và các chiến lược, quy hoạch liên quan của tỉnh.

3. Thiết lập và duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thông vận tải nhm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông.

4. Bảo đảm an toàn giao thông và hạn chế tai nạn giao thông là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội, trước hết là của các cơ quan chức năng nhà nước và trách nhiệm của người tham gia giao thông.

5. Bảo đảm an toàn giao thông dựa trên sức mạnh của toàn xã hội thông qua thúc đy xã hội hóa công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, thu hút các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực tư nhân, các tổ chức chính trị xã hội tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

6. Có các giải pháp mạnh, đột phá, đồng bộ, thực hiện từng bước, liên tục, quyết liệt, kiên trì và bn vững.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho người dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông; tăng cường điều kiện an toàn của kết cu hạ tng giao thông; phát triển bn vững các giải pháp và chính sách an toàn giao thông đường bộ.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2016 - 2020

- Đến năm 2020, giảm sngười chết do tai nạn giao thông đường bộ hàng năm từ 5-10%; xóa bỏ 100% các đim đen và các điểm tiềm ẩn gây tai nạn giao thông đường bộ; lp đặt đy đủ hệ thống báo hiệu đường bộ và các công trình bảo đảm an toàn giao thông theo quy định.

- Tăng quỹ đất để xây dựng hạ tầng giao thông tại các đô thị, bao gồm giao thông động và giao thông tĩnh; đến năm 2020 đất dành cho giao thông thành phố Nam Định - Đô thị loại I đạt 23 - 25%, các đô thị còn lại đạt 16 - 20%, trong đó giao thông tĩnh đt 5 - 7%.

- Loại bỏ 100% xe ô tô quá niên hạn sử dụng; kiểm soát, loại bỏ dần các phương tiện tự chế;

[...]