Quyết định 27/2011/QĐ-UBND phê duyêt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành

Số hiệu 27/2011/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/12/2011
Ngày có hiệu lực 07/01/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Hoàng Dân Mạc
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 27/2011/QĐ-UBND

Phú Thọ, ngày 28 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 39/NQ-CP ngày 04/10/2010 của Chính phủ về triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương giai đoạn 2011 - 2010.

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011 - 2020.

Căn cứ Quyết định số 1261/QĐ-TTg ngày 22/02/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực các ngành, địa phương; Văn bản số 5080/BKHĐT-CLPT ngày 14/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;

Căn cứ Công văn số 1006/BKHĐT-CLPT ngày 02/8/2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn hoàn thiện, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực của các Bộ, ngành và địa phương giai đoạn 2011 - 2020.

Căn cứ Nghị quyết số 12-NQ/TU ngày 24/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (lần thứ bảy) khóa XVII về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 592/SKH&ĐT- VX ngày 29 tháng 9 năm 2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020; Biên bản họp Hội đồng thẩm định cấp tỉnh ngày 03 tháng 10 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyêt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2020 với những nội dung sau:

I - QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm:

- Phát triển nguồn nhân lực là một trong những khâu đột phá nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, sớm đưa Phú Thọ ra khỏi tỉnh nghèo, tạo nền tảng đến năm 2020 trở thành năm 2020 trở thành tỉnh công nghiệp.

- Phát triển nguồn nhân lực phải dựa trên nhu cầu nhân lực, đáp ứng yêu cầu của xã hội, gắn kết chặt chẽ với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh với giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng dân số, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo, dạy nghề, đảm bảo an sinh xã hội.

- Phát triển nguồn nhân lực phải gắn liền với việc đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, dạy nghề; khuyến khích phát triển thị trường lao động, dịch vụ đào tạo, giới thiệu việc làm và hợp tác đào tạo phát triển nhân lực.

- Phát triển nguồn nhân lực phải có trọng tâm, trọng điểm, chú trọng phát triển cao nhân tài, lấy giáo dục phổ thông, đào tạo nghề làm nền tảng, đào tạo chất lượng cao làm khâu đột phá; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

2. Mục tiêu.

a) Mục tiêu tổng quát:

Phát triển nhân lực đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, đảm bảo về chất lượng trên cả 3 yếu tố cơ bản: sức khỏe, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức. Phấn đấu đưa Phú Thọ trở thành một trong những trung tâm đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao của khu vực trung du miền núi phía Bắc.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Phấn đấu năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%, trong đó qua đào tạo nghề 40%; năm 2020 đạt 70%, trong đó qua đào tạo nghề là 50%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo ngành nông, lâm nghiệp đạt 28% năm 2015 là 40,2% năm 2020; ngành công nghiệp, xây dựng đạt 75,5% năm 2015 và 80% năm 2020; ngành dịch vụ đạt 81% năm 2015 và 90% năm 2020.

- Giai đoạn 2011 - 2020, tổng số nhân lực đào tạo mới 417,7 nghìn người; đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, doanh nhân, công nhân kỹ thuật 42,3 nghìn lượt người.

- Đến năm 2020, tỷ lệ giáo viên, giảng viên các trường đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên đạt trên 90%; các trường cao đẳng có trình độ từ đại học trở lên 95%, trường Cao đẳng nghề trên 95%, các trường trung học nghề từ 60% trở lên.

- Hình thành cơ sở đào tạo phát triển nghề mới, nhất là nghề công nghệ cao: Viễn thông, điện tử, tài chính, ngân hàng…

II - PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1. Nâng cao trình độ dân trí, trình độ học vấn của nguồn nhân lực.

[...]