Quyết định 27/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách và vốn có nguồn gốc từ ngân sách trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Số hiệu | 27/2007/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 14/06/2007 |
Ngày có hiệu lực | 24/06/2007 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hà Tĩnh |
Người ký | Lê Văn Chất |
Lĩnh vực | Đầu tư,Tài chính nhà nước,Xây dựng - Đô thị |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2007/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 14 tháng 06 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Xây
dựng;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày
03/12/2004;
Theo Báo cáo kết quả thẩm định văn bản của Sở Tư pháp tại văn bản số 283/BC-STC
ngày 22/5/2007;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 177/SKH-QLDA ngày
06/4/2007, Sở Xây dựng tại các văn bản số 182/SXD-KH ngày 23/4/2007, của Sở
Giao thông vận tải tại văn bản số 573/SGTVT-TĐ ngày 25/4/2007, của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại văn bản số 582/NN-XDCB ngày 25/4/2007, của Sở Công
nghiệp tại văn bản số 162/SCN-KTCN ngày 25/4/2007, của Sở Thủy sản tại văn bản
số 151/STS-KH ngày 23/4/2007, của UBND các huyện, thị xã,
QUYẾT ĐỊNH
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, các tổ chức cá nhân hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN
SÁCH VÀ VỐN CÓ NGUỒN GỐC TỪ NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 14/6/2007)
Quy định phân cấp, phân công quản lý dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc địa phương quản lý nhằm tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát lãng phí.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Các Dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý, thuộc đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật xây dựng, các Nghị định, Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các quy định, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, phải thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và quy định này.
Lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế kỹ thuật (dưới đây viết tắt là BCKT-KT) xây dựng công trình chỉ thực hiện đối với các dự án đã có trong quy hoạch và kế hoạch chuẩn bị đầu tư hàng năm, hoặc có chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền Quyết định đầu tư.
1. Chủ đầu tư tổ chức lập, hoặc thuê tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm phù hợp với loại hình dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là NĐ 16/CP) và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là NĐ 112/CP) để khảo sát, lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, BCKT-KT xây dựng công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công công trình.
2. Các dự án phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình: Dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội thì chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.
3. Khi đầu tư xây dựng công trình, Chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để làm rõ về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, trừ những công trình được quy định tại mục 4 Điều này.
4. Các công trình sau đây không phải lập dự án mà chỉ lập BCKT-KT xây dựng công trình trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt:
a. Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
b. Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
5. Các dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù được quản lý theo Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 27/2007/QĐ-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 14 tháng 06 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Xây
dựng;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày
03/12/2004;
Theo Báo cáo kết quả thẩm định văn bản của Sở Tư pháp tại văn bản số 283/BC-STC
ngày 22/5/2007;
Theo đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 177/SKH-QLDA ngày
06/4/2007, Sở Xây dựng tại các văn bản số 182/SXD-KH ngày 23/4/2007, của Sở
Giao thông vận tải tại văn bản số 573/SGTVT-TĐ ngày 25/4/2007, của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại văn bản số 582/NN-XDCB ngày 25/4/2007, của Sở Công
nghiệp tại văn bản số 162/SCN-KTCN ngày 25/4/2007, của Sở Thủy sản tại văn bản
số 151/STS-KH ngày 23/4/2007, của UBND các huyện, thị xã,
QUYẾT ĐỊNH
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn, các tổ chức cá nhân hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN
SÁCH VÀ VỐN CÓ NGUỒN GỐC TỪ NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 14/6/2007)
Quy định phân cấp, phân công quản lý dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc địa phương quản lý nhằm tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả đầu tư, chống thất thoát lãng phí.
Điều 2. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh
Các Dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý, thuộc đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật xây dựng, các Nghị định, Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các quy định, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, phải thực hiện đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và quy định này.
Lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, Báo cáo kinh tế kỹ thuật (dưới đây viết tắt là BCKT-KT) xây dựng công trình chỉ thực hiện đối với các dự án đã có trong quy hoạch và kế hoạch chuẩn bị đầu tư hàng năm, hoặc có chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền Quyết định đầu tư.
1. Chủ đầu tư tổ chức lập, hoặc thuê tư vấn có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm phù hợp với loại hình dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là NĐ 16/CP) và Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (dưới đây viết tắt là NĐ 112/CP) để khảo sát, lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, BCKT-KT xây dựng công trình, thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công công trình.
2. Các dự án phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình: Dự án quan trọng quốc gia theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội thì chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư trình Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.
3. Khi đầu tư xây dựng công trình, Chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để làm rõ về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả đầu tư xây dựng công trình, trừ những công trình được quy định tại mục 4 Điều này.
4. Các công trình sau đây không phải lập dự án mà chỉ lập BCKT-KT xây dựng công trình trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt:
a. Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
b. Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
5. Các dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù được quản lý theo Nghị định số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005 của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.
Điều 4. Các bước thiết kế xây dựng công trình
1. Thiết kế ba bước bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án có quy mô là công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp II có kỹ thuật phức tạp do người quyết định đầu tư quyết định.
2. Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công, áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án có quy mô là công trình cấp II có kỹ thuật không phức tạp, công trình cấp III, cấp IV.
3. Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công, được áp dụng cho công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình là một phần trong hồ sơ báo cáo kinh tế kỹ thuật.
4. Thiết kế cơ sở bao gồm thuyết minh và bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế chủ yếu bảo đảm đủ điều kiện lập tổng mức đầu tư và là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo, áp dụng đối với các công trình thiết kế hai bước và ba bước.
Điều 5. Hình thức quản lý dự án
1. Các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, căn cứ yêu cầu của dự án và năng lực của Chủ đầu tư người quyết định đầu tư xây dựng công trình lựa chọn một trong hai hình thức sau:
a. Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án: Áp dụng đối với Chủ đầu tư có đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án theo quy định. Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án để giúp Chủ đầu tư quản lý thực hiện dự án. Ban Quản lý dự án phải có năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của Chủ đầu tư. Ban Quản lý dự án có thể thuê tư vấn quản lý, giám sát một số phần việc mà Ban Quản lý dự án không có đủ điều kiện, năng lực để thực hiện, nhưng phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư. Ban quản lý dự án chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Chủ đầu tư về quyền hạn và nhiệm vụ được giao. Đối với dự án có quy mô nhỏ, đơn giản có tổng mức đầu tư dưới 1 tỷ đồng thì Chủ đầu tư có thể không lập Ban quản lý dự án mà sử dụng bộ máy chuyên môn của mình để quản lý, điều hành dự án hoặc thuê người có chuyên môn, kinh nghiệm để giúp quản lý thực hiện dự án.
Giám đốc các Sở, ban, ngành; Thủ trưởng các cơ quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND xã, thị trấn được giao làm Chủ đầu tư không được kiêm Giám đốc Ban quản lý dự án (trừ những dự án có quy định riêng).
b. Thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án: Trường hợp Chủ đầu tư xây dựng công trình không có đủ điều kiện năng lực về quản lý dự án thì thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực quản lý dự án theo quy định tại Điều 55 và 56 Nghị định 16/CP, mục II - Phần III - Thông tư số 02/2007/TT-BXD, các quy định hiện hành của Nhà nước và địa phương. Trường hợp Chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn quản lý điều hành dự án thì tổ chức tư vấn đó phải có đủ điều kiện năng lực tổ chức quản lý phù hợp với quy mô, tính chất của dự án. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. Tư vấn quản lý dự án được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn tham gia quản lý nhưng phải được Chủ đầu tư chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với Chủ đầu tư. Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, Chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự án.
2. UBND huyện, thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh (dưới đây gọi tắt là cấp huyện) thành lập Ban quản lý dự án chuyên nghiệp hoạt động theo mô hình tư vấn quản lý dự án để thực hiện quản lý các dự án do UBND cấp huyện làm Chủ đầu tư và Dự án UBND cấp huyện quyết định đầu tư.
3. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở xây dựng chuyên ngành nghiên cứu phương án thành lập Ban quản lý dự án chuyên nghiệp của tỉnh hoạt động theo mô hình tư vấn quản lý dự án trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
Điều 6. Nhiệm vụ quản lý Nhà nước về xây dựng của Sở Xây dựng và các sở xây dựng chuyên ngành
1. Sở Xây dựng: Các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp (trừ các công trình xây dựng công nghiệp do Sở Công nghiệp thẩm định), công trình hạ tầng đô thị, Khu công nghiệp (đường đô thị, cầu, cống, cấp thoát nước, điện chiếu sáng, xử lý nước thải); xử lý rác thải; nghĩa trang; bến, bãi đỗ xe trong đô thị; công viên, cây xanh, cấp nước sinh hoạt nông thôn và các công trình khác do UBND tỉnh yêu cầu.
2. Sở Giao thông - vận tải: Các công trình xây dựng giao thông bao gồm đường bộ ngoài đô thị và khu công nghiệp; đường sắt; cầu, cống đường bộ; hầm đường bộ; đường sông, bến cảng, cảng sông, cảng biển, kè các công trình giao thông và các công trình khác do UBND tỉnh yêu cầu.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Các công trình thuỷ lợi, đê điều, bảo vệ bờ sông, bờ biển, nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp.
4. Sở Công nghiệp: Các công trình xây dựng hầm mỏ, dầu khí, nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, chế tạo máy, luyện kim và các công trình công nghiệp chuyên ngành.
5. Sở Thủy sản: Các công trình xây dựng thủy sản như cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh bão cho tàu thuyền đánh bắt thủy hải sản, ao, hồ, đầm, đê bao, đê nội vùng để nuôi trồng thủy sản; công nghệ nuôi, phát triển giống và đánh bắt thủy sản.
6. Sở Bưu chính Viễn thông: Các công trình xây dựng chuyên ngành Bưu chính viễn thông.
Các sở, cơ quan có liên quan khi có yêu cầu của cơ quan đầu mối thẩm định dự án phải có trách nhiệm tham gia ý kiến bằng văn bản kịp thời và đầy đủ về các nội dung yêu cầu.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN QUY HOẠCH VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
Điều 7. Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt dự án quy hoạch xây dựng
Trình tự lập và phê duyệt dự án quy hoạch thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng.
1. Giao Sở Xây dựng thẩm định nhiệm vụ, dự toán và tổ chức thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng vùng thuộc tỉnh, quy hoạch chung xây dựng các đô thị (thị xã, thị trấn), khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu Du lịch, các khu kinh tế đặc thù và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 đối với đô thị loại 3, trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Giao UBND cấp huyện phê duyệt nhiệm vụ, dự toán và đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 các đô thị loại 4, loại 5; quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 của đô thị loại 3; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn.
Cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện có trách nhiệm thẩm định nhiệm vụ, dự toán và tổ chức thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện. Trường hợp cơ quan quản lý xây dựng cấp huyện không đủ điều kiện năng lực thẩm định thì được phép thuê tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực (không tham gia thiết kế đồ án quy hoạch) thẩm định.
3. Thời hạn thẩm định các nhiệm vụ, đồ án quy hoạch xây dựng
a. Quy hoạch vùng thuộc tỉnh không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
b. Các quy hoạch còn lại không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1. Giao Sở Xây dựng, Sở xây dựng chuyên ngành thẩm định thiết kế cơ sở đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình nhóm B và C thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước (các công trình phải lập dự án), riêng đối với dự án đầu tư xây dựng một công trình dân dụng dưới 20 tầng thuộc nhóm A, giao Sở Xây dựng tổ chức thẩm định thiết kế cơ sở.
Trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình liên quan tới nhiều chuyên ngành thì Sở chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở là Sở có chức năng quản lý nhà nước của ngành có yếu tố quyết định tính chất, mục tiêu của dự án, chịu trách nhiệm lấy ý kiến của các sở có liên quan đến nội dung thẩm định thiết kế cơ sở.
2. Đối với công trình xây dựng thực hiện thiết kế một bước (chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật), giao Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công.
3. Thời hạn thẩm định thiết kế cơ sở
a. Đối với dự án đầu tư xây dựng một công trình dân dụng dưới 20 tầng thuộc nhóm A, không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
b. Đối với công trình nhóm B không quá 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
c. Đối với công trình nhóm C không quá 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
1. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, BCKT-KT xây dựng công trình bằng nguồn vốn Ngân sách tỉnh; dự án đầu tư, BCKT-KT xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách cấp huyện, cấp xã có tổng mức đầu tư từ 5 tỷ đồng trở lên:
a. Sở Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan đầu mối tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình và BCKT-KT xây dựng công trình do UBND tỉnh quyết định đầu tư, có trách nhiệm nhận hồ sơ của Chủ đầu tư và gửi đến các cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế cơ sở theo quy định, đồng thời gửi hồ sơ đến các cơ quan, đơn vị có liên quan để lấy ý kiến về những nội dung có liên quan đến dự án.
Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm tổng hợp ý kiến của các cơ quan, đơn vị có liên quan, kết quả thẩm định thiết kế cơ sở (đối với dự án thiết kế 2 bước, 3 bước), kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công (đối với thiết kế 1 bước có mức vốn từ 01 tỷ đồng trở lên), đánh giá và báo cáo kết quả thẩm định dự án đầu tư, BCKT-KT xây dựng công trình, trình UBND tỉnh phê duyệt.
b. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và phê duyệt BCKT-KT xây dựng công trình nguồn vốn ngân sách tỉnh, có tổng mức đầu tư dưới 01 tỷ đồng. Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm nhận hồ sơ, yêu cầu chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công theo quy định, đồng thời gửi hồ sơ đến các cơ quan, đơn vị có liên quan lấy ý kiến để thẩm định và phê duyệt BCKT-KT.
2. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt BCKT-KT xây dựng công trình bằng nguồn vốn ngân sách cấp huyện, UBND xã, thị trấn (dưới đây gọi tắt là cấp xã):
a. UBND cấp huyện: Thẩm định và phê duyệt BCKT-KT xây dựng công trình trong phạm vi ngân sách của địa phương có mức vốn đầu tư dưới 5 tỷ đồng và các BCKT-KT xây dựng công trình trong phạm vi ngân sách cấp xã có mức vốn đầu tư từ 2 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng. Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định BCKT-KT xây dựng công trình yêu cầu Chủ đầu tư tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và lấy ý kiến về những nội dung liên quan đến thẩm định BCKT-KT;
b. UBND cấp xã: Tổ chức thẩm định và phê duyệt BCKT-KT xây dựng công trình trong phạm vi ngân sách của địa phương có mức vốn dưới 2 tỷ đồng. Công tác thẩm định dự án thực hiện như Mục a, Khoản 2, Điều này.
c. UBND cấp huyện, UBND cấp xã chỉ định cơ quan đầu mối thẩm định BCKT-KT đầu tư xây dựng công trình, là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch, ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư.
3. Dự án của các doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước thì Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định.
4. Đối với các dự án sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thỏa thuận phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ % lớn nhất trong tổng mức đầu tư.
5. Các tiểu dự án trong các chương trình dự án lớn, có mức vốn đầu tư dưới 2 tỷ đồng, nếu không có quy định riêng thì tiểu dự án có quy mô xây dựng và người hưởng lợi nằm trọn trong địa bàn 1 xã, giao UBND cấp xã làm Chủ đầu tư và thực hiện quản lý dự án theo quy định.
6. Lập, thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn ODA:
a. Về nội dung thực hiện theo quy định của pháp luật xây dựng và bổ sung thêm các nội dung có liên quan đến vốn ODA.
b. Về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA, thẩm quyền thẩm định, nội dung thẩm định thiết kế cơ sở của dự án và việc quản lý dự án được thực hiện theo Luật Xây dựng, NĐ 16/CP, NĐ 112/CP;
Trường hợp điều ước quốc tế về ODA mà Chính phủ đã ký kết với Nhà tài trợ có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
7. Dự án có nhu cầu sử dụng đất thì phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận về địa điểm, diện tích và làm các thủ tục giao, thuê đất theo Luật đất đai.
8. Đối với các dự án nhóm B, C do Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước đầu tư thuộc chuyên ngành do mình quản lý thì trước khi thẩm định thiết kế cơ sở, yêu cầu Chủ đầu tư phải lấy ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của địa phương về kiến trúc, quy hoạch xây dựng, bảo vệ môi trường và các nội dung khác có liên quan.
9. Thời hạn thẩm định dự án
a. Đối với dự án nhóm A không quá 30 ngày làm việc (kể cả thời gian thẩm định thiết kế cơ sở) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
b. Đối với dự án nhóm B không quá 25 ngày làm việc (kể cả thời gian thẩm định thiết kế cơ sở) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
c. Đối với dự án nhóm C không quá 15 ngày làm việc (kể cả thời gian thẩm định thiết kế cơ sở) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
d. Đối với Dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật không quá 15 ngày làm việc (kể cả thời gian thẩm định thiết kế bản vẽ thi công) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Giao chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định (hoặc thuê tư vấn thẩm tra) và phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán, dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư đối với các dự án sau khi có quyết định đầu tư.
Giao chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán, dự toán chi phí chuẩn bị đầu tư đối với các BCKT-KT sau khi có quyết định đầu tư.
Điều 11. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng
1. Những dự án có thành lập Hội đồng bồi thường, hỗ trợ GPMB, thì Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, GPMB lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình người có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
2. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường giải phóng mặt bằng:
a. Đối với những dự án do UBND tỉnh quyết định đầu tư, giao Sở Tài chính thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình UBND tỉnh phê duyệt.
b. Đối với những dự án do UBND cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư, Phòng Kế hoạch - Tài chính cấp huyện thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình UBND cấp huyện phê duyệt;
3. Những dự án không thành lập Hội đồng bồi thường GPMB, Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương (UBND cấp huyện, UBND cấp xã có dự án) lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.
Việc áp dụng hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu đối với tất cả các trường hợp: Đấu thầu rộng rãi; đấu thầu hạn chế; chỉ định thầu; mua sắm trực tiếp; chào hàng cạnh tranh trong mua sắm hàng hóa; tự thực hiện hoặc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt thực hiện theo Luật đấu thầu, Nghị định số 111/CP và văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương. Chủ đầu tư phải trình duyệt hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu trong kế hoạch đấu thầu và chỉ được tổ chức thực hiện khi được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Cơ quan chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng phải hoàn thành bồi thường, giải phóng mặt bằng của gói thầu trước khi trình duyệt kế hoạch đấu thầu.
Nghiêm cấm Chủ đầu tư các dự án chia công trình thành nhiều gói thầu để chỉ định thầu.
Việc lựa chọn nhà thầu phải đảm bảo yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo quy định hiện hành của Nhà nước và của địa phương, đã được kiểm duyệt thông báo bằng văn bản.
1. Đấu thầu:
Khuyến khích đấu thầu rộng rãi đối với tất cả các gói thầu, kể cả những gói thầu nhỏ.
a. Các dự án do UBND tỉnh phê duyệt:
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu, báo cáo kết quả thẩm định và dự thảo quyết định trình UBND tỉnh phê duyệt; Thẩm định hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu;
- Ủy quyền cho Chủ đầu tư phê duyệt hồ sơ mời thầu và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu sau khi có kết quả thẩm định của Sở Kế hoạch và Đầu tư (trừ những gói thầu lớn, có tính chất phức tạp về mặt kỹ thuật do người có thẩm quyền Quyết định đầu tư Quyết định).
b. Các dự án còn lại: Người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời chịu trách nhiệm Quyết định các nội dung công việc lựa chọn nhà thầu theo quy định;
c. Trường hợp đấu thầu hạn chế, giao Chủ đầu tư lựa chọn các nhà thầu có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm theo yêu cầu của gói thầu để mời tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ trình duyệt kế hoạch đấu thầu Chủ đầu tư phải trình danh sách nhà thầu dự kiến được mời tham gia đấu thầu để người có thẩm quyền xem xét trước khi phê duyệt kế hoạch đấu thầu;
2. Chỉ định thầu:
Khi áp dụng hình thức chỉ định thầu, Chủ đầu tư phải tổ chức thực hiện đầy đủ các bước theo quy định tại Điều 35 - Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ. Hồ sơ của bên mời thầu yêu cầu các Nhà thầu xin chỉ định thầu phải lập phương án giảm giá, mức giảm giá tối thiểu bằng mức tiết kiệm quy định tại Quyết định số 625 QĐ/UB-XD1 ngày 10/4/2001 của UBND tỉnh;
Khi có đủ nguồn vốn, Chủ đầu tư phải tổ chức lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm để chỉ định thầu theo quy định và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc lựa chọn của mình.
1. Các Chủ đầu tư phải thực hiện các quy định về ký kết và thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng theo quy định tại Nghị định số 16/CP; Nghị định số 112/CP và Thông tư 02/2005/TT-BXD ngày 25/2/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng và các quy định hiện hành.
2. Hợp đồng xây dựng phải được xác lập bằng văn bản theo mẫu do Bộ Xây dựng quy định tại Thông tư số 02/2005/TT-BXD ngày 25/2/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
3. Đối với loại hợp đồng thi công xây dựng công trình theo giá trọn gói, thời gian thực hiện dưới 12 tháng, giá trị của hợp đồng được xác định ngay khi các bên ký hợp đồng xây dựng và không thay đổi trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng. Trong quá trình thi công nếu có phát sinh về khối lượng ngoài hợp đồng nhưng không do lỗi của nhà thầu thì Chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư xem xét quyết định. Trường hợp khi Nhà nước có sự thay đổi về chính sách tiền lương, hoặc giá vật tư, thiết bị, vật liệu xây dựng tăng đột biến và được cơ quan có thẩm quyền cho phép thì được điều chỉnh giá trị hợp đồng; Trường hợp bất khả kháng do thiên tai và các thảm họa khác chưa lường hết được, các bên tham gia hợp đồng thương thảo để xác định giá trị hợp đồng điều chỉnh phù hợp với quy định của Pháp luật.
Điều 14. Cấp giấy phép xây dựng
1. Giấy phép xây dựng công trình: Trước khi khởi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng, trừ trường hợp công trình xây dựng quy định tại Mục 2, Khoản 1, Phần II Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng.
2. Giấy phép xây dựng tạm
a. Việc cấp giấy phép xây dựng tạm chỉ áp dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và đã công bố nhưng chưa thực hiện.
b. Tùy thuộc tình hình, đặc điểm của mỗi địa phương, mỗi khu vực, Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định cụ thể thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng, quy mô công trình được phép xây dựng tạm cho phù hợp, tránh lãng phí nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn, vệ sinh, môi trường để làm cơ sở cho việc cấp giấy phép xây dựng tạm và xác định thời gian có hiệu lực của giấy phép xây dựng tạm;
c. Nội dung giấy phép xây dựng tạm phải quy định thời hạn có hiệu lực của giấy phép. Hết thời hạn có hiệu lực của giấy phép, nếu Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch thì chủ sở hữu công trình phải tự phá dỡ và chỉ được bồi thường phần hiện trạng công trình đã có trước khi xây dựng theo giấy phép xây dựng tạm, nếu Chủ sở hữu công trình không tự phá dỡ thì áp dụng hình thức cưỡng chế. Chủ sở hữu công trình phải chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế.
3. Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng
a. Giao Giám đốc Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng sau đây:
- Công trình xây dựng cấp đặc biệt, cấp I theo phân cấp công trình quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP;
- Công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử văn hóa, công trình tượng đài, quảng cáo;
- Công trình xây dựng tạm nằm trong quy hoạch đã được duyệt nhưng chưa thực hiện;
- Công trình xây dựng cấp II, cấp III theo phân cấp công trình quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP trên các tuyến phố chính của đô thị loại 4 trở lên có mặt cắt đường lớn hơn hoặc bằng 18m (thành phố, thị xã) và các đô thị tương đương; trên các đoạn đường qua đô thị của các tuyến: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 8A, Quốc lộ 12 và đường Hồ Chí Minh.
b. UBND cấp huyện cấp giấy phép xây dựng các công trình còn lại và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới hành chính do huyện quản lý, trừ các công trình đã quy định tại Mục a, Khoản 3, Điều 14 quy định này;
c. UBND cấp xã cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở những điểm dân cư nông thôn đã có quy hoạch xây dựng được duyệt thuộc địa giới hành chính do xã quản lý;
Sở Xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và tình hình thực tế địa phương hướng dẫn cụ thể việc cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh.
4. Thời hạn cấp giấy phép xây dựng công trình không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với nhà ở riêng lẻ thời hạn cấp phép giấy phép xây dựng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
5. Xử lý một số vi phạm trong cấp giấy phép xây dựng:
a. Cơ quan quản lý đô thị của các huyện, thị xã có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra các công trình, dự án đang xây dựng (kể cả nhà ở dân tự xây), kịp thời phát hiện và xử lý vi phạm theo quy định của Pháp luật, báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện về kết quả thực hiện và những vướng mắc trong quá trình xử lý.
b. Cơ quan được ủy quyền cấp giấy phép xây dựng, nếu cấp trái với quy hoạch được duyệt thì phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về hậu quả việc cấp giấy phép, phải bồi hoàn về thiệt hại kinh tế do việc cấp giấy phép xây dựng trái với quy hoạch gây ra, đồng thời trực tiếp xử lý hậu quả của việc cấp giấy phép xây dựng trái với quy hoạch.
c. Tổ chức, cá nhân cố tình xây dựng công trình trái với giấy phép xây dựng được cấp, hoặc xây dựng khi chưa được cấp giấy phép thì cơ quan quản lý trật tự xây dựng đô thị được phép đình chỉ, buộc phải tháo dỡ công trình, vật kiến trúc xây dựng sai quy định trong giấy phép, hoặc chưa được cấp giấy phép (trừ những công trình xây dựng quy định tại Mục 2, Khoản 1, Phần II Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007 của Bộ Xây dựng). Thiệt hại về kinh tế do việc đình chỉ, tháo dỡ công trình xây dựng trái phép Chủ dự án phải chịu trách nhiệm.
Điều 15. Quản lý chất lượng công trình xây dựng
Quản lý chất lượng công trình xây dựng thực hiện theo quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ, Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng và các văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành Trung ương:
1. Chủ đầu tư thực hiện việc quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định, chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về chất lượng công trình, sản phẩm trong tất cả các khâu của quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và hoàn thành bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Thực hiện việc quản lý, lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Pháp luật.
2. Trước khi khởi công công trình, Chủ đầu tư xây dựng công trình phải gửi đến cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng 01 bộ hồ sơ thiết kế để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành trên địa bàn.
3. Sở Xây dựng, Sở có công trình xây dựng chuyên ngành chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn theo quy định tại Mục 1, Phần III, Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/7/2005 của Bộ Xây dựng và các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
4. UBND cấp huyện chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng đối với những dự án do UBND cấp huyện và cấp xã quyết định đầu tư và có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng, Sở có công trình xây dựng chuyên ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước các công trình xây dựng trên địa bàn huyện theo quy định của Pháp luật.
5. Giám sát thi công:
a. Chủ đầu tư, Nhà thầu xây lắp, Nhà thầu tư vấn thiết kế, Nhà thầu cung ứng và lắp đặt thiết bị phải thực hiện công tác giám sát thi công của mình theo đúng quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng công trình xây dựng do mình thực hiện;
b. Giám sát đầu tư của cộng đồng: Thực hiện theo Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng ban hành kèm theo Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT ngày 04/12/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam - Bộ Tài chính.
6. Giao Sở Xây dựng căn cứ các quy định hiện hành và tình hình cụ thể ở địa phương ban hành văn bản hướng dẫn công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh và văn bản hướng dẫn tổ chức hoạt động của Ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Trước khi ban hành phải có ý kiến thỏa thuận của các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện.
Điều 16. Công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
1. Kho bạc Nhà nước thực hiện việc kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư theo chế độ quy định hiện hành của Nhà nước, hướng dẫn và công khai quy trình thanh toán; báo cáo, cung cấp số liệu kịp thời, chính xác và tình hình thanh toán vốn đầu tư cho cấp ủy, chính quyền và các ngành liên quan theo yêu cầu.
2. Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định 16/CP, Nghị định số 112/CP và Văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về tính đúng đắn của số liệu báo cáo quyết toán.
a. Thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:
- Dự án do UBND tỉnh quyết định đầu tư: Sở Tài chính chủ trì tổ chức thẩm tra, lập báo cáo kết quả thẩm tra trình UBND tỉnh phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. Đối với Dự án UBND tỉnh ủy quyền Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư thì giao Giám đốc Sở Tài chính tổ chức thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- Dự án do UBND cấp huyện quyết định đầu tư: Phòng Kế hoạch - Tài chính cấp huyện chủ trì tổ chức thẩm tra, lập báo cáo kết quả thẩm tra trình Chủ tịch UBND cấp huyện phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
- Đối với dự án do UBND cấp xã quyết định đầu tư: Ban Tài chính xã chủ trì tổ chức thẩm tra, lập báo cáo kết quả thẩm tra trình Chủ tịch UBND cấp xã phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.
b. Xử lý một số vấn đề trong quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành:
- Đối với những dự án thực hiện đấu thầu, trong quá trình thẩm tra quyết toán nếu phát hiện có sự sai lệch giữa giá thanh toán so với giá trúng thầu được phê duyệt thì cơ quan thẩm tra quyết toán căn cứ hồ sơ mời đấu thầu, hồ sơ đấu thầu, các tài liệu khác có liên quan để thẩm tra và tổng hợp báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất xử lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán quyết định;
- Đối với những dự án thực hiện chỉ định thầu, khi thẩm tra quyết toán nếu có sự sai lệch về kết quả thẩm tra so với giá chỉ định thầu được duyệt, cơ quan thẩm tra quyết toán tổng hợp báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất xử lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán xem xét quyết định.
3. Thời hạn thanh, quyết toán vốn đầu tư
a. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhà thầu nộp đủ hồ sơ thanh toán hợp lệ theo quy định, Chủ đầu tư phải thanh toán giá trị khối lượng công việc đã thực hiện cho nhà thầu. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ đầu tư phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị thanh toán đến cơ quan cấp phát, cho vay vốn. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp phát, cho vay vốn có trách nhiệm thanh toán khối lượng hoàn thành cho nhà thầu;
b. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm lập hồ sơ quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành trình người có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt.
Thời hạn lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư như sau:
- Đối với dự án nhóm A chậm nhất là 10 tháng kể từ ngày công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
- Đối với dự án nhóm B chậm nhất là 8 tháng kể từ ngày công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
- Đối với dự án nhóm C chậm nhất là 5 tháng kể từ ngày công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
- Đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, chậm nhất là 3 tháng kể từ ngày công trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng.
c. Thời hạn thẩm tra quyết toán vốn đầu tư như sau:
- Đối với dự án nhóm A chậm nhất là 4 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Đối với dự án nhóm B chậm nhất là 3 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Đối với dự án nhóm C chậm nhất là 2 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
- Đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, chậm nhất là 1 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 17. Quản lý điều kiện năng lực các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
1. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước pháp luật và người có thẩm quyền quyết định đầu tư về việc lựa chọn nhà thầu đảm bảo năng lực điều kiện hoạt động theo quy định tại Chương V, Nghị định 16/CP, Nghị định 112/CP và các quy định hiện hành của Nhà nước và của địa phương.
2. Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân khi đang tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh, thông báo trên các phương tiện thông tin danh sách những đơn vị, cá nhân vi phạm điều kiện năng lực hoạt động xây dựng theo quy định.
Điều 18. Quản lý chi phí xây dựng công trình
1. Chủ dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, việc xác định chi phí xây dựng công trình phải thực hiện theo đúng định mức, đơn giá, các chế độ chính sách và phương pháp tính do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Giao Sở Xây dựng:
a. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng, xây dựng các bộ đơn giá xây dựng cơ bản, trình UBND tỉnh ban hành áp dụng;
b. Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính ban hành thông báo giá vật liệu xây dựng đến hiện trường xây lắp các khu vực trong tỉnh theo định kỳ hàng quý, hoặc tháng (khi giá một số loại vật tư, vật liệu có biến động lớn) phù hợp với giá cả thị trường, làm cơ sở cho lập dự toán và thanh quyết toán khối lượng xây dựng công trình;
c. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng, ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể phương pháp xác định, áp dụng trong việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình;
3. Đối với công trình xây dựng đặc thù phải lập đơn giá riêng; công trình xây dựng ở vùng sâu, vùng xa; công trình đi theo tuyến, có điều kiện vận chuyển cung ứng vật liệu khác thường; công trình sử dụng các vật liệu mới, vật liệu đặc chủng chưa có thông báo giá thì chủ đầu tư phối hợp với tổ chức tư vấn lập đơn giá đến hiện trường xây lắp đối với từng công trình cụ thể trình liên Sở: Xây dựng, Tài chính thẩm định và thông báo áp dụng.
4. Giao Sở Tài chính:
a. Chủ trì, phối hợp với các sở và cơ quan có liên quan xây dựng đơn giá bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành, áp dụng;
b. Hàng quý thông báo giá các loại thiết bị (thiết bị đồng bộ, thiết bị lẻ) lắp đặt trong các công trình xây dựng làm cơ sở lập dự toán công trình xây dựng.
c. Hướng dẫn chi tiết việc lập, thẩm tra, phê duyệt dự toán, quyết toán chi phí quản lý dự án đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Giao Sở Giao thông - Vận tải thông báo phân loại cấp, hạng đường thuộc mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh để làm căn cứ tính cước phí vận chuyển.
Điều 19. Giám sát, đánh giá đầu tư
1. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư - Cơ quan đầu mối tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.
2. Phòng Kế hoạch - Tài chính cấp huyện - Cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức giám sát đánh giá các dự án do UBND cấp huyện, UBND cấp xã quyết định đầu tư, định kỳ báo cáo Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
3. Các dự án khác, người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ định bộ phận chịu trách nhiệm thường xuyên thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định.
4. Theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm các chủ dự án lập báo cáo giám sát đánh giá đầu tư gửi về cơ quan đầu mối tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư trong thời gian 5 ngày đầu của quý sau đó và báo cáo bất thường khi cần thiết.
5. Chủ các dự án (kể cả dự án của tư nhân) sau khi quyết định đầu tư phải công khai các nội dung theo quy định của pháp luật.
6. Các dự án sử dụng vốn ngân sách không thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư sẽ không được xem xét điều chỉnh nội dung đầu tư, không được ghi vốn đầu tư kế hoạch năm tiếp theo.
7. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kết quả công tác giám sát, đánh giá đầu tư báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh theo định kỳ.
Mọi hành vi vi phạm Pháp luật Xây dựng và cố ý làm trái với quy định này đều bị xử lý theo quy định của Pháp luật hiện hành.
1. Chủ tịch UBND cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp xã, Chánh Thanh tra chuyên ngành của các Sở có liên quan có trách nhiệm:
a. Tổ chức kiểm tra và thực hiện xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng theo quy định hiện hành của Nhà nước; Trường hợp vượt quá thẩm quyền thì báo cáo UBND tỉnh xử lý.
b. Hàng quý, 6 tháng, năm tổng hợp kết quả xử lý vi phạm hành chính của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động xây dựng báo cáo Sở Xây dựng trong 10 ngày đầu của tháng quý sau.
2. Sở Xây dựng hàng quý, 6 tháng, năm tổng hợp tình hình vi phạm hành chính của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh xử lý. Trường hợp đột xuất Sở Xây dựng phải có báo cáo UBND tỉnh xử lý kịp thời.
Điều 21. Trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân
1. Giám đốc các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện, các Chủ đầu tư, các Ban quản lý dự án, Chủ tịch UBND cấp xã đã được UBND tỉnh phân cấp, ủy quyền thực hiện những nội dung về quản lý đầu tư - xây dựng chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung thẩm định, quyết định của mình.
2. Các cơ quan thẩm định, phê duyệt hồ sơ xây dựng có trách nhiệm niêm yết công khai tại phòng tiếp nhận hồ sơ một cửa các thủ tục cần thiết khi Chủ đầu tư trình thẩm định hồ sơ xây dựng cơ bản và có trách nhiệm xem xét hồ sơ, hướng dẫn, bổ sung những nội dung còn thiếu để các Chủ đầu tư thực hiện, không gây phiền hà sách nhiễu đối với khách hàng.
Giám đốc các Sở, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông - Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủy sản, Công nghiệp, Tài nguyên và Môi trường, Bưu chính Viễn thông, Điện lực Hà Tĩnh; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thành phố trực thuộc tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy định này.
Quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, hoặc những vấn đề phát sinh các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo UBND tỉnh nghiên cứu giải quyết.