Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

Số hiệu 92/KH-UBND
Ngày ban hành 08/01/2014
Ngày có hiệu lực 08/01/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Chu Ngọc Anh
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 92/KH-UBND

Phú Thọ, ngày 08 tháng 01 năm 2014

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị giá tăng và phát triển bền vững”; Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”; Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH ngày 20/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

UBND tỉnh Phú Thọ xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 với các nội dung cụ thể sau:

I- MỤC TIÊU.

1. Mục tiêu tổng quát.

- Cụ thể hóa nội dung, định hướng phát triển của Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tại Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động thực hiện Đề án của Bộ Nông nghiệp và PTNT đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện, bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng vùng, từng địa phương. Nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng giá trị và khả năng cạnh tranh thông qua liên kết mở rộng quy mô sản xuất, tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Xây dựng phát triển nền nông nghiệp hiện đại, đẩy mạnh công nghiệp chế biến sâu.

- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; giảm dần tỷ lệ lao động trong nông nghiệp. Nâng cao năng lực, trình độ, thu nhập, cải thiện mức sống của người dân nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực, giảm tỷ lệ hộ nghèo. Quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai đảm bảo an toàn, phát triển sản xuất bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể.

2.1. Giai đoạn 2013 - 2015.

- Tốc độ tăng bình quân giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, thủy sản >5%/năm.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10%.

- Sản lượng lương thực có hạt hàng năm đạt 46 - 47 vạn tấn.

- Sản lượng thịt hơi các loại đạt 132 ngàn tấn.

- Sản lượng thủy sản đạt 30 ngàn tấn.

- Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2015 tăng 1,8 lần so với năm 2008.

- Tỷ lệ che phủ rừng đạt 50,8%.

- Tỷ lệ dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh đạt 92%.

- Phấn đấu có 57 xã đạt và cơ bản đạt chuẩn xã nông thôn mới, trong đó có tối thiểu 8 xã đạt chuẩn.

2.2. Giai đoạn 2016 - 2020.

- Tốc độ tăng bình quân giá trị tăng thêm ngành nông, lâm, thủy sản đạt >4,5%/năm.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5%.

- Sản lượng lương thực có hạt hàng năm đạt 47 vạn tấn.

- Sản lượng thịt hơi các loại đạt 151,5 ngàn tấn.

- Sản lượng thủy sản đạt 40 ngàn tấn.

- Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2020 tăng 2,5 lần so với năm 2008.

- Tỷ lệ che phủ rừng 51%.

[...]