THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 26/2024/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 12 năm 2024
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC KÝ KẾT VĂN KIỆN NHÂN DANH HIỆP
HỘI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Điều ước
quốc tế ngày 09 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020);
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 59/2024/NĐ-CP
ngày 25 tháng 5 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP
ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 81/2022/NĐ-CP
ngày 14 tháng 10 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao;
Nhằm triển khai thực hiện Hiến chương ASEAN;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về Quy
chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc ký kết văn kiện nhân danh Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy chế phối hợp giữa các cơ quan trong việc ký kết văn kiện nhân danh
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 02 năm 2025.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP, các Vụ: PL, TH, Cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, QHQT (9b).
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Bùi Thanh Sơn
|
QUY CHẾ
VỀ
PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN TRONG VIỆC KÝ KẾT VĂN KIỆN NHÂN DANH HIỆP HỘI CÁC QUỐC
GIA ĐÔNG NAM Á (ASEAN)
(Kèm theo Quyết định số 26/2024/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Thủ tướng
Chính phủ)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về cơ chế phối hợp giữa các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc trình Thủ tướng Chính
phủ đề xuất quan điểm của Việt Nam đối với việc ASEAN ký, thông qua, sửa đổi, bổ
sung, gia hạn, tạm đình chỉ, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi’ văn kiện nhân danh
tổ chức này với đối tác bến ngoài ASEAN.
2. Văn kiện nhân danh ASEAN là văn kiện được ký kết
giữa ASEAN với tư cách là một tổ chức quốc tế liên chính phủ và đối tác bên
ngoài ASEAN theo pháp luật quốc tế; không phải là điều ước quốc tế làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ đối với Nhà nước, Chính phủ Việt
Nam; không phải là thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Chính phủ Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ tham gia hợp tác ASEAN theo sự phân công của Thủ tướng
Chính phủ.
Điều 3. Nguyên tắc xác định
quan điểm của Việt Nam về việc ASEAN ký kết văn kiện nhân danh ASEAN
1. Không trái với lợi ích quốc gia, dân tộc, phù hợp
với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Phù hợp với Hiến chương ASEAN và các quy định của
ASEAN, đặc biệt là Quy tắc về Thủ tục ký kết điều ước quốc tế của ASEAN.
3. Các văn kiện trình Thủ tướng Chính phủ theo quy
định tại Quy chế này phải bảo đảm nguyên tắc không làm phát sinh, thay đổi hoặc
chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước, Chính phủ Việt Nam theo pháp luật
quốc tế.
Điều 4. Thủ tục đề xuất quan điểm
của Việt Nam đối với việc ASEAN ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm
đình chỉ, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi văn kiện nhân danh ASEAN
1. Cơ quan đề xuất lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ
Ngoại giao và các cơ quan liên quan về quan điểm của Việt Nam đối với việc
ASEAN ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm đình chỉ, chấm dứt, từ bỏ
hoặc rút khỏi văn kiện nhân danh ASEAN.
Hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cho ý kiến, dự thảo Tờ trình Thủ
tướng Chính phủ đề xuất quan điểm của Việt Nam đối với việc ASEAN ký, thông
qua, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm đình chỉ, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi văn
kiện, trong đó nêu rõ yêu cầu, mục đích, nội dung chính của văn kiện và đánh
giá của Cơ quan đề xuất về việc tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Quy
chế này.
b) Dự thảo văn kiện bằng tiếng nước ngoài và bản dịch
tiếng Việt.
2. Bộ Ngoại giao và các cơ quan được lấy ý kiến có
trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận
đủ hồ sơ lấy ý kiến của Cơ quan đề xuất theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Ngoại giao và các cơ
quan liên quan, Cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
quan điểm của Việt Nam đối với việc ASEAN ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, gia
hạn, tạm đình chỉ, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi văn kiện nhân danh ASEAN.
Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất quan điểm của
Việt Nam đối với việc ASEAN ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm đình
chỉ, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi văn kiện, trong đó nêu rõ yêu cầu, mục đích,
nội dung chỉnh của văn kiện và đánh giá của Cơ quan đề xuất về việc tuân thủ
các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Quy chế này.
b) Dự thảo văn kiện bằng tiếng nước ngoài và bản dịch
tiếng Việt.
c) Giải trình, tiếp thu ý kiến của các cơ quan.
4. Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định quan điểm
của Việt Nam đối với việc ASEAN ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm
đình chỉ, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi văn kiện nhân danh ASEAN bằng văn bản,
bao gồm các nội dung:
a) Đồng ý hoặc không đồng ý với việc ASEAN ký,
thông qua, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm đình chỉ, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi
văn kiện nhân danh ASEAN;
b) Giao Bộ Ngoại giao thực hiện thủ tục đối ngoại ủy
quyền hoặc không ủy quyền cho Tổng Thư ký ASEAN hoặc người đại diện ASEAN ký
văn kiện nhân danh ASEAN.
Điều 5. Thủ tục đối ngoại
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
quyết định bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại Khoản 4 Điều
4 Quy chế này, Bộ Ngoại giao tiến hành thủ tục đối ngoại cần thiết theo quy định.
Điều 6. Trách nhiệm báo cáo,
thông báo
Khi có thông tin về việc ASEAN ký văn kiện, Cơ quan
đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ bằng văn bản và thông báo cho các cơ quan
liên quan về việc ASEAN đã ký, thông qua, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, tạm đình
chỉ, chấm dứt, từ bỏ hoặc rút khỏi văn kiện./.