Quyết định 256/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt “Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn và miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2015"

Số hiệu 256/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/02/2011
Ngày có hiệu lực 18/02/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Lê Quang Thích
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 256/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 18 tháng 02 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NÔNG THÔN VÀ MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2011-2015”

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 01/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn và miền núi giai đoạn 2011-2015;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 28/TTr-SKHCN ngày 14/01/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn và miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015” (sau đây gọi tắt là Chương trình); với các nội dung sau:

I. Mục tiêu của Chương trình:

1. Mục tiêu chung:

- Xây dựng các mô hình ứng dụng để chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về nông nghiệp, nông thôn cho nông dân nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa. Từng bước tạo đà cho việc ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất; Thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông thôn, miền núi theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

- Liên kết và phối hợp với các Chương trình mục tiêu Quốc gia, các chương trình phát triển kinh tế-xã hội khác để lựa chọn và triển khai ứng dụng các công nghệ phù hợp, đúc rút kinh nghiệm, tạo căn cứ thực tiễn cho việc phổ cập các giải pháp công nghệ tiến bộ như một biện pháp để nâng cao hiệu quả đầu tư các nguồn lực của Nhà nước nói riêng và nguồn lực của xã hội nói  chung.

- Đào tạo, tập huấn cho nông dân và cán bộ kỹ thuật cơ sở nâng cao năng lực, nhằm giúp các địa phương chủ động tìm kiếm, lựa chọn, và triển khai các dự án ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Triển khai thực hiện ít nhất 20 dự án, xây dựng ít nhất 20 mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về: phát triển trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa; thu hoạch, bảo quản và chế biến nông-lâm-thủy sản; hình thành ngành nghề mới, khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn.

- Tổ chức đào tạo, tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ cho ít nhất 2.000 lượt nông dân và cán bộ kỹ thuật cơ sở.

- Xây dựng và triển khai các chuyên đề giới thiệu về hoạt động của chương trình và phổ biến kiến thức khoa học, tập huấn kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

II. Nội dung của Chương trình:

1. Các dự án ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ:

Các dự án ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ được hình thành theo các nhóm gắn với mục tiêu và nội dung cụ thể sau đây:

a) Phát triển sản xuất:

- Xây dựng các mô hình phát triển trồng trọt, chăn nuôi theo hướng hàng hóa, phù hợp với điều kiện và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của từng địa phương.

- Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình phát triển kinh tế vườn đồi, kinh tế trang trại theo hướng bền vững. Sử dụng công nghệ tiên tiến về tưới tiêu, tiết kiệm nước cho vùng gò đồi, vùng khô hạn.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với chế biến, các hình thức nuôi công nghiệp, nuôi sinh thái gắn với bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng các mô hình canh tác phù hợp; các mô hình trồng rừng bền vững để phát triển sản xuất, đảm bảo lương thực tại chỗ và tạo thu nhập cho người dân vùng núi, vùng dân cư phân tán, điều kiện giao thông, vận chuyển khó khăn.

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón từ phế phụ phẩm nông nghiệp, ủ bảo quản thức ăn thô xanh phục vụ chăn nuôi gia súc, phòng trừ dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi, xử lý môi trường,...

b) Bảo quản, chế biến nông sản: Ứng dụng thiết bị và công nghệ tiên tiến, công nghệ sinh học trong chế biến, bảo quản các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành sử dụng nguyên liệu tại chỗ để có giá thành hạ, chất lượng cao.

c) Ngành nghề nông thôn: Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ phát triển nghề mới ở nông thôn dần từng bước hình thành làng nghề; khôi phục và phát triển một số ngành nghề truyền thống có khả năng phát triển thành làng nghề trên địa bàn tỉnh.

[...]