Quyết định 2549/QĐ-UB năm 1992 về Quy định quản lý trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và bến, cảng sông thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 2549/QĐ-UB
Ngày ban hành 26/10/1992
Ngày có hiệu lực 26/10/1992
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Nguyễn Văn Huấn
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 2549/QĐ-UB

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 26  tháng 10  năm 1992

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN “QUY ĐỊNH QUẢN LÝ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ BẾN, CẢNG SÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
Căn cứ Nghị định số 141/HĐBT ngày 25 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc xử phạt vi phạm hành chánh trong lãnh vực an ninh, trật tự;
Căn cứ quyết định số 1286/QĐ-QLGTTB ngày 17 tháng 7 năm 1989 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành điều lệ bảo vệ đường thủy nội địa; quyết định số 1035/QĐ-VT ngày 12 tháng 6 năm 1990 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành thể lệ vận chuyển và xếp dỡ hàng hoá trên đường thủy nội địa và quyết định số 672/QĐ-VT ngày 27 tháng 4 năm 1992 của Bộ Giao thông Vận tải về việc ban hành quy chế quản lý cảng, bến sông.
Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Giao thông Công chánh thành phố tại văn bản số 101/CV.QLGT ngày 31 tháng 7 năm 1991 và văn bản số 109/CV.QLGT ngày 29 tháng 7 năm 1992; quan ý kiến của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh tại văn bản số 50/VP ngày 13 tháng 8 năm 1991 về dự thảo quy định quản lý trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành bản “Quy định quản lý trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và bến, cảng sông thành phố Hồ Chí Minh”.

Điều 2. Quyết định kèm theo bản quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Những quy định trước đây của các cơ quan, tổ chức trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Giám đốc Sở Giao thông Công chánh thành phố, Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh và Giám đốc Sở Xây dựng thành phố có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp, phản ảnh trong quá trình tổ chức thi hành qui định này; nghiên cứu, đề xuất trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố xem xét sửa đổi, bổ sung cần thiết.

Điều 4. Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Giao thông Công chánh thành phố, Giám đốc Công an thành phố Hồ Chí Minh, Giám đốc Sở Xây dựng thành phố, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, các tổ chức và cá nhân có sử dụng, khai thác hoặc liên quan đến khai thác đường thủy nội địa thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm và nghĩa vụ thi hành quyết định này.-

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH/ THƯỜNG TRỰC




Nguyễn Văn Huấn

 

QUY ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ CẢNG SÔNG, BẾN TRÊN SÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(Ban hành kèm theo quyết định số 2549/QĐ-UB ngày 26 tháng 10 năm 1992 của UBND thành phố)

Chương I.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Tất cả sông, kinh rạch (sau đây gọi chung là sông) trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được sử dụng vào mục đích giao thông vận tải (theo danh bạ công bố) là đường thủy nội địa thp, do thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý (theo điều lệ bảo vệ đường thủy nội địa” của Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện, trừ luồng tàu biển và luồng tàu sông thuộc Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện quản lý.

Điều 2.

a) Toàn bộ hệ thống kinh: kinh Tẻ, Kinh Đôi (trừ luồng tàu được xác định theo văn bản số 1060/CV.TK ngày 3/11/1991 của Liên hiệp các xí nghiệp quản lý giao thông đường thủy), rạch Bến Nghé, kinh Tàu Hũ, kinh Lò gốm và các kinh ngang số 1, 2, 3 bao gồm cả vàng đất ven bờ đến sát mép đường bộ (nhưng không vào quá 30m so với biên độ nước lúc cao nhất, đối với những chỗ có khoảng cách lớn hơn 30m giữa mép bờ kinh và mép đường bộ) là khu vực cảng sông trọng điểm của thành phố Hồ Chí Minh; tạm thời giao cho cảng Bình Đông trực tiếp điều hành và phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng thành phố để thống nhất quản lý theo quy hoạch.

b) Phạm vi các bến sông, cảng sông khác trên đường thủy nội địa thành phố được xác định theo quy định của “Thể lệ vận chuyển và xếp dỡ hàng hoá thủy nội địa”, “Quy chế quản lý cảng và bến sông” hiện hành và quy hoạch chung của thành phố.

Điều 3. Giao cho Sở Giao thông Công chánh thành phố quản lý Nhà nước về hệ thống đường thủy nội địa, bến sông và cảng sông thành phố trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn được quy định tại quyết định số 1286/QĐ-GTTB ngày 17/7/1989, quyết định số 1035/QĐ-VT ngày 12/6/1990 và quyết định số 672/QĐ-VT ngày 27/4/1992 của Bộ Giao thông Vận tải và Bưu điện.

Việc phân cấp quản lý bến sông, cảng sông thành phố được quy định cụ thể tại chương II của bảng quy định này.

Điều 4. Những công trình (bao gồm nhà cửa, bến bãi, chợ, cửa hàng, nhà hàng nổi, đăng đáy cá…) đã và sẽ được xây dựng trong phạm vi quy định tại điều 1, điều 2 trong bảng quy định này phải phù hợp với quy hoạch thành phố và phải được Ủy ban nhân dân thành phố cho phép.

Sở Giao thông Công chánh phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng thành phố giúp UBND thành phố xem xét các yêu cầu sử dụng, rà soát các công trình hiện hữu trong phạm vi đường thủy nội địa thành phố. Nghiên cứu, đề xuất việc tháo dỡ, giải tỏa những công trình xây dựng trái phép hoặc những công trình xét thấy làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường thủy và bến cảng sông thành phố.

Điều 5. Bảng quy định này áp dụng đối với các loại phương tiện giao thông vận tải thủy và các đối tượng khác có nhu cầu sử dụng, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đường thủy nội địa và bến cảng sông thành phố Hồ Chí Minh.

Chương II.

PHÂN CẤP QUẢN LÝ BẾN SÔNG VÀ CẢNG SÔNG THÀNH PHỐ

[...]