Quyết định 11/2007/QĐ-UBND quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Số hiệu | 11/2007/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 07/03/2007 |
Ngày có hiệu lực | 17/03/2007 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Cần Thơ |
Người ký | Võ Thanh Tòng |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2007/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 07 tháng 3 năm 2007 |
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;
Căn cứ Quyết định số 27/2005/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 5 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải về quản lý đường thủy nội địa;
Theo đề nghị của Sở Giao thông Công chính,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số
11/2007/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Quy định này quy định phạm vi hành lang bảo vệ luồng, các công trình giao thông thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; hoạt động khai thác khoáng sản, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; đăng ký, đăng kiểm phương tiện; việc đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa; điều kiện hoạt động đối với cảng, bến hàng hóa, cảng bến hành khách và bến khách ngang sông; điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa và quản lý nhà nước đối với việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan hoạt động giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thủy nội địa
1. Hoạt động giao thông đường thủy nội địa phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, an toàn của phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông đường thủy nội địa; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/2007/QĐ-UBND |
Cần Thơ, ngày 07 tháng 3 năm 2007 |
V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Chỉ thị số 31/2005/CT-TTg ngày 29 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa;
Căn cứ Quyết định số 27/2005/QĐ-BGTVT ngày 17 tháng 5 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải về quản lý đường thủy nội địa;
Theo đề nghị của Sở Giao thông Công chính,
QUYẾT ĐỊNH:
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số
11/2007/QĐ-UBND ngày 07 tháng 3 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Quy định này quy định phạm vi hành lang bảo vệ luồng, các công trình giao thông thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; hoạt động khai thác khoáng sản, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản; đăng ký, đăng kiểm phương tiện; việc đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa; điều kiện hoạt động đối với cảng, bến hàng hóa, cảng bến hành khách và bến khách ngang sông; điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa và quản lý nhà nước đối với việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan hoạt động giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Điều 3. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường thủy nội địa
1. Hoạt động giao thông đường thủy nội địa phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn cho người, phương tiện, tài sản và bảo vệ môi trường, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa là trách nhiệm của toàn xã hội, của chính quyền các cấp, của tổ chức, cá nhân quản lý hoặc trực tiếp tham gia giao thông; thực hiện đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, an toàn của phương tiện, kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho người tham gia giao thông đường thủy nội địa; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật.
3. Phát triển giao thông đường thủy nội địa phải theo quy hoạch, kế hoạch và đồng bộ.
4. Quản lý giao thông đường thủy nội địa được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các cấp.
Điều 4. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng
1. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng được quy định như sau:
a) Trường hợp luồng không sát bờ, phạm vi hành lang bảo vệ luồng tối đa không quá 25 m (hai mươi lăm mét) , tối thiểu không dưới 10 m (mười mét) kể từ mép luồng trở ra mỗi phía bờ, cụ thể:
- 25 m (hai mươi lăm mét) đối với sông, kênh cấp I, II;
- 15 m (mười lăm mét) đối với sông, kênh cấp III, IV;
- 10 m (mười mét) đối với sông, kênh cấp V, VI.
(Phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5664 - 1992 được ban hành theo Quyết định số 347/QĐ ngày 23 tháng 5 năm 1992 của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước).
b) Trường hợp luồng sát bờ, phạm vi hành lang bảo vệ luồng phía sát bờ được tính từ mép bờ tự nhiên trở vào phía bờ tối thiểu không dưới 05 m (năm mét); nếu luồng trong khu vực thuộc quận, thị trấn thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng có thể dưới 05 m (năm mét);
c) Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng trùng với hành lang an toàn đường bộ, thì phạm vi hành lang bảo vệ luồng được tính từ mép luồng tới mép bờ tự nhiên;
d) Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng trùng với hành lang an toàn cầu đường bộ, thì thực hiện theo quy định về bảo vệ hành lang an toàn cầu;
đ) Trường hợp phạm vi hành lang bảo vệ luồng trùng với phạm vi bảo vệ các công trình phòng, chống lụt, bão, thì thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng chống lụt, bão, pháp luật về đê điều.
2. Mép bờ tự nhiên quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này là đường giao nhau giữa bãi sông và bờ sông.
Mép bờ tự nhiên do cơ quan quản lý giao thông chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý thủy lợi cấp thành phố xác định cụ thể căn cứ đặc điểm của từng khu vực.
3. Phần trên không, phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước, phần dưới đáy sông: theo cấp kỹ thuật đường thủy nội địa hiện hành.
Điều 5. Phạm vi bảo vệ của công trình kè, đập
1. Phạm vi bảo vệ kè giao thông được quy định như sau:
a) Đối với kè ốp bờ:
- Từ đầu kè và từ cuối kè trở về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50m (năm mươi mét);
- Từ đỉnh kè trở vào bờ tối thiểu 10 m (mười mét);
- Từ chân kè trở ra phía luồng 20 m (hai mươi mét);
b) Đối với kè mỏ hàn:
- Từ chân kè (kể cả cụm kè cũng như kè đơn) về hai phía thượng lưu và hạ lưu, mỗi phía 50 m (năm mươi mét);
- Từ gốc kè trở vào phía bờ 50 m (năm mươi mét);
- Từ chân đầu kè trở ra phía luồng 20 m (hai mươi mét);
2. Phạm vi bảo vệ đập giao thông được tính từ hai đầu đập theo trục dọc về mỗi phía 50 m (năm mươi mét); từ chân đập phía thượng lưu trở về phía thượng lưu và từ chân đập phía hạ lưu trở về phía hạ lưu, mỗi phía 100 mét (một trăm mét).
3. Trong phạm vi bảo vệ kè, đập không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Để vật liệu, phương tiện, thiết bị gây sạt lở kè, đập;
- Neo, buộc phương tiện;
- Sử dụng chất nổ, khai thác khoáng sản hoặc có hành vi khác gây ảnh hưởng đến kè, đập;
- Xâm phạm cơ sở vật chất kỹ thuật của công trình;
- Khoan, đào, khoét lấy đất, mở luồng lạch ven kè, đập.
Điều 6. Giới hạn bảo vệ các công trình khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
1. Đối với cảng, bến thủy nội địa, âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập… phạm vi bảo vệ gồm vùng đất, vùng nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối với báo hiệu đường thủy nội địa, trụ neo, cọc neo, mốc thủy chí, mốc đo đạc, phạm vi bảo vệ là 05 m (năm mét), kể từ điểm ngoài cùng trở ra mỗi phía của trụ neo, cọc neo, mốc thủy chí, mốc đo đạc.
3. Trong phạm vi bảo vệ các công trình quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không được thực hiện các hành vi sau đây:
a) Neo, buộc phương tiện, súc vật vào phao, cột báo hiệu, mốc thủy chí, mốc đo đạc;
b) Làm hư hỏng, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của hệ thống báo hiệu;
c) Thải các chất độc hại ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của công trình.
1. Khai thác khoáng sản trong phạm vi bảo vệ luồng phải tuân theo các quy định sau đây:
a) Phải có ý kiến bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa;
b) Phải có phương án bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa chấp thuận bằng văn bản;
c) Khi kết thúc việc khai thác khoáng sản phải thanh thải vật chướng ngại do khai thác gây ra và được cơ quan quản lý đường thủy nội địa phụ trách khu vực xác nhận giao thông trên luồng được bảo đảm như trước khi khai thác khoáng sản;
d) Bồi thường thiệt hại phát sinh liên quan đến phạm vi bảo vệ luồng do khai thác khoáng sản gây ra.
2. Đánh bắt thủy sản lưu động không được gây cản trở giao thông.
3. Không đặt cố định ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản trên luồng khi không được sự chấp thuận của đơn vị quản lý đường thủy nội địa.
4. Mọi chướng ngại của các tổ chức và cá nhân gây ra trong phạm vi bảo vệ luồng phải được thanh thải hoặc xử lý theo quy định tại Điều 16 và Điều 20 của Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Điều 8. Điều kiện hoạt động của phương tiện
1. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực, phương tiện có sức chở trên 12 người, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 26 của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
b) Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, sơn vạch dấu mớn nước an toàn, số lượng người được phép chở trên phương tiện;
c) Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên.
2. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 05 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người. Khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
3. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến dưới 05 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người, phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 mã lực hoặc có sức chở dưới 05 người, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm an toàn, sơn vạch dấu mớn nước an toàn và có giấy chứng nhận đăng ký.
4. Đối với phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoặc bè, khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải đảm bảo an toàn theo quy định của cơ quan chủ quản nơi có chủ phương tiện đăng ký hộ khẩu thường trú.
Điều 9. Đăng ký, đăng kiểm phương tiện
1. Phương tiện thuộc diện đăng ký, đăng kiểm:
a) Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 mã lực, phương tiện có sức chở trên 12 người;
b) Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 05 tấn đến 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 mã lực đến 15 mã lực hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người.
2. Phương tiện thuộc diện đăng ký nhưng không đăng kiểm:
a) Phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 01 tấn đến dưới 05 tấn hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người;
b) Phương tiện có động cơ công suất máy chính dưới 05 mã lực hoặc có sức chở dưới 05 người;
Loại phương tiện thuộc diện đăng ký, không phải đăng kiểm (có tờ khai theo mẫu thống nhất và được xác nhận của chính quyền địa phương).
3. Phương tiện thô sơ có trọng tải toàn phần dưới 01 tấn hoặc có sức chở dưới 05 người hoặc bè thì không thuộc diện đăng ký, đăng kiểm.
Điều 10. Cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện thủy nội địa
1. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp; có phương án tổ chức sản xuất phù hợp với chủng loại, kích cỡ phương tiện được sản xuất.
2. Có bộ phận giám sát, quản lý chất lượng để bảo đảm sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
3. Có ít nhất một cán bộ kỹ thuật:
a) Tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành đóng tàu trở lên đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện có sức chở đến 12 người, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần đến 50 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính đến 50 mã lực;
b) Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành đóng tàu trở lên đối với cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện có sức chở trên 12 người, phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 50 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 50 mã lực.
4. Có phương án phòng cháy, chữa cháy và phòng ngừa ô nhiễm môi trường được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc cấp giấy chứng nhận.
Điều 11. Điều kiện hoạt động đối với cảng, bến hàng hóa; cảng, bến hành khách; bến khách ngang sông
1. Đối với cảng, bến hàng hóa:
a) Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; vị trí cảng, bến có địa hình, thủy văn ổn định, phương tiện ra vào an toàn thuận lợi;
b) Vùng nước cảng, bến không chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền;
c) Công trình cầu, cảng bảo đảm tiêu chuẩn an toàn; luồng vào cảng, bến (nếu có) phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật luồng theo quy định;
d) Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định;
đ) Thiết bị xếp dỡ (nếu có) phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và phù hợp với kết cấu của cầu cảng hoặc sức chịu lực của công trình bến;
e) Đối với cảng, bến chuyên xếp dỡ hàng hóa nguy hiểm, ngoài các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này còn phải thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đối với hàng nguy hiểm;
g) Được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 của Quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2005 về việc công bố cảng hoặc cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa.
2. Đối với cảng, bến hành khách:
a) Các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, d và g khoản 1 Điều này;
b) Có cầu cho hành khách lên xuống an toàn, có nhà chờ, nội quy cảng, bến và bảng niêm yết giá vé.
3. Đối với bến khách ngang sông:
a) Không nằm trong khu vực cấm xây dựng theo quy định của pháp luật; phù hợp với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa; vị trí bến có địa hình, thủy văn ổn định, phương tiện ra vào an toàn thuận lợi;
b) Có cầu cho người, phương tiện giao thông đường bộ lên xuống an toàn, thuận tiện; có trang thiết bị cho phương tiện neo buộc, có đèn chiếu sáng nếu hoạt động ban đêm. Đối với bến khách ngang sông mà phương tiện vận tải hành khách ngang sông được phép chở ô tô thì công trình bến phải áp dụng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của bến phà;
c) Lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa theo quy định;
d) Có nhà chờ, bảng nội quy, bảng niêm yết giá vé;
đ) Được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 6 của Quy chế quản lý hoạt động của cảng, bến thủy nội địa ban hành kèm theo Quyết định số 07/2005/QĐ-BGTVT ngày 07 tháng 01 năm 2005 của Bộ Giao thông vận tải về việc cấp Giấy phép hoạt động bến khách ngang sông.
Điều 12. Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa
1. Điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa được quy định như sau:
a) Tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh vận tải đường thủy nội địa;
b) Phương tiện có đầy đủ điều kiện hoạt động theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa;
c) Thuyền viên, người lái phương tiện phải có bằng hoặc chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh đảm nhiệm, đúng độ tuổi theo quy định.
2. Ngoài điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách còn phải đáp ứng điều kiện sau đây:
Đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông vận tải đường thủy nội địa phương án tổ chức chạy tàu và biểu đồ chạy tàu theo tuyến cố định (đối với hình thức vận tải theo tuyến cố định) hoặc khu vực hoạt động (đối với hình thức vận tải không theo tuyến cố định).
3. Đối với bến hành khách ngang sông, ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì bến đón, trả hành khách phải đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn và được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động.
1. Các sở, ban ngành và Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:
a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường thủy nội địa; kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa theo thẩm quyền; áp dụng các biện pháp thiết lập trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương;
b) Thực hiện các biện pháp bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, chống lấn chiếm hành lang bảo vệ luồng, đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và chịu trách nhiệm về trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương.
2. Sở Giao thông Công chính có trách nhiệm:
a) Chủ trì phối hợp các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tiến hành kiểm tra luồng, tuyến, bến bãi, các chướng ngại vật, các điểm họp chợ trên sông, có kế hoạch quy hoạch nạo vét, giải phóng chướng ngại vật, cắm mốc chỉ giới đường thủy nội địa, cắm phao tiêu, lắp đặt biển báo, thả phao tim luồng… theo quy định của pháp luật. Nếu phát hiện sự cố biến đổi của luồng, chướng ngại vật kịp thời thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông, tuyên truyền hướng dẫn các chủ phương tiện, chủ bến, chủ công trình và nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh Luật Giao thông đường thủy nội địa;
b) Phối hợp chặt chẽ và yêu cầu các đơn vị quản lý đường thủy nội địa có cảng, bến thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý cung cấp thông tin về luồng chạy tàu để thông báo tình hình luồng cho phương tiện ra vào cảng, bến thủy nội địa; kiểm tra điều kiện an toàn đối với cầu tàu, bến, luồng, báo hiệu và các công trình khác có liên quan trong phạm vi cảng, bến thủy nội địa; khi có dấu hiệu không bảo đảm an toàn phải thông báo cho tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xử lý kịp thời;
c) Cấp, thu hồi giấy phép sử dụng vùng nước cho thi công, đình chỉ đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa ở địa phương không bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình đường thủy nội địa ở địa phương. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cấp, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động ngoài phạm vi bảo vệ nhưng ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình giao thông đường thủy nội địa ở địa phương;
d) Tăng cường mở các lớp thi cấp, đổi bằng, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện và đảm nhiệm chức danh thuyền viên phương tiện thủy nội địa;
đ) Thống kê phương tiện thủy chưa đăng ký, đăng kiểm và người lái phương tiện không có chứng chỉ chuyên môn. Đồng thời chỉ đạo cho các tổ chức và cá nhân có liên quan về việc thực hiện các Quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa và Quy định về vận tải hàng hóa, hành khách đường thủy nội địa ở địa phương; chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp Ủy ban nhân dân các cấp tăng cường kiểm tra hoạt động vận tải hành khách, đặc biệt là các bến và phương tiện đưa khách ngang sông, kiên quyết xử lý những bến không có giấy phép hoạt động.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện và Đoạn Quản lý đường sông số 12 thống nhất việc quy hoạch vùng khai thác nuôi trồng, đánh bắt thủy sản (bè cá, đăng đáy cá…) trên các tuyến sông ở nơi xa dân cư và có sơ đồ vị trí neo đậu đúng quy định. Việc cấp phép hoạt động phải thực hiện đúng quy định, có phương án bảo đảm an toàn giao thông và không làm ảnh hưởng đến môi trường nguồn nước sử dụng.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
Phối hợp với các ngành chức năng quản lý đường sông Trung ương (Đoạn Quản lý đường sông số 12, Cảng vụ đường thủy nội địa IV...) thống nhất việc quy hoạch, vùng khai thác cát hoặc khoáng sản khác trên đường thủy nội địa và cấp phép cho các tổ chức, cá nhân khai thác phải có phương án bảo đảm an toàn giao thông đúng theo quy định của Luật Giao thông đường thủy nội địa; kiên quyết xử lý vi phạm, tước giấy phép khai thác khoáng sản trên đường thủy nội địa, do hành vi khai thác khoáng sản trên sông không đúng với giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp.
5. Sở Thương mại có trách nhiệm:
Phối hợp với Ủy ban nhân dân quận Cái Răng và Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền thống nhất việc quy hoạch lại chợ nổi và chợ đầu mối trái cây. Riêng chợ đầu mối trái cây quy định phương tiện có tải trọng từ 02 tấn trở lên phải tập kết hàng hóa tại bến chợ đầu mối; đối với phương tiện có tải trọng từ 02 tấn trở xuống không phải gom vào chợ đầu mối nhưng vẫn phải tập trung buôn bán tại khu vực chợ nổi.
6. Lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy, Thanh tra Giao thông và các đơn vị có liên quan tại địa phương có trách nhiệm:
Phối hợp tổ chức tuần tra kiểm soát, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa.
1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ công trình giao thông, xây dựng và tổ chức thực hiện tốt các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa tại địa phương.
2. Có đóng góp công sức, tài sản vào việc xây dựng quy hoạch phát triển giao thông và bảo vệ công trình giao thông đường thủy nội địa.
3. Phát hiện và báo cáo kịp thời hoặc tích cực tham gia cứu chữa công trình giao thông đường thủy nội địa khi gặp sự cố; đồng thời, tham gia cứu nạn, giải quyết tốt hậu quả các vụ tai nạn trên đường thủy nội địa trong phạm vi địa phương.
4. Phát hiện, tố giác các hành vi vi phạm Luật Giao thông đường thủy nội địa và các hành vi xâm phạm, phá hoại công trình giao thông đường thủy nội địa.
Tổ chức, cá nhân vi phạm Luật Giao thông đường thủy nội địa và các quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ; trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường, nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.