Quyết định 2468/QĐ-TTg năm 2015 về Phê duyệt Đề án Phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Bộ Chính trị do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 2468/QĐ-TTg
Ngày ban hành 29/12/2015
Ngày có hiệu lực 29/12/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2468/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN THÀNH TRUNG TÂM KINH TẾ, VĂN HÓA VÙNG BẮC TRUNG BỘ ĐẾN NĂM 2020 THEO TINH THẦN NGHỊ QUYẾT SỐ 26-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An thành trung tâm kinh tế, văn hóa vùng Bắc Trung bộ đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển thành phố Vinh đặt trong mối quan hệ tổng thể, đảm bảo gắn kết chặt chẽ với các huyện, thị trong tỉnh, các tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ và giữ vai trò đầu tàu trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; phát triển thành phố Vinh bao gồm thị xã Cửa Lò trở thành thành phố hiện đại, văn minh và giàu mạnh.

2. Nâng cấp, xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu của người dân thành phố, xứng đáng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, từng bước phát huy vai trò trung tâm kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung bộ trên một số lĩnh vực theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị.

3. Phát huy lợi thế so sánh về vị trí địa kinh tế, lấy kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, kinh tế đối ngoại làm nền tảng để phát triển thành phố Vinh trở thành đô thị hiện đại, văn minh, hội nhập quốc tế.

4. Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng; xây dựng chính quyền đô thị, đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, tạo thêm nhiều công ăn việc làm góp phần tăng thu nhập, giảm thiểu chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lp dân cư trong tỉnh và vùng.

5. Phát triển kinh tế gắn với đẩy mạnh đào tạo nhân lực, thu hút, trọng dụng và bảo vệ nhân tài.

6. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và củng cố an ninh quốc phòng, xây dựng hệ thống chính trị, nền hành chính trong sạch, vững mạnh.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Chức năng

- Đầu tàu tăng trưởng và giải quyết các nhiệm vụ trọng yếu về phát triển kinh tế của tỉnh Nghệ An và vùng Bắc Trung bộ.

- Trung tâm về tài chính, thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục đào tạo của vùng Bắc Trung bộ.

- Đầu mối giao thông, cửa ngõ quan trọng của vùng Bắc Trung bộ, cả nước và quốc tế.

2. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng thành phố Vinh trở thành thành phố văn minh, hiện đại, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Nghệ An; trung tâm vùng Bắc Trung bộ về các lĩnh vực tài chính, thương mại, du lịch, khoa học - công nghệ, công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ cao, y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục - đào tạo; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc xứ Nghệ, xã hội phát triển, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

3. Mục tiêu cụ thể

a) Về phát triển kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (theo giá so sánh 2010) bình quân đạt khoảng 12,5 - 13,5%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Đến năm 2020, tổng giá trị gia tăng (theo giá hiện hành) chiếm khoảng 39 - 41% tổng GDP của tỉnh; giá trị gia tăng bình quân đầu người đạt khoảng 141,7 triệu đồng.

- Cơ cấu kinh tế (theo giá trị gia tăng): Ngành công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 33 - 34%; dịch vụ khoảng 65 - 66%; nông nghiệp và thủy sản khoảng 0,5 - 1,0%.

- Giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm.

b) Về phát triển xã hội

[...]