Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 2392/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

Số hiệu 2392/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/08/2015
Ngày có hiệu lực 14/08/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Vũ Thị Thu Thuỷ
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2392/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 14 tháng 08 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyỆt ĐỀ án HỖ trỢ phát triỂn giáo dỤc hòa nhẬp cho trẺ khuyẾt tẬt, trẺ tỰ kỶ trong các cơ sỞ giáo dỤc trên đỊa bàn tỈnh QuẢng Ninh đẾn năm 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Luật người khuyết tật số 51/2010/QH12 ngày 29/6/2010 của Quốc Hội;

Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật;

Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ chức lại, giải thể Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;

Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT ngày 22/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật;

Thông báo số 1138-TB/TU ngày 26/9/2013 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về ý kiến chỉ đạo của thường trực Tỉnh ủy về việc chăm sóc, giáo dục cho trẻ mắc hội chứng tự kỷ;

Kế hoạch số 2370/KH-UBND ngày 17/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2020;

Xét đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 1651/TTr-SGDĐT ngày 30/7/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020” với những nội dung chính sau:

I. Quan điểm

1. Đổi mới công tác chỉ đạo, quản lí giáo dục hòa nhập, chuyển từ quan điểm trợ giúp nhân đạo sang quan điểm bảo đảm quyền con người và nhìn nhận các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn là một bộ phận của nguồn nhân lực; thay các biện pháp hỗ trợ cá nhân bằng việc tạo môi trường, điều kiện, cơ hội tiếp cận bình đẳng, không rào cản đối với các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.

2. Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nhằm thực hiện có hiệu quả công tác trợ giúp người khuyết tật, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là một trong những nội dung quan trọng góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

3. Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh phải đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của địa phương, góp phần tích cực vào công tác đảm bảo an sinh xã hội.

II. Mục tiêu

1. Mục tiêu chung

Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, tự kỷ trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy và tăng cường chất lượng giáo dục hòa nhập; thực hiện quyền và cơ hội của trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ được chăm sóc, giáo dục thường xuyên, có chất lượng.

2. Chỉ tiêu cụ thể

- 100% số cán bộ giáo viên trong các cơ sở giáo dục được trang bị các kiến thức về giáo dục cho trẻ em khuyết tật, tự kỷ;

- 90% số cha mẹ trẻ em (người nuôi dưỡng trẻ), trẻ em được thông tin truyền thông, tư vấn về các chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật, tự kỷ;

- 50% số cơ sở giáo dục tổ chức giáo dục hòa nhập có phòng hỗ trợ đặc biệt hoạt động tư vấn, trợ giúp công tác giáo dục hòa nhập;

- 90% số trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ có khả năng học tập được tham gia học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục;

- 80% số trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ tham gia học hòa nhập cấp tiểu học hoàn thành chương trình học tập;

- 70% số trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ học hòa nhập tiểu học hoàn thành chương trình học tập vào học lớp 6;

- 80% số trẻ khuyết tật, trẻ tự kỷ học hòa nhập cấp học THCS hoàn thành chương trình học tập.

[...]