Kế hoạch 5872/KH-UBND năm 2012 thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Số hiệu 5872/KH-UBND
Ngày ban hành 12/12/2012
Ngày có hiệu lực 12/12/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Thuận
Người ký Võ Đại
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5872 /KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 12 tháng 12 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC GIAI ĐOẠN 2011-2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Thực hiện Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”; Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận với những nội dung cụ thể như sau:

PHẦN MỘT

TÌNH HÌNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH THUẬN

1. Thành tựu:

a) Qui mô:

Trong những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của tỉnh Ninh Thuận đã có bước chuyển mạnh về nhiều mặt. Mạng lưới trường, lớp trên địa bàn tỉnh được quy hoạch, sắp xếp hợp lý theo hướng kiên cố hoá và xã hội hoá giáo dục phù hợp với cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn và mở rộng đến tất cả các địa bàn thôn, xã, huyện trong tỉnh. Qui mô phát triển các ngành học, cấp học tiếp tục được mở rộng, nhất là ở giáo dục trung học. Ngành học Mầm non mặc dù gặp nhiều khó khăn song vẫn tiếp tục duy trì và phát triển.

Trong giai đoạn 2001-2010:

- Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học tăng nhanh, trong đó: mẫu giáo 5 tuổi tăng từ 71,3% lên 93,7% (tăng 22,4%); tiểu học từ 93% lên 98,9% (tăng 5,9%); Trung học cơ sở (THCS) tăng từ 52,94% lên 84,78% (tăng 31,84%); Trung học cơ sở (THPT) tăng từ 33% lên 44,5% (tăng 11,5%). Giáo dục không chính qui được duy trì và phát triển qua việc thu hút học viên vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên (TTGDTX), Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp (TTKTTHHN), 65/65 xã phường có Trung tâm văn hoá, thể thao và học tập cộng đồng.

- Quy mô trường lớp học tăng nhanh, trong đó:

Năm

Mầm non

(trường/lớp)

Tiểu học

(trường/lớp)

THCS

(trường/lớp)

THPT

(trường/lớp)

2001

66/669

122/2116

31/843

9/251

2010

87/777

146/2269

60/1095

17/450

So sánh

tăng 21/108

tăng 24/153

tăng 29/252

tăng 8/199

- Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đã được củng cố và duy trì: 65/65 xã, phường giữ vững tiêu chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi có 41/65 xã, phường đạt tỷ lệ 63,1%. Tỉnh đã giữ vững thành quả phổ cập giáo dục THCS và được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận hoàn thành phổ cập THCS vào cuối năm 2008. Hiện nay tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học tại thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.

- Ước tính đến hết năm 2012 trường phổ thông đạt chuẩn Quốc gia đạt 38/228 đạt 16,6% tăng 1,6% so với kế hoạch;

- Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 22/3/2012 về việc Quy định tiêu chí xét duyệt học sinh bán trú trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Vì vậy số học sinh bán trú tăng lên từ 1.200 em (bán trú dân nuôi) ở năm học trước nay tăng lên 2.236 em, tăng 53,6%. Từ không có trường nào thuộc mô hình PT dân tộc bán trú nhưng đến năm 2012 đã có 6 trường (1 trường tiểu học và 5 trường THCS) với tổng số học sinh: 1.692 em và còn 9 trường là bán trú dân nuôi.

- Đã và đang xây dựng chiến lược Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận đến năm 2020 để thành lập Trường Đại học Ninh Thuận trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

b) Chất lượng:

- Chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo được củng cố và phát triển; tỷ lệ học sinh bỏ học ngày càng giảm. Cụ thể: Tiểu học: giảm từ 4,53% xuống 0,35% (giảm 4,18%); THCS giảm từ 12,36% xuống 3,01% (giảm 9,35%); THPT giảm từ 12,63% xuống 2,6% (giảm 10,03%).

- Tỷ lệ hoàn thành chương trình ở tiểu học giữ mức 99,6%; tốt nghiệp THCS: tăng từ 92,3% lên 95,4% (tăng 3,1%), THPT: tăng từ 64,6% lên 91,95% (tăng 27,35%);

c) Quản lý giáo dục:

Công tác quản lý giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác tài chính được quản lý thống nhất trong toàn tỉnh. Đội ngũ giáo viên phát triển ổn định về số lượng và chất lượng. Cuộc vận động "hai không" dần đi vào chiều sâu và phát huy hiệu quả. Phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực được các cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, các ngành phối hợp triển khai, toàn ngành tích cực tham gia. Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học được tăng cường. Các trường được xây dựng kiên cố, đúng quy hoạch, tập trung, lầu hoá.

Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo”; điều này làm cho cán bộ và nhân dân Bác Ái rất phấn khởi. Thực tế trong thời gian qua, Nghị quyết 30a của Chính phủ đã từng bước đi vào cuộc sống, góp phần làm cho kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc ở Bác Ái có nhiều tiến bộ; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, mạng lưới trường lớp ngày càng mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục phát triển. Tỷ lệ học sinh bỏ học, nghỉ học ngày càng giảm, học sinh các cấp học ngày càng tăng, chất lượng giáo dục và đào tạo có chuyển biến rõ nét, đội ngũ cán bộ tại chỗ xuất hiện ngày càng nhiều, đồng bào các dân tộc có chuyển biến về nhận thức, các phong tục tập quán lạc lậu có chiều hướng giảm đáng kể.

d) Đội ngũ nhà giáo:

- Giáo viên trên chuẩn/chuẩn:

Năm

Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT

2001

Trên chuẩn/chuẩn

365

2731

1395

385

6,85% / 37,1%

45,5%/88%

10,2%/ 92,8%

0% / 99,1%

2011

Trên chuẩn/chuẩn

824

2693

2012

839

39,24% / 93,18%

93,59% / 99,68%

62,12% / 99,47%

4,02% / 100%

- Năm 2011, giáo viên có trình độ đạt chuẩn tăng dần: Mầm non: 93,18% tăng 56,08%; Tiểu học: 99,68% tăng 11,68%; THCS: 99,47% tăng 6,67%; THPT: 100% tăng 0,9% so với năm 2001; số giáo viên có trình độ trên chuẩn tăng dần hàng năm Mầm non 39,24% tăng 32,39%, Tiểu học: 93,59% tăng 48,09%; THCS: 62,12% tăng 51,92%; THPT: từ 0% đến nay tăng 4,02% so với năm 2001.

e) Đầu tư cho giáo dục:

Nghị quyết 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ khẳng định: “Nhà nước tiếp tục tăng tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo. Bảo đảm kinh phí giáo dục phổ cập; tập trung đầu tư cho các nhiệm vụ trọng điểm, cho các chương trình mục tiêu quốc gia; đào tạo nhân lực cho các ngành, nghề mũi nhọn, trọng điểm, khó huy động nguồn lực từ xã hội; ưu tiên đầu tư cho vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người”.

[...]