ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2371/QĐ-UBND
|
Bắc
Giang, ngày 31 tháng 12 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH 3 LOẠI RỪNG TỈNH BẮC GIANG ĐẾN
NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng
ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội; Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/1/2008 về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKH ngày 31/10/2013 của
Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
xã hội, quy hoạch ngành lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 210/TTr-SNN ngày 25/12/2015; Sở Kế hoạch
và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định số 663/BC-SKHĐT ngày 25/12/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh
Bắc Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm điều chỉnh quy hoạch
Điều chỉnh lại cơ cấu 3 loại rừng để tiến hành bảo vệ, phát triển hợp lý 3 loại rừng, đảm bảo hiệu quả, bền vững
theo hướng rà soát giảm diện tích rừng đặc dụng cho phù hợp với hiện trạng quản lý theo Quy hoạch rừng đặc dụng cấp tỉnh đã được phê duyệt;
tăng diện tích phòng hộ thuộc dãy núi Nham Biền, khu vực đầu nguồn sông Lục Nam; tăng diện tích rừng sản xuất.
2. Mục
tiêu điều chỉnh quy hoạch
a) Mục tiêu tổng quát:
Rà soát điều chỉnh lại quy mô đất lâm nghiệp và cơ cấu các loại rừng cho phù hợp với tình hình
thực tiễn; phù hợp với
quy hoạch sử dụng đất của tỉnh đến năm 2020, đề xuất được các giải pháp tổ chức,
quản lý quy hoạch 3 loại rừng và chuyển đổi rừng sau điều chỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể:
Điều chỉnh quy mô đất lâm nghiệp đến
năm 2020, định hướng đến năm 2030 là 153.739 ha, trong đó quy mô các loại rừng như sau: rừng đặc dụng: 13.303 ha (chiếm 8,6%), rừng phòng hộ: 20.708
ha (chiếm 13,5%), rừng sản xuất: 119.728
ha (chiếm 77,9%); nâng độ che phủ rừng đến năm 2020 lên 38%.
3. Nội dung điều chỉnh quy hoạch
3.1. Rà soát, điều chỉnh 3 loại rừng:
- Rà soát, điều chỉnh rừng đặc dụng:
+ Điều chỉnh quy hoạch chuyển sang rừng
sản xuất: 1.164,4 ha.
+ Điều chỉnh chuyển sang mục đích sử
dụng khác: 19,3 ha.
+ Điều chỉnh từ rừng sản xuất quy hoạch
sang rừng đặc dụng: 99,1 ha.
+ Điều chỉnh tăng diện tích theo kết quả kiểm kê: 294,1 ha;
- Rà soát, điều chỉnh rừng phòng hộ:
+ Điều chỉnh quy hoạch chuyển sang rừng
sản xuất: 984,9 ha;
+ Điều chỉnh chuyển sang mục đích sử
dụng khác: 174,1 ha.
+ Điều chỉnh từ rừng sản xuất quy hoạch
sang rừng phòng hộ: 2.789,4 ha.
+ Điều chỉnh diện
tích rừng đã trồng trên đất trồng cây lâu năm sang quy hoạch
rừng phòng hộ: 74,0 ha.
+ Điều chỉnh tăng diện tích theo kết
quả kiểm kê: 124,6 ha.
- Rà soát, điều chỉnh rừng sản xuất:
+ Điều chỉnh quy hoạch chuyển sang rừng đặc dụng: 99,1 ha.
+ Điều chỉnh quy hoạch chuyển sang rừng
phòng hộ: 2.789,4 ha.
+ Điều chỉnh sang mục đích sử dụng
khác: 9.260,1 ha.
+ Điều chỉnh từ rừng đặc dụng sang quy hoạch rừng sản xuất: 1.164,4 ha.
+ Điều chỉnh từ rừng phòng hộ sang
quy hoạch rừng sản xuất: 984,9 ha.
+ Điều chỉnh diện
tích đất trồng cây lâu năm đã trồng rừng sang quy hoạch rừng
sản xuất: 8.623,4 ha;
+ Điều chỉnh tăng diện tích theo kết
quả kiểm kê: 7.641,5 ha.
3.2. Quy mô 3 loại rừng sau điều chỉnh:
Tổng diện tích đất lâm nghiệp sau điều
chỉnh: 153.739 ha
- Đất rừng đặc dụng: 13.303 ha, chiếm
tỷ lệ: 8,65%.
- Đất rừng phòng hộ: 20.708 ha, chiếm
tỷ lệ: 13,47%.
- Đất rừng sản xuất: 119.728 ha, chiếm
tỷ lệ: 77,88%.
(Chi
tiết kèm theo biểu 01, biểu 02)
4. Danh mục các dự án ưu tiên
- Dự án bảo vệ và phát triển rừng tỉnh
Bắc Giang giai đoạn 2016-2020;
- Dự án nâng cao năng lực phòng cháy
chữa cháy rừng và đường lâm nghiệp;
- Dự án đóng mốc 3 loại rừng tỉnh Bắc
Giang;
- Dự án phát triển giống cây trồng
lâm nghiệp;
- Dự án Phát triển rừng bền vững theo
tiêu chuẩn FSC;
- Dự án nâng cao chất lượng rừng trồng
sản xuất gỗ hàng hóa tỉnh Bắc Giang;
- Dự án Quy hoạch chế biến gỗ;
- Dự án bảo tồn và phát triển lâm sản
ngoài gỗ tỉnh Bắc Giang;
- Dự án xây dựng vườn sưu tập thực vật
tại rừng đặc dụng Tây Yên Tử.
5. Các giải pháp chủ yếu thực hiện
quy hoạch
5.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý
a) Tổ chức quản lý
- Triển khai có hiệu quả Quy hoạch 3
loại rừng được phê duyệt; tăng cường kiểm tra, giám sát thực
hiện quy hoạch; nâng cao vai trò quản lý nhà nước về lâm nghiệp ở cấp huyện, cấp
xã theo phân cấp tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng
Chính phủ.
- Thực hiện sắp xếp, đổi mới nâng cao
hiệu quả hoạt động của các công ty lâm nghiệp theo Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày
12/3/2014 của Bộ Chính trị và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của
Chính phủ theo Phương án sắp xếp được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Xây dựng và triển khai thực hiện
các dự án: Dự án Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Bắc Giang; Dự án nâng cao năng
lực phòng cháy, chữa cháy rừng và xây dựng
đường lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang; Phương án phòng cháy chữa
cháy rừng tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020; triển khai
thực hiện đóng mốc ranh giới phân định
3 loại rừng,..
b) Chuyển đổi, bàn giao rừng
- Bên giao và bên nhận rừng chuyển đổi:
+ Đối với diện tích rừng điều chỉnh từ
phòng hộ, đặc dụng sang sản xuất có thay đổi chủ rừng, bên bàn
giao là các tổ chức nhà nước (Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động, Cấm Sơn; Ban quản lý Bảo tồn Tây Yên Tử), bên nhận bàn giao là UBND các xã tiếp nhận bàn giao theo phương án chuyển đổi rừng được cấp
thẩm quyền phê duyệt.
+ Đối với những diện tích rừng điều
chỉnh nhưng không thay đổi chủ rừng thì quản lý nguyên trạng
theo Quy chế quản lý của loại rừng
sau điều chỉnh.
- Thực hiện Phương án chuyển đổi rừng:
+ Đối với diện tích rừng phòng hộ,
đặc dụng điều chỉnh sang rừng sản xuất:
Đối với diện tích rừng đặc dụng, rừng
phòng hộ điều chỉnh sang rừng sản xuất có thay đổi chủ rừng, các Ban quản lý rừng xây dựng phương án chuyển đổi
rừng gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp trình cấp thẩm quyền
phê duyệt. Sau khi nhận bàn giao, các địa phương tổ
chức việc giao rừng, đất lâm nghiệp cho hộ gia đình
cá nhân và cộng đồng dân cư thôn quản lý theo phương án chuyển đổi rừng được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Những diện tích
rừng phòng hộ, đặc dụng không nằm trong phạm vi điều chỉnh quy hoạch sang rừng
sản xuất, các chủ rừng tiếp tục quản lý theo Quy chế quản
lý rừng phòng hộ, đặc dụng.
+ Đối với diện tích rừng sản xuất điều
chỉnh sang rừng phòng hộ, đặc dụng:
Đối với diện
tích rừng sản xuất đã được quy hoạch bổ sung vào rừng đặc
dụng theo Quyết định số 1281/QĐ-UBND ngày
16/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc
Giang về việc phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng tỉnh Bắc
Giang đến năm 2020, Ban quản lý bảo tồn Tây Yên Tử có trách nhiệm quản lý theo
đúng Quy chế quản lý đối với rừng đặc
dụng. Đối với diện tích rừng sản xuất điều chỉnh sang rừng phòng hộ thuộc dãy núi Nham Biền và núi Cô Tiên, trước đây
đã giao cho hộ gia đình cá nhân quản lý, nay các hộ tiếp tục
quản lý theo Quy chế quản lý rừng phòng hộ ban hành kèm
theo Quyết định số 17/2015/QĐ-TTg, ngày
09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với điện tích rừng tự nhiên là rừng
sản xuất điều chỉnh sang rừng phòng hộ tại Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp
Sơn Động; Ban quản lý rừng phòng hộ Sơn Động và Công ty TNHH một thành viên Sơn
Động có trách nhiệm kiểm kê hiện trạng rừng, xác định ranh giới, tổ chức giao
nhận, tiếp quản và tổ chức quản lý theo đúng Quy chế quản
lý rừng phòng hộ ban hành kèm theo Quyết
định số 17/2015/QĐ-TTg, ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính
phủ.
5.2. Giải pháp chính sách:
- Thực hiện chính sách chuyển đổi rừng theo quy định tại Thông tư số 24/2009/TT-BNN
ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các
cơ chế chính sách của Trung ương cho chương trình Kế hoạch bảo vệ và phát triển
rừng giai đoạn 2011-2020 theo Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày
09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách phát triển rừng đặc dụng theo
Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ và các quy
định khác có liên quan; Chính sách hỗ trợ bảo vệ rừng sản xuất là rừng tự nhiên
trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016-2020.
5.3. Giải pháp về khoa học công
nghệ:
Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải
pháp về khoa học công nghệ trong lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp, biện pháp kỹ thuật; trong lĩnh vực về quản lý rừng bền vững;
công nghệ chế biến gỗ và ứng dụng công nghệ thông tin viễn thám trong quản lý bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.
5.4. Giải pháp thu hút vốn đầu
tư:
Thu hút các nguồn vốn đầu tư bảo vệ
và phát triển rừng trong thời gian tới bằng phương thức xã hội hóa đầu tư cho
lâm nghiệp. Ngoài các nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, chú trọng
tăng cường thu hút các nguồn vốn viện trợ, vốn của các thành phần kinh tế, tổ chức doanh nghiệp,
vốn tín dụng ưu đãi và nguồn lực của hộ gia đình, giảm dần sự đầu tư của ngân
sách nhà nước.
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy
hoạch
1. Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn
- Công bố công khai Quy hoạch 3 loại
rừng theo quy định tại Thông tư số 05/2013/TT-BKH ngày
31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Chỉ đạo các đơn vị liên quan rà
soát, xây dựng phương án chuyển đổi rừng sau khi điều chỉnh
quy hoạch, chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường,
Sở Tài chính tổng hợp phương án chuyển
đổi rừng của tỉnh trình cấp
thẩm quyền phê duyệt.
- Trình UBND
tỉnh ra quyết định thu hồi rừng và đất lâm nghiệp (với những nơi đã được giao đất lâm nghiệp); phối hợp
với các ngành liên quan tổ chức, chỉ đạo,
hướng dẫn các đơn vị chủ rừng bàn giao rừng và đất lâm
nghiệp theo phương án chuyển đổi rừng
được phê duyệt.
- Tổ chức triển khai xây dựng các Dự
án triển khai thực hiện Kế hoạch bảo vệ
và phát triển rừng cho giai đoạn
2016-2020.
2. Sở
Tài chính
- Thực hiện việc tăng giảm vốn cho
các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ theo quy định tại Thông tư số
24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trong việc xây dựng phương án chuyển đổi rừng; tham mưu cho UBND tỉnh cân đối nguồn vốn địa phương hỗ trợ
cho việc tổ chức thực hiện Quy hoạch.
3. Sở Kế hoạch và đầu tư
Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập kế hoạch và bố trí kinh phí
cho việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề án nhằm triển khai thực
hiện quy hoạch.
4. Sở Tài
nguyên và Môi trường
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn trong việc xây dựng phương án chuyển đổi rừng.
- Tham mưu giúp UBND tỉnh trong việc điều chỉnh lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức nhà nước trong trường
hợp có sự thay đổi về quy mô quản lý đất lâm nghiệp sau khi điều
chỉnh quy hoạch.
5. UBND
các huyện, thành phố
- Chỉ đạo các phòng chức năng thực hiện
nhận bàn giao rừng và đất lâm nghiệp chuyển đổi từ rừng phòng hộ, đặc dụng quy
hoạch sang rừng sản xuất.
- Tổ chức bàn giao về cho địa phương
để giao rừng và đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân
theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay
thế Quyết định số 1577/QĐ-UBND ngày 30/9/2010; Quyết định số 416/QĐ-UBND ngày
29/3/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang.
Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện liên quan hướng
dẫn các đơn vị thực hiện các nội dung sau điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng theo
quy định hiện hành.
Điều 4. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở
Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND
các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn
vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Văn phòng UBND tỉnh:
+ LĐVP, TH, KT, TN, CN, TKCT;
+ Lưu: VT; NN.Thăng (5).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lại Thanh Sơn
|
BIỂU 01
QUY HOẠCH 3 LOẠI RỪNG THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH HUYỆN
(Kèm theo Quyết định số 2371/QĐ-UBND ngày 31/12/2015
của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang)
Đơn vị
tính: ha
Huyện
|
Đất
lâm nghiệp
|
Rừng
đặc dụng
|
Rừng
phòng hộ
|
Rừng
sản xuất
|
Toàn tỉnh
|
153.739
|
13.303
|
20.708
|
119.728
|
TP Bắc Giang
|
183
|
|
105
|
78
|
Yên Thế
|
14.498
|
|
|
14.498
|
Tân Yên
|
829
|
|
|
829
|
Việt Yên
|
933
|
|
219
|
714
|
Yên Dũng
|
1.535
|
|
1.391
|
144
|
Lạng Giang
|
1.962
|
|
|
1.962
|
Hiệp Hòa
|
46
|
|
|
46
|
Lục Nam
|
23.890
|
3.500
|
|
20.391
|
Lục Ngạn
|
45.263
|
|
9.746
|
35.517
|
Sơn Động
|
64.599
|
9.803
|
9.247
|
45.549
|
BIỂU 02
QUY HOẠCH 3 LOẠI RỪNG THEO CHỦ QUẢN LÝ
(Kèm theo Quyết định số 2371/QĐ-UBND ngày 31/12/2015
của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang)
Đơn vị
tính: ha
Chủ
quản lý
|
Tổng
|
Rừng
đặc dụng
|
Rừng
phòng hộ
|
Rừng
sản xuất
|
Công ty lâm nghiệp Đồng Sơn
|
1.537,5
|
|
|
1.537,5
|
Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Yên Thế
|
2.339,7
|
|
|
2.339,7
|
Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Lục Nam
|
2.699,9
|
|
|
2.699,9
|
Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Mai Sơn
|
2.570,1
|
|
|
2.570,1
|
Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Lục Ngạn
|
2.859,5
|
|
|
2.859,5
|
BQL rừng PH Sơn Động
|
10.709,5
|
|
9.246,9
|
1.462,6
|
BQL rừng PH Cấm
Sơn
|
9.746,4
|
|
9.746,4
|
|
Khu BTTN Tây Yên Tử
|
12.265,1
|
12.265,1
|
|
|
Khu rừng BVCQ Suối Mỡ
|
1.037,7
|
1.037,7
|
|
|