Quyết định 2311/QĐ-UBND năm 2021 về Phương án phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới
Số hiệu | 2311/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 23/08/2021 |
Ngày có hiệu lực | 23/08/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Vĩnh Phúc |
Người ký | Vũ Việt Văn |
Lĩnh vực | Thể thao - Y tế |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2311/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 23 tháng 8 năm 2021 |
V/V BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN TỚI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;
Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch COVID-19;
Căn cứ Quyết định số 277/QĐ-BCĐQG ngày 08/7/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra về việc phê duyệt Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tính huống khi có 30.000 người mắc COVID-19;
Căn cứ Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV;
Căn cứ Công điện số 1068/CĐ-TTg ngày 05/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19;
Căn cứ Quyết định số 3616/QĐ-BYT ngày 29/7/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “tăng cường năng lực cấp cứu, hồ sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng”
Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 của HĐND tỉnh về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới;
Căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19 trên cả nước và trên địa bàn tỉnh; Theo đề nghị của Sở Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh) tại Tờ trình số 311/TTr-SYT ngày 23 /8/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Phương án phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
Điều 2. Căn cứ Phương án này, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành xây dựng phương án chi tiết để kịp thời triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TRONG
THỜI GIAN TỚI
(Kèm theo Quyết định 2311/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh)
1. Trên thế giới
Từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Trung Quốc vào tháng 11/2019, cho tới nay đã lây lan cho hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 209 triệu người mắc, hơn 4,3 triệu người tử vong, điểm nóng của dịch liên tục thay đổi, từ châu Á, sau đó tới Châu Âu, Khu vực Mỹ La tinh, hiện tại đang bùng phát mạnh tại một số nước Châu Á.
Tại khu vực Đông Nam Á: Dịch COVID-19 tại Indonesia đang là điểm nóng nhất thế giới, có những ngày số ca mắc mới tương đương với số ca mắc trong hơn 1 năm qua của nước ta.
2. Tại Việt Nam
Nước ta đang ở đợt dịch thứ 4, với quy mô lớn, diện rộng ở 62 tỉnh, thành phố (tỉnh Cao Bằng chưa có ca mắc), điểm nóng là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận phía Nam. Dịch đã xâm nhập vào khu công nghiệp, có nguy cơ gây đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất và ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe người dân. Tổng số người mắc đến ngày 22/8/2021 là 348.059 người mắc, tính từ ngày 27/4/2021 đến ngày 22/8/2021 có 343.472 trường hợp mắc mới, 8.242 trường hợp tử vong. Nhiều tỉnh hiện nay đang thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mức độ thắt chặt nhất các hoạt động xã hội.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2311/QĐ-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 23 tháng 8 năm 2021 |
V/V BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TRONG THỜI GIAN TỚI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;
Căn cứ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch COVID-19;
Căn cứ Quyết định số 277/QĐ-BCĐQG ngày 08/7/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra về việc phê duyệt Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tính huống khi có 30.000 người mắc COVID-19;
Căn cứ Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV;
Căn cứ Công điện số 1068/CĐ-TTg ngày 05/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19;
Căn cứ Quyết định số 3616/QĐ-BYT ngày 29/7/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “tăng cường năng lực cấp cứu, hồ sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng”
Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 của HĐND tỉnh về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới;
Căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh COVID-19 trên cả nước và trên địa bàn tỉnh; Theo đề nghị của Sở Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh) tại Tờ trình số 311/TTr-SYT ngày 23 /8/2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Phương án phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
Điều 2. Căn cứ Phương án này, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành xây dựng phương án chi tiết để kịp thời triển khai thực hiện.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TRONG
THỜI GIAN TỚI
(Kèm theo Quyết định 2311/QĐ-UBND ngày 23/8/2021 của UBND tỉnh)
1. Trên thế giới
Từ khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Trung Quốc vào tháng 11/2019, cho tới nay đã lây lan cho hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 209 triệu người mắc, hơn 4,3 triệu người tử vong, điểm nóng của dịch liên tục thay đổi, từ châu Á, sau đó tới Châu Âu, Khu vực Mỹ La tinh, hiện tại đang bùng phát mạnh tại một số nước Châu Á.
Tại khu vực Đông Nam Á: Dịch COVID-19 tại Indonesia đang là điểm nóng nhất thế giới, có những ngày số ca mắc mới tương đương với số ca mắc trong hơn 1 năm qua của nước ta.
2. Tại Việt Nam
Nước ta đang ở đợt dịch thứ 4, với quy mô lớn, diện rộng ở 62 tỉnh, thành phố (tỉnh Cao Bằng chưa có ca mắc), điểm nóng là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận phía Nam. Dịch đã xâm nhập vào khu công nghiệp, có nguy cơ gây đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất và ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe người dân. Tổng số người mắc đến ngày 22/8/2021 là 348.059 người mắc, tính từ ngày 27/4/2021 đến ngày 22/8/2021 có 343.472 trường hợp mắc mới, 8.242 trường hợp tử vong. Nhiều tỉnh hiện nay đang thực hiện giãn cách xã hội phòng, chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ với mức độ thắt chặt nhất các hoạt động xã hội.
3. Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
3.1. Tình hình dịch COVID-19
Tình hình dịch COVID-19 tính hết ngày 22/8/2021, trên địa bàn tỉnh có tổng số 236 bệnh nhân mắc COVID-19 (có 02 bệnh nhân chuyển về từ Hà Nội); đã điều trị khỏi là 161, tử vong 01, đang điều trị tại tỉnh 67 (Bệnh viện dã chiến tỉnh: 46 người; Cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 huyện Yên Lạc: 10 người, Cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 huyện Tam Dương: 11 người), số còn lại đang điều trị tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Hiện tại qua 22 ngày liên tiếp không có ca mắc tại cộng đồng. Số ca mắc đều là người về từ các tỉnh, thành phố đang có dịch, sau khi được cách ly y tế tập trung tại tỉnh.
- Công tác tiêm chủng vắc xin thực hiện khẩn trương, an toàn, tới nay, tỉnh đã nhận được 4 loại vắc xin và đã tiêm 76.026 người. Đã tiêm 04 đợt, trong đó: 76.026 người tiêm mũi 1 và 10.969 người tiêm đủ 2 mũi; Các đợt tiêm chủng đều đạt chỉ tiêu theo kế hoạch. Các đợt tiêm chủng đều đạt chỉ tiêu theo kế hoạch. Trong quá trình tiêm, thống kê không có trường hợp tai biến tử vong; phản ứng mức độ nặng 25 người (0,03%); phản ứng thông thường 3.541 người (4.81%). Việc triển khai tiêm đạt tiến độ, vắc xin về tới đâu tổ chức tiêm hết tới đó, không có tình trạng tiêu cực trong tiêm chủng, bảo đảm công khai, công bằng, an toàn trong công tác tiêm chủng.
* Nhận định tình hình dịch bệnh trong thời gian tới
Dịch bệnh trên thế giới và một số địa phương trong cả nước vẫn đang tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, khó dự báo, các biến chủng mới có khả năng cao sẽ xuất hiện và lây lan trên toàn cầu, số người mắc, tử vong có xu hướng ngày càng tăng, nguồn cung ứng vắc xin còn hạn chế, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, gây ra nhiều thách thức trong việc kiểm soát, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng lớn đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội.
Đối với tỉnh ta, hiện tại dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, tuy nhiên nguy cơ dịch COVID-19 xâm nhập vào tỉnh ở mức độ rất cao, một số trường hợp dương tính mới trong những ngày gần đây đều từ các tỉnh có dịch về.
Vì vậy, trong thời gian tới cần thực hiện kiểm soát, ngăn chặn triệt để, không để dịch xâm nhập từ bên ngoài vào, đồng thời không để dịch bùng phát ở bên trong. Tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch mạnh mẽ, quyết liệt và hiệu quả hơn nữa để vừa kiểm soát tốt dịch vừa thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, phấn đấu giữ vững Vĩnh Phúc là “Vùng xanh” trong phòng, chống dịch COVID-19 và phát triển kinh tế- xã hội.
3.2. Tình hình kinh tế của tỉnh 6 tháng đầu năm 2021:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc 6 tháng đầu năm 2021 ước tăng 14,21% so với cùng kỳ năm 2020, là mức tăng cao nhất so với vùng Đồng bằng Sông Hồng và cao thứ 3 toàn quốc (chỉ thấp hơn Hòa Bình, Ninh Thuận), đồng thời là mức tăng cao nhất của tỉnh trong 10 năm trở lại đây(1); trong đó: Ngành công nghiệp - xây dựng tăng 21,98%, đóng góp 10,26 điểm % vào tăng trưởng chung của cả tỉnh (riêng ngành công nghiệp tăng 23,26% đóng góp 9,71 điểm %); ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,78%, đóng góp 0,41% điểm %; ngành dịch vụ tăng 7,54%, đóng góp 1,57 điểm %; thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 7,76%, đóng góp 1,97 điểm % vào tăng trưởng chung của tỉnh.
Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới. Tại Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng số ca mắc tại nhiều địa phương, đặc biệt là các tỉnh thành phố phía Nam và một số tỉnh lân cận tình hình dịch bệnh cũng diễn biến hết sức phức tạp, cùng với đó là sự biến chủng của vi rút với tốc độ lây lan nhanh hơn, mạnh hơn, khả năng gây bệnh nặng hơn và số lượng bệnh nhân tử vong ngày càng tăng.
Để không bị động, bất ngờ, chủ động ứng phó, sẵn sàng đáp ứng hiệu quả trước tình huống ghi nhận số lượng lớn ca mắc; Trên cơ sở các nội dung tại Kịch bản số 4022/KB-BCĐ ngày 26/5/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc; Trên cơ sở đề xuất của Sở Y tế tại Tờ trình số 311/TT-SYT ngày 23/8/2021, UBND tỉnh ban hành Phương án phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc khi có số ca bệnh từ 201 đến 3.000 người mắc bệnh cần chăm sóc y tế cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao năng lực ứng phó, chủ động sẵn sàng của các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân đáp ứng phù hợp, hiệu quả trong các tình huống dịch bệnh diễn biến phức tạp với mức độ khi có đến 3.000 người mắc bệnh trong khoảng thời gian 28 ngày cần chăm sóc y tế. Tăng cường năng lực công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, đặc biệt là điều trị hồi sức tích cực nhằm giảm tỷ lệ bệnh diễn biến nặng hơn ở tất cả các tầng điều trị.
- Chủ động ngăn chặn và phát hiện sớm, cách ly triệt để trường hợp nhiễm vi rút SARS-CoV-2, khoanh vùng và xử lý kịp thời, hạn chế đến mức thấp nhất số mắc và tử vong. Giữ vững thành quả phòng, chống dịch, góp phần duy trì tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, phấn đấu Vĩnh Phúc là “Vùng xanh” trong phòng, chống dịch và phát triển kinh tế-xã hội.
2. Yêu cầu
- Yêu cầu người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương, cơ quan, đơn vị mình đáp ứng phương châm “4 tại chỗ”; trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác phòng, chống dịch trên địa bàn và tại cơ quan, đơn vị mình.
- Cấp ủy, chính quyền các cấp; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân phải chấp hành tuyệt đối và triển khai khẩn trương, kịp thời các Quyết định, mệnh lệnh, Chỉ thị, Kế hoạch của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo tỉnh về công tác phòng, chống dịch Covid-19; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp, ngành; triển khai các biện pháp đồng bộ, quyết liệt; bảo đảm sức khỏe người dân, hạn chế đến mức thấp nhất số tử vong do COVID-19.
- Triển khai các biện pháp mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân là trên hết, trước hết; đồng thời, chỉ đạo phát triển kinh tế.
- Kiên định, thực hiện tốt các phương châm “Ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm từ nước ngoài và từ các địa phương khác nhập cảnh vào tỉnh; phát hiện sớm, cách ly các trường hợp nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ; khoanh vùng, dập dịch; điều trị tích cực, kịp thời và hiệu quả”; triển khai thực hiện nghiêm quy định 5K, tiêm vắc xin phòng bệnh và ứng dụng công nghệ thông tin.
- Phát huy các nguồn lực, chủ động, tích cực chuẩn bị mọi mặt; kết hợp chặt chẽ giữa các nguồn lực; thực hiện hiệu quả phương châm “4 tại chỗ”.
- Bố trí cơ sở y tế chuyên điều trị bệnh nhân Covid-19; đồng thời thành lập các cơ sở điều trị cấp huyện, Bệnh viện dã chiến điều trị để bệnh nhân dương tính nhẹ, trung bình và không có triệu chứng theo phân tầng điều trị; khi số bệnh nhân vượt quá 3.000 bệnh nhân phải mở rộng hoặc thành lập các bệnh viện dã chiến ở địa bàn có chùm ca bệnh để đảm bảo thu dung, điều trị cho tất cả các ca mắc trong khả năng của tỉnh.
- Người nghi ngờ mắc bệnh trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ”: Công dân ở địa phương nào sẽ được cách ly, điều trị tại Trung tâm y tế địa phương đó.
- Bố trí các khu cách ly tập trung trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo số giường cách ly cần thiết là trên 20.000 giường. Tiếp tục thành lập mới các khu cách ly trong trường hợp dịch lan rộng.
- Khi có dịch lây lan trong cộng đồng, tổ chức thực hiện khoanh vùng rõ ranh giới để cách ly y tế theo 3 vòng: Vùng lõi thực hiện theo Chỉ thị 16/CT- TTg; vùng nguy cơ thực hiện theo Chỉ thị 15/CT-TTg và vùng ngoài thực hiện theo Chỉ thị 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Khi chưa xác định chính xác tâm dịch thì xác định khoanh vùng rộng và khi đã xác định được ranh giới rõ ràng thực hiện khoanh vùng hẹp nhất có thể nhưng vẫn đảm bảo an toàn trong phòng chống dịch. Trường hợp dịch lan rộng thì thực hiện phong toả hoặc giãn cách xã hội địa phương có dịch phù hợp.
- Thực hiện xét nghiệm SARS-COV-2 cho các đối tượng có yếu tố dịch tễ, nguy cơ cao, xét nghiệm sàng lọc mở rộng theo quy định của Bộ Y tế và của tỉnh, đảm bảo kịp thời, chính xác. Nâng cao năng lực xét nghiệm, đa dạng hóa các phương pháp xét nghiệm bằng test kháng nguyên, kit …
- Nhân lực phòng chống dịch: Huy động tối đa các nguồn lực cán bộ y tế kể cả cán bộ y tế ngoài ngành và lực lượng khác để đảm bảo công tác điều trị, truy vết, xét nghiệm, cách ly tập trung và thanh khiết môi trường,…cũng như thực hiện 4 nhiệm vụ ở các chốt kiểm soát dịch bệnh.
- Đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, vật tư hóa chất, phòng chống dịch theo từng cấp độ.
- Tổ chức tiêm chủng phòng Covid-19 cho lực lượng tuyến đầu chống dịch theo quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc xin phòng covid-19. Phấn đấu từ nay đến cuối năm đạt 92% tỷ lệ dân số trên 18 tuổi được tiêm phòng.
- Giữ vững trật tự an toàn xã hội; đảm bảo an sinh xã hội; duy trì ổn định hoạt động sản xuất, cung cấp các hàng hóa thiết yếu, đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân ở từng cấp độ của dịch bệnh.
- Đảm bảo vệ sinh môi trường trong hoạt động mai táng và hoả táng theo quy định; khả năng xử lý, không phát sinh lây nhiễm dịch bệnh trong trường hợp có bệnh nhân theo các cấp độ dịch;
- Đảm bảo kinh kinh phí cho công tác phòng, chống dịch Covid-19.
III. PHÂN LOẠI CÁC PHƯƠNG ÁN, MỨC ĐỘ DỊCH
1. Phương án 1: Từ 201-700 ca mắc.
2. Phương án 2: Từ 701-1000 ca mắc.
3. Phương án 3: Từ 1001-2000 ca mắc.
4. Phương án 4: Từ 2.000-3.000 ca mắc.
IV. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG DỊCH
1. Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành
- Sẵn sàng thực hiện ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch COVID-19, triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp theo Pháp lệnh tình trạng khẩn cấp ngày 23/3/2000 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khi tình trạng dịch bệnh trên địa bàn.
- Ban chỉ đạo các cấp thường trực 24/24 giờ, triển khai các biện pháp cấp bách về phòng, chống dịch COVID-19 theo từng tình huống, sát với thực tế diễn biến tình hình dịch.
- Cập nhật, báo cáo thường xuyên về tình hình dịch COVID-19 và tổ chức thực hiện các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân tỉnh,...
- Thực hiện đánh giá mức độ nguy cơ, đề nghị các tổ chuyên gia của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 hỗ trợ tỉnh đánh giá mức độ nguy cơ trên địa bàn, khuyến nghị giúp việc ra quyết định của các cấp nhanh, hiệu quả với mỗi cấp độ nguy cơ.
- Chỉ đạo thực hiện mạnh mẽ công tác truyền thông phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
- Chỉ đạo huy động toàn thể lực lượng xã hội tham gia các hoạt động chống dịch; tập trung các nguồn lực để triển khai quyết liệt các biện pháp chống dịch mạnh mẽ nhằm đạt hiệu quả nhất.
- Chỉ đạo triển khai bảo đảm các dịch vụ thiết yếu xã hội công tác an sinh xã hội; bố trí cán bộ trực luân phiên, có nguồn cán bộ dự phòng, thay thế khi có nhiều cán bộ phải nghỉ việc vì mắc bệnh.
- Chỉ đạo sẵn sàng triển khai các phương án các hoạt động duy trì dịch vụ thiết yếu, đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh ở cấp độ cao nhất.
- Chỉ đạo điều phối, điều động nguồn lực về các biện pháp phòng chống dịch để hạn chế thấp nhất các hậu quả do dịch bệnh gây ra. Thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ để ổn định xã hội.
- Tiếp nhận các chuyên gia của Trung ương và các tỉnh để hỗ trợ công tác điều tra dịch, các đội cơ động chống dịch đáp ứng dịch bệnh.
2. Công tác giám sát, phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng, xử lý ổ dịch, giảm nguy cơ lây nhiễm.
2.1. Ngăn chặn nguồn lây nhiễm dịch từ bên ngoài vào
- Quản lý chặt chẽ các địa bàn giáp ranh với các tỉnh lân cận đặc biệt là các tỉnh hiện đang có dịch; Tăng số chốt kiểm soát tại các tuyến đường trọng điểm, tăng quân số tuần tra, kiểm soát, phát hiện kịp thời để ngăn chặn, xử lý các trường hợp vượt qua chốt không theo quy định và không chấp hành các quy định về phòng chống dịch. Kiểm soát, theo dõi tất cả người vào tỉnh để làm việc, không bỏ lọt, để nguồn lây xâm nhập vào tỉnh. Bảo đảm mọi người vào Vĩnh Phúc phải không có nguy cơ lây nhiễm, được kiểm soát chặt chẽ, xét nghiệm âm tính.
- Tuyên truyền, phát động phong trào "Toàn dân phòng, chống dịch", mỗi người dân là một chiến sĩ, khi phát hiện người từ vùng dịch, người lạ xuất hiện tại địa phương, nhân dân báo ngay cho cơ quan chức năng, người có trách nhiệm trên địa bàn.
- Thông báo, động viên, khuyến cáo người người dân của tỉnh ở các vùng đang có dịch tiếp tục ở lại, thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch COVID-19. Chỉ về tỉnh khi thực sự cần thiết, đồng thời phải chấp hành nghiêm các quy định về phòng chống dịch.
- Thực hiện nghiêm việc cách ly tập trung; tổ chức bàn giao, tiếp nhận và giám sát y tế sau khi cách ly tập trung.
- Phát hiện sớm, quản lý và đưa vào cách ly tập trung đối với người về tỉnh từ vùng dịch theo quy định.
2.2. Công tác giám sát, phát hiện sớm, cách ly, khoanh vùng xử lý ổ dịch
2.2.1. Công tác xét nghiệm
- Tiếp tục đẩy mạnh tốc độ lấy mẫu xét nghiệm, tốc độ xét nghiệm, sử dụng hiệu quả nhất trang thiết bị, các công nghệ, loại sinh phẩm hiện có, thực hiện các xét nghiệm gộp mẫu, đa dạng hóa các phương pháp xét nghiệm, trả sớm nhất kết quả xét nghiệm phục vụ mục tiêu sàng lọc, khoanh vùng nhanh gọn nhất trong cộng đồng.
- Tăng cường năng lực, công suất xét nghiệm, mở rộng các cơ sở xét nghiệm cho các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh (bao gồm huy động cả các đơn vị đủ năng lực xét nghiệm ngoài công lập để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19), để phục vụ hoạt động xét nghiệm được kịp thời.
- Thực hiện phương châm: Nỗ lực phấn đấu trong vòng 10 giờ phải có kết quả xét nghiệm đối với các trường hợp F1, tuyệt đối không để quá 24 giờ kể từ thời điểm nhận mẫu.
2.2.2. Giám sát, dự phòng, phát hiện sớm
- Tiếp tục duy trì, kích hoạt hoạt động của các tổ COVID cộng đồng tổ liên gia tự quản và các tổ truy vết, thực hiện truy vết “thần tốc” khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh, các trường hợp tiếp xúc với trường hợp mắc bệnh, các trường hợp đi về từ khu vực có dịch.
- Triển khai nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ trong các hoạt động phòng chống dịch COVID-19, cùng với các ứng dụng công nghệ thông tin đã và đang được triển khai như bản đồ an toàn COVID-19, bản đồ COVID-19 hằng ngày; khai báo y tế điện tử, …
- Triển khai hoạt động khai báo y tế bắt buộc toàn dân, khai báo y tế điện tử đối với người dân.
- Thực hiện việc giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch để triển khai các biện pháp xử lý. Thống kê, tìm kiếm và giám sát các trường hợp bệnh và trường hợp mắc mới, phân loại để ưu tiên xử lý cho từng nhóm người bệnh.
- Tổ chức điều tra, theo dõi chặt chẽ người tiếp xúc với nguồn lây nhiễm để áp dụng các biện pháp phù hợp cho từng nhóm đối tượng.
- Quản lý chặt chẽ các hoạt động nhập cảnh của các chuyên gia, người lao động về tỉnh; thường xuyên kiểm tra, rà soát việc lưu trú của người nước ngoài trên địa bàn theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”.
2.2.3. Công tác khoanh vùng, xử lý ổ dịch: Triển khai các biện pháp khoanh vùng, xử lý triệt để ổ dịch mới, cách ly những trường hợp mắc bệnh và nghi ngờ tại các ổ dịch. Thực hiện phương châm khi nhận được thông tin ca F0 chậm nhất sau 02 giờ phải thực hiện khoanh vùng, cách ly ngay khu vực đó, thông tin đầy đủ cho đơn vị biết để triển khai ngay các biện pháp kịp thời.
2.2.4. Công tác cách ly y tế tập trung
- Triển khai thiết lập, vận hành các khu cách ly theo nội dung Kế hoạch số 184/KH-UBND ngày 24/7/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai cơ sở cách ly y tế tập trung phòng chống dịch COVID-19 quy mô lên đến 20.000 giường. Trong đó: Cấp tỉnh: 10.000 giường, cấp huyện: 10.000 giường; Cấp tỉnh sẵn sàng bổ sung thêm 10.000 giường cách ly y tế tập trung, và cấp huyện sẵn sàng bổ sung cao hơn số giường UBND tỉnh giao tại Kế hoạch số 184/KH- UBND. Thực hiện thiết lập các khu cách ly tập trung với các điều kiện:
+ Các địa điểm có thể thiết lập cơ sở cách ly y tế tập trung: Doanh trại quân đội, công an; Khu ký túc xá của trường học; Khu nhà ở của nhà máy, xí nghiệp; Khu chung cư mới chưa đưa vào sử dụng; Khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, khu nghỉ dưỡng,...; Trường học (bao gồm các trường: Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, Trường nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên các cấp, Trung học phổ thông, Trung học cơ sở,…); Các khu vực khác có thể sử dụng làm cơ sở cách ly (nhưng phải lưu ý có các phòng riêng biệt, không sử dụng khu nhà đa năng, nhà thi đấu thể thao trong nhà,...).
+ Thực hiện và bố trí, sắp xếp trong cơ sở cách ly: Trạm gác; Điểm khử khuẩn phương tiện vận chuyển; Bố trí các khu vực trong cơ sở cách ly (Phân khu cách ly; khu vực điều hành; Khu vực nhà bếp; Khu cầu thang bộ, thang máy, sảnh chờ; Khu vực tiếp nhận đồ tiếp tế; Khu vực lưu giữ chất thải tạm thời ).
+ Quản lý chất thải. Tổ chức thực hiện việc xử lý thi hài người tử vong trong cơ sở cách ly y tế tập trung.
+ Tiêu chuẩn, định mức thiết yếu đảm bảo trong cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19: Điều kiện thiết yếu; Khung nhân lực phục vụ; Định mức tiêu thụ; Nội dung chi phí thực hiện; Phòng chống lây nhiễm cho cán bộ, nhân viên trong cơ sở cách ly; Xử lý khi phát hiện trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 trong cơ sở cách ly; Hoàn tất nhiệm vụ của cơ sở cách ly tập trung;…
(Chi tiết hướng dẫn tại Quyết định số 2189/QĐ-UBND ngày 10/8/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định thực hiện cách ly y tế tập trung phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc).
- Tiếp tục triển khai tích cực các biện pháp phòng chống dịch, phát huy tối đa các kinh nghiệm xử lý ổ dịch đã triển khai tại các đợt dịch trước đây.
- Đánh giá nguy cơ hàng ngày để triển khai các biện pháp đáp ứng phù hợp và hiệu quả. Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, hướng dẫn, giám sát, đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 tại các khu vực đông người, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, các doanh nghiệp, cơ sở lao động, các trường học, bệnh viện, cơ sở giáo dục, đào tạo, chợ, trung tâm thương mại, cơ sở lưu trú du lịch và khu cư dân và xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm các trường hợp mắc.
Tổ chức các hình thức cách ly phù hợp đối với các trường hợp tiếp xúc với ca mắc (cách ly tập trung, tại nhà, cơ sở lưu trú, công ty, xí nghiệp…). Tùy thuộc diễn biến tình hình dịch bệnh có thể cách ly F1 tại nhà, nơi lưu trú (khi Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch, Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể).
2.2.5. Công tác giảm nguy cơ lây nhiễm
- Căn cứ tình hình diễn biến thực tế dịch, thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/3/2020, Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ theo cho phù hợp, phấn đấu duy trì, nỗ lực bảo vệ thành quả, giữ vững “Vùng Xanh” trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức thường xuyên xét nghiệm sàng lọc tất cả các nhóm đối tượng có nguy cơ, các vùng dân cư có nguy cơ, đặc biệt khu vực ven Hà Nội. Mục đích để rà soát một cách tổng thể, khẳng định trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc không bỏ lọt ca nhiễm tại cộng đồng, không tiềm ẩn nguy cơ bùng dịch từ bên trong.
- Triển khai các biện pháp giãn cách xã hội hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) cần áp dụng ở phạm vi hẹp nhất có thể, đảm bảo kiểm soát được các yếu tố nguy cơ nhưng không ảnh hưởng tới an sinh xã hội.
- Yêu cầu thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế; bắt buộc người dân đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà, trên các phương tiện giao thông công cộng; hạn chế tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc.
- Tiếp tục khẩn trương triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh, đảm bảo an toàn tiêm chủng, thực hiện theo phương châm tiêm đủ 2 liều lần lượt cho từng nhóm đối tượng có nguy cơ, tạo miễn dịch cộng đồng cho từng cơ quan, doanh nghiệp, từng khu vực dân cư.
- Thực hiện kiểm soát và xử lý y tế đối với người, phương tiện ra, vào vùng có dịch bệnh tại địa bàn tỉnh theo các quy định.
- Quản lý chặt chẽ các cơ sở cách ly tập trung, các cơ sở cách ly tự nguyện; thực hiện nghiêm túc các quy định về cách ly, không để lây nhiễm trong khu cách ly và lây nhiễm ra ngoài khu cách ly.
- Đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự trong vùng cách ly. Chính quyền và các cơ quan chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự cho người dân trong vùng dịch, khu cách ly, phong tỏa.
- Tạm thời cho học sinh nghỉ học tập trung và thay thế bằng học qua internet, học qua truyền hình theo yêu cầu hoặc đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền để tránh lây lan dịch bệnh.
- Tạm dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.
- Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở triển khai phương án làm việc cho cơ quan đơn vị một cách phù hợp bảo đảm an toàn cho cán bộ, nhân viên; không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người không cần thiết, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời gian, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức sắp xếp lao động làm việc hợp lý, tuân thủ nghiêm các quy định về công tác phòng, chống dịch, vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Thường xuyên rà soát đánh giá mức độ nguy cơ lây nhiễm, ngăn ngừa triệt để nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh.
3.1. Thiết lập, kích hoạt các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 theo tiến triển của bệnh và tương ứng với các cấp độ dịch như sau
a) Thiết lập, kích hoạt các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19
- Bệnh viện dã chiến số 1 (đã triển khai từ ngày 07/5/2021); nâng cấp, mở rộng quy mô lên đến 500 giường.
+ Tiếp tục triển khai hoạt động cơ sở 1 (Trường Văn hóa nghệ thuật tỉnh cũ).
+ Mở rộng quy mô Bệnh viện dã chiến số 1, cơ sở 2: Sử dụng địa điểm, trụ sở của Bệnh viện Y dược cổ truyền, Bệnh viện Phục hồi chức năng, với quy mô 350 giường. Tổ chức điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 mức độ nhẹ, trung bình, nặng và nguy kịch. Trong đó, nâng cấp, phát triển khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện dã chiến số 1 thành Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng và nguy kịch.
- Bệnh viện dã chiến số 2 (Bệnh viện sản nhi cơ sở cũ), Quyết định số 2289/QĐ-UBND ngày 19/8/2021 quy mô 200 giường có khoa điều trị cho bệnh nhân sản khoa và ngoại sản nhiễm COVID-19, giao Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh là đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện triển khai hoạt động.
- Cơ sở điều trị bệnh COVID-19 tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên, quy mô 50 giường, giao Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên là đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện triển khai hoạt động.
- Bệnh viện dã chiến số 3 (Trường trung cấp y tế cũ, trường Cao đẳng nghề Việt Đức), quy mô 350 giường, giao Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh là đơn vị chịu trách nhiệm toàn diện triển khai hoạt động.
- Bệnh viện dã chiến số 4 (Trường cao đẳng nghề Việt Xô số 1), quy mô 370 giường, giao Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên tỉnh là đơn vị chịu trách nhiệm triển khai thực hiện.
- Tiếp tục duy trì triển khai hoạt động đối với các khu cách ly điều trị tại các đơn vị y tế: Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh viện Sản - Nhi, bệnh viện Tâm thần, các Trung tâm Y tế tuyến huyện đã hoạt động trước đó.
- Các cơ sở điều trị COVID-19 tuyến huyện: Triển khai theo Phương án số 4298/PA-UBND; Quy mô: tối thiểu 50 giường/huyện, thành phố; Tiếp tục xây dựng bổ sung thêm 120 giường/huyện, thành phố, để đảm bảo quy mô 170 giường/huyện, thành phố (Huyện Yên Lạc đã triển khai hoạt động từ ngày 29/7/2021).
(Chi tiết tại phụ lục 1 đính kèm Phương án này)
b) Nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực của hệ thống khám chữa bệnh của các tuyến theo nội dung Công điện số 1068/CĐ-TTg ngày 05/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, Quyết định số 3616/QĐ-BYT ngày 29/7/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án “tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng”. Trong đó tập trung vào các mục tiêu:
+ Củng cố năng lực điều trị COVID-19 về lĩnh vực hồi sức tích cực tại toàn bộ các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến tỉnh đến cơ sở; Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị hạ tầng đồng bộ tại các khoa hồi sức tích cực của các đơn vị (hệ thống ô xy trung tâm, hệ thống khí nén trung tâm, camera, màn hình theo dõi người bệnh,...). Đầu tư, bổ sung hệ thống Oxy trung tâm của các Trung tâm Y tế tuyến huyện.
+ Nâng cấp, phát triển khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện dã chiến số 1 thành Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 mức độ nặng và nguy kịch (sử dụng trụ sở của Bệnh viện Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y dược cổ truyền): Quy mô 150 giường bệnh.
+ Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho bác sĩ, điều dưỡng cấp cứu, hồi sức tích cực của các đơn vị.
+ Xây dựng bổ sung chính sách, chế độ động viên, đãi ngộ nhằm động viên, khuyến khích cán bộ làm việc trong lĩnh vực hồi sức tích cực, khoa truyền nhiễm của các đơn vị, vì đây là đối tượng có nguy cơ cao nhất, thường xuyên, trực tiếp chăm sóc, tiếp xúc với người bệnh nặng, nồng độ vi rút trong cơ thể rất cao.
- Thực hiện đầu tư triển khai nâng cao năng lực hồi sức tích cực tại cơ sở 2 của Bệnh viện dã chiến số 1 ngay trong phương án 201-700 ca mắc, đồng thời thực hiện đầu tư các hạng mục để nâng cấp lên 150 giường ICU ngay ở cấp độ này (201-700 ca mắc). Đồng thời bố trí thêm các giường ICU tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản - Nhi cơ sở mới, Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên để sẵn sàng điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng, nguy kịch.
3.2. Phân tuyến điều trị
3.2.1. Đối với ca bệnh nhẹ, không triệu chứng
- Thực hiện điều trị tại cơ sở điều trị COVID-19 cấp huyện, các Bệnh viện viện dã chiến, Đa khoa khu vực Phúc Yên, các cơ sở cách ly điều trị của các đơn vị y tế đã được thành lập từ trước.
- Cơ sở điều trị COVID-19 cấp huyện: Quy mô tối thiểu 170 giường bệnh để thu dung, điều trị ca bệnh nhẹ, cụ thể:
+ Triển khai theo quy mô: 50 giường bệnh/huyện theo phương án 4298/PA-BCĐ.
+ Thực hiện khảo sát địa điểm, chuẩn bị các nguồn lực để tiếp tục xây dựng, bổ sung thêm tối thiểu 120 giường bệnh/huyện để đáp ứng với nhu cầu thực tế tình hình dịch trên địa bàn.
- Tổ chức triển khai hoạt động theo Quyết định số 2188/QĐ-UBND ngày 10/8/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định thực hiện cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 cấp huyện (Chi tiết tại Quyết định đính kèm).
3.2.2. Đối với ca bệnh trung bình, nặng, rất nặng và nguy kịch
- Đa khoa khu vực Phúc Yên, các Bệnh viện dã chiến thực hiện điều trị cho bệnh nhân mức độ trung bình, nặng trở lên.
- Triển khai điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch tại Trung tâm hồi sức tích cực (cơ sở 2 Bệnh viện dã chiến số 1), đồng thời sẵn sàng điều trị tại các giường ICU được bố trí tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản - Nhi cơ sở mới, Bệnh viện Đa khoa khu vực Phúc Yên.
- Trong quá trình điều trị, các đơn vị chủ động liên hệ Bệnh viện tuyến Trung ương để hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt năng lực hồi sức tích cực để điều trị các bệnh nhân nặng, nguy kịch tại tỉnh thông qua điều động nhân lực hoặc hội chẩn, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa hoặc tiếp nhận điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch.
- Trong trường hợp vượt quá năng lực chuyên môn của các Bệnh viện Dã chiến, các đơn vị y tế sẽ chuyển bệnh nhân theo phân tuyến tại Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, các bệnh viện theo phân tuyến, chỉ đạo của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19.
(Chi tiết phân tuyến tại phụ lục 2.1, 2.2, 3.1, 3.2 kèm theo Phương án này)
4. Triển khai chiến dịch tiêm phòng vắc xin COVID-19
- Tổ chức chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử trên quy mô toàn tỉnh với sự tham gia của nhiều lực lượng như y tế, quân đội, công an và các đoàn thể. Chiến dịch tiêm chủng này phải được tổ chức đồng loạt tại các cơ sở tiêm chủng trên toàn tỉnh bao gồm các cơ sở công lập và tư nhân, các đơn vị trong và ngoài ngành y tế...
- Rà soát, cập nhật danh sách các đối tượng để triển khai tiêm chủng theo đúng quy định tại Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ và Quyết định 3355/QĐ-BYT ngày 08/7/2021 của Bộ Y tế, Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh để đảm bảo tiêm đúng đối tượng, đạt tỷ lệ cao nhất, an toàn tiêm chủng và tiếp cận công bằng.
- Huy động tối đa các cơ sở y tế trên địa bàn, cơ sở đào tạo về y tế để tổ chức tiêm vắc xin COVID-19. Khi được Bộ Y tế phân bổ, khẩn trương thực hiện tiêm vắc xin phòng COVID-19, đảm bảo tỷ lệ trên 92% dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm phòng trong năm 2021 và 70% dân số bao gồm cả dưới 18 tuổi (nếu đủ số lượng vắc xin).
- Tổ chức tiêm chủng bắt buộc vắc xin phòng COVID-19 cho những địa phương có ca bệnh.
- Thực hiện bảo quản, quản lý đảm bảo chất lượng vắc xin, tổ chức tiêm chủng cho hiệu quả, an toàn, xử trí kịp thời và hiệu quả các trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng; truyền thông, vận động để người dân tham gia tiêm chủng.
- Ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin và sử dụng hệ thống hồ sơ sức khỏe cá nhân để thực hiện đăng ký, quản lý đối tượng, theo dõi sự cố bất lợi sau tiêm chủng, báo cáo kết quả tiêm chủng và cấp giấy chứng nhận tiêm chủng.
- Dự kiến từ nay đến cuối năm được cấp khoảng 1,5 triệu liều. Để đạt được mục tiêu trên, tiếp tục thực hiện tiêm như thời gian qua, thực hiện tại 152 cơ sở y tế và một số điểm tiêm lưu động với tổng 2.009 cán bộ chia làm 27 nhóm, thời gian tới sử dụng thêm xe ô tô tiêm chủng để tiêm tại các điểm lưu động, tại khu công nghiệp, tiêm cả ban đêm để đạt tiến độ đề ra. Dự kiến có thể tiêm bảo đảm khoảng 20.000 liều/ngày.
(Chi tiết tại Kế hoạch số 178/KH-UBND ngày 20/7/2021 của UBND tỉnh về việc Triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Kế hoạch số 197/KH-UBND ngày 04/8/2021 của UBND tỉnh Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch số 178/KH-UBND ngày 20/7/2021 của UBND tỉnh về việc triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 năm 2021-2022 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc).
- Thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc và tham gia phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh”. Phát huy vai trò của Tổ liên gia tự quản, cùng với Tổ COVID cộng đồng trong phòng, chống dịch thiết thực, hiệu quả.
- Tăng cường tuyên truyền thực hiện nghiêm Thông điệp 5K (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tập trung - khai báo y tế) + tiêm vắc xin, nhất là đeo khẩu trang bắt buộc tại nơi công cộng, tại các sự kiện có tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; hạn chế tối đa việc tập trung đông người; truyền thông vận động, hướng dẫn người dân đi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 và thực hiện các giải pháp công nghệ phòng chống COVID-19 từ khâu nhập cảnh, xét nghiệm, truy vết, giám sát cách ly đến tiêm vắc xin theo khuyến cáo của ngành y tế.
- Tuyên truyền thực hiện 5T “Tuân thủ đúng các quy định về phòng chống dịch; Tự giác khai báo khi có người đến/về từ tỉnh có dịch đến địa phương, gia đình; Tố giác các tổ chức, cá nhân vi phạm đến đường dây nóng; Tích cực tự nguyện tham gia hoạt động phòng chống dịch tại địa phương; Tự bảo vệ bản thân và gia đình”.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn người dân nếu có điện thoại thông minh cần cài đặt và sử dụng ứng dụng khai báo y tế và ứng dụng phát hiện tiếp xúc gần. Khi đến các địa điểm công cộng, nơi tụ tập đông người cân khai báo y tế sử dụng mã QR.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, địa điểm kinh doanh,... sử dụng ứng dụng công nghệ phòng chống COVID-19 để ghi nhận người đến địa điểm của mình nhằm hỗ trợ công tác truy vết, khoanh vùng, cách ly.
- Đảm bảo hoạt động liên tục 24/24 giờ đường dây nóng của các đơn vị y tế và đường dây nóng các sở, ban, ngành, địa phương để tiếp nhận và cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19.
- Cập nhật liên tục tình hình dịch bệnh, các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 trên toàn quốc và trên địa bàn tỉnh, các khuyến cáo phòng, chống dịch từ Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế (https://moh.gov.vn ) và trang tin phòng, chống dịch COVID-19 (https://ncov.moh.gov.vn).
- Tổ chức truyền thông trên các hệ thống truyền thanh các cấp, truyền thông trên mạng xã hội.
- Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí, phối hợp với các cơ quan báo chí đưa ra các thông điệp truyền thông phù hợp, để công chúng hiểu đúng về tình hình dịch bệnh để ổn định, không gây hoang mang trong dư luận xã hội.
- Liên tục theo dõi và phối hợp giữa các cơ quan liên quan xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi truyền đưa, phát tán tin giả, tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh; tăng cường công tác cảnh báo về tin giả, tin sai sự thật về dịch bệnh trên các phương tiện truyền thông để giúp người dân nhận diện chính xác tin giả, tin sai sự thật, tránh hoang mang dư luận.
- Đẩy mạnh truyền thông rộng rãi về các trường hợp bị xử phạt do vi phạm các quy định về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn; từ đó góp phần nâng cao nhận thức và ý thức của người dân, hướng tới sự đồng thuận, đồng hành, ủng hộ, tuân thủ của các tổ chức, cá nhân; đồng thời tăng cường tính răn đe, ngăn chặn, phòng ngừa tái diễn những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, không để xảy ra tình trạng một cá nhân vi phạm quy định về phòng, chống dịch khiến cả cộng đồng phải chịu ảnh hưởng.
- Thông báo về ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh (nếu có), các thông báo khẩn cấp về dịch COVID-19; phổ biến, quán triệt các qui định mới, quy định trong tình trạng khẩn cấp và các quy định áp dụng những tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh nguy hiểm đến mọi người dân, đặc biệt trong khu vực có ban bố tình trạng khẩn cấp.
6. Huy động nhân lực tham gia phòng chống dịch
- Điều động, huy động tối đa các lực lượng tham gia các hoạt động hỗ trợ công tác phòng, chống dịch, giám sát, phát hiện trường hợp mắc bệnh, tiêm chủng và an toàn tiêm chủng, lấy mẫu và xét nghiệm:
+ Huy động nhân lực bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế (của các đơn vị y tế công lập và ngoài công lập); lực lượng sinh viên năm thứ 5, thứ 6.
+ Huy động lực lượng tình nguyện viên: Lực lượng y bác sĩ nghỉ hưu, thanh niên tình nguyện, các lực lượng tình nguyện khác: phụ nữ, cựu chiến binh, giáo viên...
+ Vận động sự hỗ trợ của lực lượng y tế từ các địa phương khác.
+ Huy động sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chuyên gia đặc biệt của Bộ Y tế, các bệnh viện tuyến Trung ương.
- Xây dựng kế hoạch điều phối các lực lượng huy động được để tham gia vào các hoạt động phòng chống dịch.
7.1. Về nguyên tắc thực hiện
- Kế hoạch hậu cần đảm bảo công tác y tế đối với các tình huống, phương án khi có: 20-200 ca mắc; 201-700 ca mắc; 701-1.000 ca mắc, 1.001-2.000 ca mắc và 2001-3.000 ca mắc COVID-19 được xây dựng trên cơ sở cơ số tối thiểu các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, sinh phẩm, thuốc thiết yếu cần có để đáp ứng với các tình huống dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh. Các địa phương, cơ quan, đơn vị được chủ động quyết định sử dụng, mua sắm để đáp ứng với tình hình dịch bệnh; việc đầu tư mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế,...phục vụ công tác phòng chống dịch có thể thực hiện mua sắm sớm hơn, số lượng cao hơn so với tiêu chuẩn, định mức để đảm bảo chủ động đáp ứng với tình hình diễn biến của dịch bệnh.
- Thực hiện phòng, chống dịch theo phương châm “Bốn tại chỗ” là dự phòng, cách ly điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, phòng hộ tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực, chỉ huy, trách nhiệm tại chỗ.
- Căn cứ Quyết định số 277/QĐ-BCĐQG ngày 08/7/2021 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra về việc phê duyệt Phương án đảm bảo công tác y tế đối với tình huống khi có 30.000 người mắc COVID-19; Nghị quyết số 79/NQ-CP ngày 22/7/2021 của Chính phủ về mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19; Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06/8/2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV; Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 03/8/2021 của HĐND tỉnh về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới; Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các Khu vực điều trị người bệnh COVID-19; Quyết định số 1259/QĐ-BYT ngày 20/3/2020 và Quyết định số 1460/QĐ-BYT ngày 30/3/2020 về đính chính Quyết định số 1259/QĐ-BYT; Quyết định số 3416/QĐ-BYT ngày 14/7/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị COVID-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2); Các văn bản khác có liên quan và căn cứ tình hình thực tế để triển khai việc kế hoạch đầu tư, mua sắm cho phù hợp.
- Đối với các cơ sở cách ly, điều trị bệnh nhân COVID-19 được thành lập và triển khai hoạt động tại các đơn vị y tế hoặc một phần của đơn vị y tế thì trước mắt sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị để phục vụ công tác phòng chống dịch, đồng thời thực hiện đầu tư, mua sắm bổ sung trang thiết bị, vật tư,... để không làm ảnh hưởng tới công tác khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho người dân trên địa bàn.
7.2. Một số nội dung công tác hậu cần cơ bản
- Chủ động tìm kiếm các nguồn cung ứng thuốc, vật tư, trang phục phòng hộ, khẩu trang... để đáp ứng yêu cầu của công tác phòng chống dịch bệnh với từng tình huống mức độ dịch có thể xảy ra trên địa bàn tỉnh.
- Khẩn trương củng cố các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện cấp cứu, trang bị hệ thống lọc máu, hệ thống ECMO, máy thở, hệ thống ô- xy trung tâm, khí nén, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu; tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và các bệnh viện được phân công thu dung điều trị ca bệnh COVID-19; đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị.
- Thực hiện triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng theo quy định trên địa bàn tỉnh và thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2022.
- Tiếp nhận viện trợ của các tổ chức, cá nhân phục vụ cho công tác phòng chống dịch.
- Có các biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các nhóm đối tượng gặp khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội.
- Bảo đảm cung cấp thực phẩm lương thực, nước uống và dịch vụ thiết yếu cho các khu vực giãn cách xã hội, cách ly y tế.
- Bảo đảm an ninh, an toàn cho lực lượng tham gia phòng chống dịch và người dân vùng có tình trạng khẩn cấp.
- Thực hiện trưng mua, trưng dụng, huy động, điều động, bổ sung trang thiết bị, vật tư, hóa chất, thuốc,... giữa các tuyến, các bệnh viện bộ, ngành đóng trên địa bàn tỉnh, các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
7.3. Nhu cầu trang thiết bị, hóa chất, vật tư y tế
Đánh giá bình quân sử dụng qua kết quả đáp ứng trước đây (qua tổng hợp phân tích, đánh giá...) qua đợt dịch 1, 2, 3: Giả định tình huống lên đến 3.000 người mắc COVID-19 xảy ra trong thời gian 28 ngày (không tính thời điểm hiện tại).
- Về giả định số ca mắc phân theo 05 tình huống, phương án: 20-200 ca mắc; 201-700 ca mắc; 701-1.000 ca mắc, 1.001-2.000 ca mắc và 2001-3.000 ca mắc COVID-19.
- Đối với đơn vị y tế dự phòng: Xây dựng danh mục, số lượng tối thiểu các loại vật tư, hóa chất, trang thiết bị cần thiết để thực hiện công tác giám sát, xét nghiệm phòng, chống dịch COVID-19 cho 01 bệnh nhân dương tính theo nguyên tắc: khi có 01 ca bệnh dương tính thì số lượng vật tư, hóa chất, xét nghiệm, phương tiện phòng hộ và Trang thiết bị đáp ứng tối thiểu cho 01 đội cơ động chống dịch (gồm 07 cán bộ y tế theo Quyết định số 5894/QĐ-BYT ngày 19/12/2019); 10 F1 và 100 F2 tiếp xúc gần với 01 bệnh nhân F0 (số liệu được tính theo thực tế mức độ lây nhiễm trung bình trên cả nước trong thời gian qua).
- Đối với các cơ sở điều trị: Tỷ lệ bệnh nhân không triệu chứng, nhẹ là 83,6%; tỷ lệ bệnh nhân mức độ trung bình: 7%; tỷ lệ bệnh nhân nặng, rất nặng, nguy kịch: 9,4%; Trong đó: người bệnh thở oxy, oxy gọng kính (3,8%); người bệnh thở máy xâm nhập và không xâm nhập (3,6%); người bệnh nguy kịch, ECMO: 2% (riêng ECMO dự tính khoảng 0,5%).
+ Xây dựng nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao, thuốc thiết yếu cho 3 khu vực điều trị người bệnh COVID-19 theo Quyết định số 2626/QĐ-BYT ngày 28/5/2021 của Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục nhu cầu trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của các Khu vực điều trị người bệnh COVID-19.
+ Xây dựng nhu cầu phương tiện phòng hộ cá nhân thiết yếu của Khu vực 20 giường bệnh điều trị người bệnh COVID-19 theo Quyết định số 1259/QĐ- BYT ngày 20/3/2020 và Quyết định số 1460/QĐ-BYT ngày 30/3/2020 về đính chính Quyết định số 1259/QĐ-BYT.
+ Xây dựng nhu cầu về vật tư tiêu hao, hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm, thuốc, ô xy y tế, trang thiết bị, thuốc thiết yếu đáp ứng tối thiểu với các tình huống: có 20-200 ca mắc, 201-700 ca mắc, 701-1.000 ca mắc, 1.001-2000 ca mắc, 2.001-3.000 ca mắc COVID-19.
(Chi tiết tại các phụ lục kèm theo Phương án này).
Các máy móc, trang thiết bị và vật tư y tế, thuốc, hóa chất, sinh phẩm,... được đầu tư, mua sắm phục vụ công tác phòng chống dịch, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, sẽ giao cho các đơn vị chủ quản triển khai hoạt động của các Bệnh viện dã chiến, cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19, các cơ sở y tế có triển khai các khu cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19 chịu trách nhiệm toàn diện tiếp nhận, quản lý sử dụng có hiệu quả phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe người dân trên địa bàn tỉnh (bao gồm cả thuốc, vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm (nếu còn)).
Trường hợp các máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, hóa chất, sinh phẩm,... được chuyển vượt định mức sử dụng của các đơn vị chủ quản thì sẽ được chuyển cho các đơn vị y tế khác để quản lý, phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân đảm bảo phù hợp về định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế và nhu cầu phát triển của các đơn vị.
9. Tổ chức xử lý thi hài của người nhiễm hoặc nghi nhiễm COVID-19
- Đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt quy trình xử lý thi hài theo đúng quy định của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh, không để lây nhiễm cho người xử lý thi hài và người tham gia vào quá trình xử lý thi hài người nhiễm COVID-19. Thi hài người nhiễm COVID-19 phải được hỏa táng tại các cơ sở hỏa táng, trong trường không thể thực thực hiện hỏa táng tại cơ sở hỏa táng thì yêu cầu phải hỏa táng tại các cơ sở hỏa táng dã chiến hoặc chỉ thực hiện mai táng trong trường hợp không thực hiện được việc hỏa táng, trong đó lưu ý đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt một số nội dung sau:
+ Kịp thời thông báo cho chính quyền địa phương, cơ quan y tế địa phương để thực hiện theo quy định.
+ Đảm bảo việc xử lý thi hài, khâm liệm thi hài do nhiễm SARS-CoV-2.
+ Đảm bảo khử khuẩn, xử lý môi trường toàn bộ khu vực, buồng phòng có người tử vong, vận chuyển thi hài nhiễm SASR-CoV-2.
+ Tuân thủ nghiêm ngặt quá trình hỏa táng, mai táng, đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch.
- 100% đội xử lý thi hài các huyện, thành phố được tập huấn, hướng dẫn thực hiện đúng các quy định về xử lý thi hài người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2.
- Việc vận chuyển thi hài: Vận chuyển thi hài, hài cốt qua biên giới thực hiện theo quy định tại Nghị định số 89/2018/NĐ-CP ngày 25/6/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới.
10. Đảm bảo an sinh xã hội và sản xuất
10.1. Bảo đảm an sinh xã hội
- Đảm bảo duy trì tối đa các dịch vụ thiết yếu phục vụ cho đời sống nhân dân các khu vực, địa phương xảy ra dịch như điện năng, thông tin liên lạc, giao thông, cung ứng thực phẩm, đồ tiêu dùng, bình ổn giá chống tích trữ găm hàng trục lợi.
- Thực hiện các giải pháp cấp bách và lâu dài tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19 theo các tình huống dịch bệnh.
10.2. Bảo đảm an toàn sản xuất
- Tập trung ngăn chặn dịch xâm nhập và lây lan trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp; Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định phòng chống dịch, kiên quyết đình chỉ hoạt động những doanh nghiệp vi phạm các quy tắc phòng chống dịch. Tạm dừng hoạt động tại các nhà máy, cơ sở sản xuất có các trường hợp mắc COVID-19 và phải thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch cho công nhân, người lao động. Thường xuyên đánh giá nguy cơ lây nhiễm, cập nhật trên bản đồ an toàn Covid, triển khai mọi biện pháp để duy trì an toàn sản xuất, tránh làm đứt gãy chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa, dịch vụ, vật tư, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, xây dựng “Vùng xanh sản xuất”.
- Các doanh nghiệp xây dựng phương án sản xuất an toàn "3 tại chỗ" (sản xuất - ăn uống - nghỉ ngơi tại nơi làm việc) và "1 cung đường, 2 điểm đến" (người lao động chỉ di chuyển trên một cung đường, chỉ đến nơi làm việc và nơi ở) ngay cả khi đơn vị chưa có trường hợp nghi mắc, việc cung ứng nguyên vật liệu phải được kiểm soát chặt chẽ. Người tham gia vận chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất của tỉnh phải được quản lý theo chu trình khép kín, đặt dưới sự giám sát của các lực lượng Công an, Giao thông Vận tải, Y tế và quản lý thông tin khai báo y tế trung thực.
- Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về doanh nghiệp an toàn, công nhân, người lao động có nguy cơ phải được định kỳ xét nghiệm sàng lọc. Tạo dây truyền sản xuất, phân xưởng sản xuất theo hướng độc lập, hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa các nhóm công nhân, dây truyền sản xuất với nhau, các phân xưởng với nhau. Xây dựng quy định tránh tiếp xúc gần trong sinh hoạt ăn, nghỉ, vệ sinh cá nhân.
- Bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng cho công nhân các khu công nghiệp, sản xuất tập hợp đông người.
- Các cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ thiết yếu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt khách đến; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.
- Đảm bảo duy trì sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, đề xuất các giải pháp để đa dạng hóa, bảo đảm đủ nguồn cung cho sản xuất kinh doanh trong tỉnh.
1. Tổng kinh phí
- Phương án 1: Số trường hợp mắc COVID-19: 201-700: 660 tỷ đồng.
- Phương án 2: Số trường hợp mắc COVID-19: 701-1.000: 950 tỷ đồng.
- Phương án 3: Số trường hợp mắc COVID-19: 1001-2000: 1.500 tỷ đồng
- Phương án 4: Số trường hợp mắc COVID-19: 2.001-3.000: 2.000 tỷ đồng.
2. Nguồn kinh phí
- Nguồn ngân sách nhà nước, bao gồm: Dự phòng ngân sách; Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh; Ngân sách trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương theo quy định; Nguồn tiết kiệm 10% tăng thêm và cắt giảm chi thường xuyên năm 2021 theo Nghị quyết số 58/NQ-CP của Chính phủ; Báo cáo Bộ Tài chính cho phép sử dụng nguồn cải cách tiền lương ngân sách tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác; Nguồn cắt giảm, thu hồi từ các dự án đầu tư không có khả năng giải ngân.
- Nguồn kinh phí tài trợ, vận động đóng góp và các nguồn huy động khác.
VI. DỰ BÁO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NĂM 2021
Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2021 phụ thuộc nhiều vào tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh và toàn quốc, dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế theo 4 phương án, quy mô dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Phương án 1: Giả định dịch COVID-19 được Việt Nam khống chế trong Quý III/2021; Số ca nhiễm trên địa bàn tỉnh dưới 1.000 ca (chủ yếu trong khu cách ly do trở về từ vùng dịch).
Dự báo tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2021 sẽ đạt khoảng 8,5-9%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 4,5-5%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng khoảng 12-13%, ngành dịch vụ tăng khoảng 4-4,5% và thuế sản phẩm tăng khoảng 5,0-6,0%.
Đây là Phương án kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2021 khi những chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về thực hiện những giải pháp mạnh mẽ để thực hiện mục tiêu “kép”vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế được thực thi hiệu quả; khi sự quyết tâm mạnh mẽ của các cấp ủy chính quyền địa phương và sự đồng lòng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh được nâng cao.
2. Phương án 2: Giả định dịch COVID-19 được Việt Nam khống chế trong Quý IV/2021 và số ca nhiễm ở Vĩnh Phúc dưới 1.000 ca (chủ yếu trong khu cách ly).
Dự báo tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2021 sẽ đạt khoảng 6,5-7,5%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 4-4,5%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng khoảng 10-11%, ngành dịch vụ tăng khoảng 1-3% và thuế sản phẩm tăng khoảng 4-5% so năm 2020.
3. Phương án 3: Phương án này đề cập đến trường hợp dịch bệnh được cả nước khống chế trong quý IV; Ở Vĩnh Phúc số ca nhiễm dưới 3.000 ca, có lây lan trong cộng đồng và ở trong các khu công nghiệp của tỉnh.
Tổng sản sản phẩm trong tỉnh (GRDP) giá so sánh 2010 ước tăng khoảng 3,5-4%, trong đó ngành Nông lâm nghiệp thủy sản dự kiến tăng 3-4,0%; ngành công nghiệp Xây dựng tăng khoảng 7-8%; Ngành dịch vụ tăng 0% (có khả năng âm) và thuế sản phẩm tăng khoảng 2-3%.
4. Phương án 4: Cả nước chưa khống chế được dịch trong năm 2021, ở Vĩnh Phúc số ca nhiễm vượt trên 3.000 ca, có lây lan rộng trong cộng đồng và ở trong các khu công nghiệp của tỉnh.Dự kiến tăng trưởng GRDP giá so sánh năm 2021 dự kiến âm khoảng 1,0-1,5% so với năm 2020, trong các ngành kinh tế chỉ có ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có tăng trưởng dương với mức tăng khoảng 3,0-3,5%, còn lại các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đều tăng trưởng âm, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng âm khoảng 0,0-1,0%, ngành dịch vụ âm khoảng 3,5-4%. Thuế sản phẩm dự kiến âm khoảng 1,5-2% so với năm 2020.
Tùy theo tình hình, cấp độ dịch bệnh theo các phương án, yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể; UBND các huyện, thành phố, các doanh nghiệp, người dân triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Sở Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh)
- Hàng ngày báo cáo, tham mưu với Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh về tình hình dịch và giải pháp phòng chống.
- Là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn, giám sát về chuyên môn trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn phòng, chống dịch.
- Chủ động, kịp thời cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống dịch, hướng dẫn đầy đủ về các trường hợp cách ly, giám sát y tế, bảo đảm thực hiện thống nhất tại các địa phương, cơ quan, đơn vị; truyền thông sát với thực tế, tránh hoang mang trong nhân dân.
- Căn cứ tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, Sở Y tế thực hiện phân bổ, điều phối, điều động trang thiết bị, phương tiện, vật tư phòng chống dịch; tham mưu trưng dụng, huy động tài sản; chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, sinh phẩm,… đảm bảo công tác phục vụ phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo triển khai các hoạt động ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm, nhất là từ ngoài tỉnh; phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh; điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ; khoanh vùng, dập dịch; điều trị kịp thời, hiệu quả.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Vĩnh Phúc, Đài PT-TH tỉnh và các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch, cách thức tự bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, khai báo y tế tự nguyện, các điển hình tốt trong phòng, chống dịch.
- Phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện việc cách ly tập trung.
- Thường xuyên rà soát, kiểm tra phương án huy động lực lượng y tế, bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, phương tiện... phục vụ cho công tác giám sát, phòng chống dịch và điều trị người bệnh.
- Tiếp tục khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh đảm bảo tiến độ kế hoạch đề ra và an toàn trong quá trình triển khai.
- Tổng hợp, điều chuyển các máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, hóa chất, sinh phẩm,... cho các đơn vị y tế về định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế và nhu cầu phát triển của các đơn vị.
- Chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương trong việc xử lý thi hài người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2 trên địa bàn. Chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện nghiêm ngặt quy trình xử lý thi hài người tử vong do nhiễm COVID-19 theo đúng quy định của Bộ Y tế bên trong cơ sở y tế, đồng thời phối hợp với đội xử lý thi hài của các huyện, thành phố mà cơ sở y tế đóng trên địa bàn để xử thi hài theo quy định.
2. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
- Sẵn sàng các phương án mở rộng các khu cách ly, bảo đảm khả năng tiếp nhận tối đa công dân cách ly, đồng thời có phương án cách ly phù hợp, hiệu quả các thành phần phải cách ly khi quá tải.
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp, hoạt động cơ sở cách ly tập trung.
- Chủ động phối hợp với các đơn vị quân đội trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ về lực lượng, cơ sở vật chất phục vụ phòng, chống dịch, cách ly y tế; tham mưu cho UBND tỉnh để báo cáo Bộ Quốc phòng, Quân khu 2 hỗ trợ phòng, chống dịch.
- Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị đóng quân trên địa bàn tỉnh thiết lập bệnh viện dã chiến thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 khi số lượng bệnh nhân lớn, quá tải ở các cơ sở y tế.
- Phối hợp với các lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ tại các chốt, trạm và các khu vực có dịch bệnh COVID-19.
- Tham mưu cho UBND tỉnh báo cáo Bộ Quốc phòng chỉ đạo các đơn vị đóng quân trên địa bàn tỉnh cử nhân lực, vật lực, cơ sở doanh trại tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Phối hợp với ngành y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn tỉnh để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
3. Công an tỉnh
- Tích cực đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, không để các đối tượng lợi dụng dịch bệnh để hoạt động, gây mất an ninh, trật tự. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về phòng, chống dịch, kể cả xử lý về hình sự.
- Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp công tác tại các chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp rà soát, truy vết, khoanh vùng xác định tất cả các trường hợp có liên quan đến các ca nhiễm mới hoặc các trường hợp nghi nhiễm để đề xuất biện pháp cách ly, phòng ngừa y tế phù hợp.
- Chủ trì bảo vệ an toàn các cơ sở cách ly, điều trị tập trung của tỉnh, huyện; tham mưu, kiến nghị khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong đảm bảo an ninh, an toàn các cơ sở cách ly, điều trị, không để người bệnh, người cách ly lợi dụng bỏ trốn.
- Khảo sát, đề xuất việc thành lập các chốt kiểm soát phòng, chống dịch bệnh tại các tuyến đường trọng yếu dẫn vào địa bàn tỉnh để quản lý chặt chẽ người, phương tiện vào tỉnh, góp phần ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập.
- Tăng cường công tác quản lý xuất nhập cảnh, quản lý lưu trú; phối hợp giám sát chặt chẽ người nước ngoài, công dân lưu trú, làm việc, hoạt động tại địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp có yếu tố dịch tễ nhưng trốn tránh khai báo hoặc khai báo gian dối.
- Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch trên không gian mạng và các phương tiện truyền thông, đại chúng; xử lý nghiêm các trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về dịch bệnh COVID-19 gây hoang mang dư luận.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để hoàn thiện, lưu giữ các hồ sơ thủ tục pháp lý liên quan đến người tử vong do nhiễm COVID-19 thuộc thẩm quyền quản lý.
4. Sở Giao thông Vận tải tỉnh
- Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của ngành kiểm soát đối với các phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải và tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch của Trung ương và của tỉnh; khuyến cáo hạn chế việc đi, đến các vùng đang có dịch và các tỉnh ngoài nếu không thực sự cần thiết.
- Phối hợp chặt chẽ với Công an tỉnh, các địa phương trong công tác thanh kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy định về vận tải của các đơn vị, tổ chức, cá nhân trong hoạt động vận tải; giám sát chặt chẽ lái xe, phụ xe và người bốc xếp dỡ hàng hóa khi đến tỉnh hoặc vận chuyển ra ngoài tỉnh quay trở về tỉnh.
- Kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp kiểm soát hoạt động vận tải theo diễn biến của tình hình dịch bệnh.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ động tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo việc cho học sinh dừng học tập trung tại trường và thay thế bằng hình thức học qua internet, học qua truyền hình theo yêu cầu để phòng tránh khả năng lây lan dịch bệnh.
- Chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch học bù để bảo đảm chương trình, kịp thời gian kết thúc năm học. Trình UBND tỉnh điều chỉnh khung kế hoạch đào tạo, thời gian năm học 2021-2022 của tỉnh đối với các cấp học khi cần thiết, phù hợp với khung thời gian năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chỉ đạo các trường học thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành y tế.
- Phổ biến thông tin về tình hình dịch, các biện pháp phòng, chống dịch tới học sinh trên địa bàn tỉnh; sẵn sàng phương án huy động lực lượng tham gia các hoạt động phòng, chống dịch khi cần thiết.
- Cho phép các trường: DTNT tỉnh, Chuyên Vĩnh Phúc sử dụng ký túc xá để làm khu cách ly y tế tập trung khi được Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch trưng dụng.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch COVID-19, chỉ đạo các công ty du lịch, không tổ chức các đoàn du lịch tới các địa phương đang có dịch, có người mắc bệnh và không đón khách du lịch đến từ vùng dịch.
- Chỉ đạo việc quản lý, theo dõi chặt chẽ lịch trình, tình hình sức khỏe và khuyến nghị hạn chế di chuyển du khách là người nước ngoài từ vùng dịch hiện đang ở tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chỉ đạo các công ty du lịch, cơ sở lưu trú du lịch quản lý, nắm bắt tình hình sức khỏe hàng ngày, lịch trình di chuyển của du khách và kịp thời thông báo cho cơ sở y tế hoặc chính quyền địa phương nếu phát hiện du khách nghi ngờ mắc bệnh. Chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các cơ sở y tế tổ chức cách ly, quản lý du khách ngay khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
- Cho phép sử dụng cơ sở Trung tâm đào tạo vận động viên để làm nơi cách ly y tế tập trung khi được Ban Chỉ đạo trưng dụng.
- Chỉ đạo xem xét và thực hiện tạm dừng các hoạt động tập trung đông người, các lễ hội tại các địa phương có dịch bệnh nếu cần thiết.
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông thông tin chính xác, kịp thời về tình hình dịch và các biện pháp để người dân chủ động phòng, chống dịch, không hoang mang lo lắng, phối hợp với ngành y tế phòng, chống dịch hiệu quả.
- Tổ chức triển khai và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các sở, ngành, lực lượng chức năng và các địa phương trong việc thực hiện truyền thông về phòng, chống dịch bệnh.
- Điều động, trưng tập chuyên gia hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo trong phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các vụ việc nghiêm trọng công tác phòng chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện các hoạt động phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các vụ việc nghiêm trọng liên quan đến công tác phòng chống dịch bệnh trong lĩnh vực quản lý của đơn vị.
- Phối hợp với ngành y tế và các đơn vị viễn thông trên địa bàn tỉnh để triển khai áp dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch.
7. Sở Tài chính
- Bảo đảm đủ kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch sẵn sàng đáp ứng với tình huống dịch bệnh xấu nhất và các chế độ chính sách theo quy định.
- Hướng dẫn mua sắm, thanh quyết toán trong điều kiện khẩn cấp về phòng chống dịch bệnh; kịp thời tháo gỡ khó khăn trong mua sắm trang thiết bị, thanh quyết toán của các đơn vị.
- Đảm bảo chi phí liên quan đến việc cách ly theo dõi, điều trị đối với các trường hợp mắc bệnh và các trường hợp sau khi đưa về tập trung cách ly.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì tham mưu với cấp có thẩm quyền cắt giảm, thu hồi nguồn vốn đầu tư công của các dự án không có khả năng giải ngân để bổ sung nguồn kinh phí phục vụ phòng, chống dịch.
- Đôn đốc thực hiện nghiêm, đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ và giải pháp đã đề ra tại Chương trình hành động số 02/CTr-UBND ngày 18/01/2021 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP và Kế hoạch số 49/KH- UBND ngày 8/3/2021 của UBND tỉnh ngày 01/01/2021 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2021… trong đó rà soát, sắp xếp lại thứ tự ưu tiên, lựa chọn các nhiệm vụ trọng yếu cần chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện, ưu tiên các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, giải ngân vốn đầu tư công.
- Chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện công tác xúc tiến đầu tư đón đầu thời cơ mới mở ra sau đại dịch. Đa dạng hóa các hình thức kết nối nhà đầu tư, tổ chức hiệu quả các cuộc họp và làm việc trực tuyến trong thời gian dịch bệnh. Duy trì hợp tác, kết nối với các tổ chức quốc tế nhằm kết nối doanh nghiệp, hợp tác về xúc tiến đầu tư. Chú trọng các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ đối với các dự án đã đầu tư hiệu quả tại tỉnh. Tập trung thu hút các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao.
- Triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và năm 2022 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 23/7/2021; hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Văn bản số 4880/BKHĐT-TH, 4881/BKHĐT-TH ngày 26/7/2021 theo đúng tiến độ (lưu ý các yếu tố tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19).
- Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và quy định của pháp luật liên quan.
- Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên do Sở quản lý.
- Chỉ đạo các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động phối hợp với các đơn vị y tế trong quá trình triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động của đơn vị.
9. Sở Công thương
- Chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc điều tiết lưu thông hàng hóa thiết yếu để đáp ứng nhu cầu của người dân trong bối cảnh dịch COVID-19.
- Tăng cường quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi găm hàng, đầu cơ, tăng giá đối với hàng hóa thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
- Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch tại các cụm công nghiệp do Sở quản lý, chủ động đề xuất tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho các cơ sở sản xuất kinh doanh.
- Chỉ đạo các cơ sở sản xuất kinh doanh chủ động phối hợp với các đơn vị y tế trong quá trình triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động của đơn vị theo kế hoạch được phê duyệt.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan trong phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, xử lý các vụ việc nghiêm trọng công tác phòng chống dịch bệnh.
- Xây dựng kế hoạch cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ khu vực cách ly y tế.
10. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
- Chủ động đề xuất tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh.
- Chỉ đạo, yêu cầu các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp do Ban quản lý thực hiện nghiêm các quy định về công tác phòng chống dịch.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động phối hợp với các đơn vị y tế trong quá trình triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người lao động của đơn vị theo kế hoạch được phê duyệt.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch bệnh tại các doanh nghiệp do Ban quản lý.
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Đề xuất các giải pháp về nông nghiệp và các phương án cung cấp sản phẩm nông nghiệp tại chỗ trong điều kiện cách ly xã hội phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; cho các khu cách ly tập trung quy mô lớn.
- Chủ động triển khai các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên động vật; hạn chế tối đa phát sinh dịch bệnh trên động vật đặc biệt các dịch bệnh lây từ động vật sang người.
- Chỉ đạo thực hiện giám sát chủ động việc buôn bán, vận chuyển động vật, động vật hoang dã để có thể phát hiện mầm dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người, trong đó có nguy cơ của dịch bệnh.
- Kết nối sản xuất và vận chuyển tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong thời gian tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19; Phối hợp cung ứng lương thực, thực phẩm cho các khu vực bị giãn cách, cách ly y tế, cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với các đơn vị liên quan trong thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh.
12. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chỉ đạo, hướng dẫn các biện pháp kiểm soát, xử lý môi trường phòng chống dịch bệnh; xử lý thi hài người nhiễm, nghi nhiễm COVID-19; tổ chức thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, chất thải tại Bệnh viện dã chiến, các khu cách ly tập trung, các cơ sở tiêm vắc xin phòng COVID-19.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan tổ chức tập huấn cho đội xử lý thi hài của các huyện, thành phố, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt quy trình theo quy định. Chỉ đạo việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải lây nhiễm phát sinh trong quá trình xử lý thi hài nhiễm SARS-CoV-2 kịp thời theo quy định.
- Kiểm tra, giám sát việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải phát sinh trong phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo việc phối hợp với các đơn vị liên quan trong thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh.
13. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tăng cường công tác quản lý lao động là người nước ngoài làm việc tại tỉnh; Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của người lao động nước ngoài đến từ các vùng đang có dịch.
- Phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp: Quản lý lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trở về nước; Phối hợp với Sở Y tế giám sát chặt chẽ tình hình sức khỏe của những người trở về từ vùng đang có dịch. Hướng dẫn người lao động chủ động các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về y tế khi xuất cảnh.
- Chủ động đề xuất các biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các nhóm đối tượng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
15. Sở Ngoại vụ
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế, Sở Tài nguyên - Môi trường và các cơ quan liên quan hoàn thiện, lưu giữ các thủ tục nhận diện, vận chuyển, xử lý thi hài người nước ngoài tử vong do nhiễm, nghi nhiễm COVID-19.
- Kịp thời thông báo đến Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện của nước mà người tử vong có quốc tịch biết về việc tử vong và biện pháp xử lý thi hài trước khi tiến hành xử lý theo quy định.
14. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Vĩnh Phúc, Sở Thông tin và Truyền thông
- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về diễn biến tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống dịch để nhân dân nhận thức đầy đủ và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn.
- Theo dõi, phát hiện và đưa tin những hành vi không tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về phòng, chống dịch trên địa bàn, chủ động xây dựng các kịch bản gương người tốt, việc tốt trong phong trào phòng chống dịch bệnh COVID-19.
15. Bảo hiểm xã hội tỉnh: Chỉ đạo, hướng dẫn Bảo hiểm các cấp phối hợp với cơ sở khám chữa bệnh và các bệnh viện dã chiến, Cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 trong việc thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) đối với các trường hợp có thẻ BHYT đang điều trị COVID-19 mà phải khám và điều trị các bệnh lý nền, bệnh phát sinh.
16. Sở Tư pháp
- Chủ trì tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách, văn bản pháp luật có liên quan đến công tác phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn và phối hợp các cơ quan liên quan trong công tác xử phạt vi phạm hành chính.
- Tham gia phối hợp xây dựng các chính sách, văn bản pháp luật trong phòng, chống dịch bệnh trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và phối hợp hướng dẫn, triển khai thực hiện các chính sách của cơ quan cấp trên về phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
17. Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Sở Y tế (thường trực Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19) xây dựng, triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh của ngành, đơn vị phù hợp tình hình diễn biến của dịch bệnh, đảm bảo duy trì các hoạt động của đơn vị.
- Phối hợp tổ chức tuyên truyền về các biện pháp phòng chống dịch, các biện pháp đáp ứng tại cộng đồng; tuyên truyền, vận động nhân dân tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, phát hiện kịp thời các trường hợp nghi nhiễm; vận động các nguồn lực hỗ trợ công tác phòng, chống dịch; giám sát thực hiện các quy định phòng chống dịch; Tham gia các hoạt động góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
- Vận động các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân ủng hộ nguồn lực để chống dịch. Huy động các lực lượng thành viên tham gia công tác phòng chống dịch theo quy định.
18. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Thực hiện nguyên tắc người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, phạm vi quản lý theo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh về công tác phòng, chống dịch COVID-19. Triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, huy động toàn hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, toàn dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
- Thường xuyên báo cáo cấp ủy và chỉ đạo chính quyền các cấp tập trung, quyết liệt trong việc lãnh đạo, đặc biệt là nêu cao vai trò của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng chống dịch.
- Chỉ đạo các phòng, ban, đoàn thể, các xã, phường, thị trấn triển khai quyết liệt sẵn sàng ứng phó với các cấp độ của dịch bệnh; Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị y tế, thuốc men y tế, trang bị phòng hộ, vật tư y tế,... để phục vụ phòng chống dịch trên địa bàn huyện, thành phố; Bảo đảm đủ kinh phí, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ), với tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh: Không chủ quan lơ là, không hoang mang lo sợ, kịp thời đưa ra các quyết định đúng đắn phù hợp với tình hình dịch tại địa phương.
- Chỉ đạo, giám sát các Tổ COVID cộng đồng, Tổ liên gia tự quản hoạt động hiệu quả theo chức năng nhiệm vụ phòng, chống dịch đã được quy định.
- Xây dựng kịch bản, phương án theo dự kiến tình huống, quy mô số ca mắc, dự toán kinh phí phù hợp và tổ chức mua sắm các trang thiết bị phù hợp với các phương án sẵn sàng phòng chống dịch.
- Huy động các ban, ngành, đoàn thể vận động lực lượng thành viên tham gia tình nguyện vào các hoạt động chống dịch.
- Chịu trách nhiệm bố trí nhân lực, vật lực, trang thiết bị y tế,... để đảm bảo việc cách ly tại các cơ sở cách ly y tế tập trung do cấp huyện quản lý, hoạt động của các cơ sở điều trị bệnh nhận COVID-19 cấp huyện; Thực hiện các phương án, kế hoạch xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 trên địa bàn; Có Phương án cung ứng các nhu yếu phẩm thiết yếu tới các khu vực thực hiện cách ly, phong tỏa.
- Chủ trì xây dựng Kế hoạch tiêm chủng chi tiết để sẵn sàng triển khai ngay khi được phân bổ vắc xin; Chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác chỉ đạo tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trên địa bàn huyện/thành phố ngay khi tiếp nhận vắc xin, sử dụng kịp thời, tối đa số vắc xin được cấp, đúng nhóm đối tượng ưu tiên theo quy định.
- Chủ động có các biện pháp hỗ trợ kịp thời cho các nhóm đối tượng gặp khó khăn do dịch bệnh, đảm bảo ổn định và an sinh xã hội.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông để mọi người dân nhận thức rõ mức độ nguy hiểm, tác hại của dịch COVID-19; Tăng cường công tác an ninh trên địa bàn, chú trọng công tác quản lý lưu trú, sớm phát hiện những người đã từng ở và đi qua vùng dịch để đưa vào theo dõi, cách ly, giám sát theo qui định.
Căn cứ nội dung Phương án, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai, thực hiện. Phương án sẽ được cập nhật và điều chỉnh theo diễn biến của tình hình dịch và các biện pháp triển khai công tác phòng chống dịch trên thực tế trong tình hình mới./.
(1) Tốc độ tăng trưởng GRDP (giá so sánh 2010) 6 tháng đầu năm:2020 giảm 0,05%, 2019: tăng 7,28%; 2018: 8,55%; 2017: 7,43%; 2016: 7,4%; 2015: 7,28%; 2014: 3,49%; 2013: 8,19%; 2012: 4,61%;...