Quyết định 2270/QĐ-TTg năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 28-KL/TW về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 2270/QĐ-TTg
Ngày ban hành 21/11/2013
Ngày có hiệu lực 21/11/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2270/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 28-KL/TW NGÀY 14 THÁNG 8 NĂM 2012 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BẢO ĐẢM AN NINH, QUỐC PHÒNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tchức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Kết luận số 28-KL/TW ngày 14 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 28-KL/TW ngày 14 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.                                          

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Cửu Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 28-KL/TW NGÀY 14 THÁNG 8 NĂM 2012 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BẢO ĐẢM AN NINH, QUỐC PHÒNG VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2270/QĐ-TTg ngày 21 tháng 11 năm 2013 của Thủ tưng Chính phủ)

Để triển khai thực hiện Kết luận số 28-KL/TW ngày 14 tháng 8 năm 2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 28-KL/TW để làm căn cứ chỉ đạo điều hành; các Bộ, ngành và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện và định hướng các hoạt động của mình nhằm đưa vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững với nội dung như sau:

I. PHẠM VI THỰC HIỆN

Vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Bạc Liêu và Cà Mau.

II. MỤC TIÊU

1. Xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL trở thành vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp phụ trợ cho nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao, bền vững; Phát triển mạnh kinh tế biển và xây dựng ngành thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Quốc gia; Phát triển mạnh dịch vụ - du lịch thành ngành kinh tế then chốt của Vùng và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng ĐBSCL từ nay đến năm 2020;

2. Tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội gắn với xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, giải quyết an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; hoàn thành mục tiêu xây dựng 50% xã nông thôn mới. Tăng cường thực lực quốc phòng, an ninh, giữ vững n định chính trị, chủ quyền quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

3. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế đạt 7,7%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 8,6%/năm giai đoạn 2016 - 2020. GDP bình quân đầu người đến năm 2020 khoảng 57,9 triệu đồng, tương đương 2.750USD - 2.850USD. Đến năm 2015 phấn đấu tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP của Vùng là 36,7%; công nghiệp, xây dựng là 30,4%, dịch vụ là 32,9%; đến năm 2020 đạt tỷ trọng tương ứng là 30,5% - 35,6% - 33,9%; giảm hộ nghèo mỗi năm từ 2 - 3%/năm, trong đó vùng đồng bào dân tộc Kh'Mer giảm 4 - 5%/năm, đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Kh'Mer dưới 10%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 35 - 40% vào năm 2015 và khoảng 50 - 55% vào năm 2020; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đạt được các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội quan trọng khác đã nêu trong Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.

4. Trên cơ sở Quy hoạch tng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL đến năm 2020, các Bộ, ngành và các địa phương trong Vùng rà soát, điều chnh bổ sung quy hoạch và các cơ chế chính sách nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội để phù hợp với điều kiện mới. Xây dựng cơ chế liên kết vùng theo hướng: Khai thác tối đa mọi tiềm năng, thế mạnh của từng tỉnh, thành phố trong Vùng; bảo đảm sự phát triển gắn kết, hài hòa giữa các tỉnh, thành phố tạo thành không gian kinh tế vùng liên hoàn, hợp lý.

5. Xác định rõ các chương trình, dự án đầu tư trong giai đoạn 2013 - 2015 và 2016 - 2020, nhu cầu về vốn và cơ cấu vốn đầu tư cho từng chương trình, dự án và các giải pháp, cơ chế chính sách huy động vốn đầu tư. Lựa chọn, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên thực hiện các đề án, dự án quan trọng để đưa vào kế hoạch giai đoạn 2013 - 2015 và 2016 - 2020.

III. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, chỉ đạo tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ, thống nhất các nhiệm vụ về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh theo Kết luận số 28-KL/TW của Bộ Chính trị, tập trung vào một số nội dung sau:

1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách, thể chế về quản lý và điều hành, trong đó tập trung vào chính sách đất đai, tài chính thị trường, đào tạo nguồn nhân lực, xử lý chất thải, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, cải cách hành chính; nghiên cứu ban hành chính sách thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp sạch, các ngành dịch vụ có chất lượng cao; kiện toàn, nâng cao năng lực tổ chức bộ máy chỉ đạo, điều phối phát triển vùng ĐBSCL...

2. Chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại; tăng cường đóng góp và vai trò của khu vực dịch vụ, nâng cao giá trị các sản phẩm chủ lực, phát triển nhanh các sản phẩm mũi nhọn, gắn với thị trường và tăng sức cạnh tranh trên các lĩnh vực.

3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông và thủy lợi. Ưu tiên tập trung cho hệ thống giao thông huyết mạch liên vùng đối với giao thông đường bộ, đường thủy, hàng không và hệ thống các cảng biển theo quy hoạch được duyệt. Quan tâm đầu tư các hệ thống thủy lợi nhằm cung cấp ổn định nước ngọt cho các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hệ thng ngăn mặn, thau phèn đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản phát triển ổn định.

[...]