ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH TÂY NINH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2212/QĐ-UBND
|
Tây Ninh, ngày 03 tháng 10 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG CÁC THƯ VIỆN, BẢO
TÀNG, NHÀ VĂN HÓA, CÂU LẠC BỘ” GIAI ĐOẠN 2014 -2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết
định số 208/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án “ Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các
Thư viện, Bảo tàng, Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ”.
Xét đề nghị
của Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh tại Tờ trình số
90/TTr-SVHTTDL, ngày 23 tháng 7 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện
Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các Thư viện, Bảo tàng,
Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ” giai đoạn 2014 -2015, định hướng đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa -
Thể thao và Du lịch, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Ủy
ban Nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Lưu Quang
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
“ ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG CÁC THƯ VIỆN, BẢO TÀNG, NHÀ VĂN
HÓA, CÂU LẠC BỘ” GIAI ĐOẠN 2014 -2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2212/QĐ-UBND, ngày 03 tháng 10 năm 2014 của
Ủy ban Nhân dân tỉnh)
Thực hiện Quyết
định số 208/QĐ-TTg, ngày 27/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề
án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các Thư viện, Bảo tàng, Nhà
văn hóa, Câu lạc bộ”.
UBND tỉnh xây dựng
Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời
trong các Thư viện, Bảo tàng, Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ” giai đoạn 2014-2015, định
hướng đến năm 2020 như sau:
I. Mục đích yêu cầu.
1. Mục
đích.
Nâng cao nhận
thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của
việc học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong các Thư viện, Bảo tàng,
Trung tâm Văn hóa và các Câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Tăng cường
tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp
cho người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới được học tập thường
xuyên. Từ đó, khuyến khích nhu cầu, thói quen học tập suốt đời của Nhân dân,
xây dựng xã hội học tập bằng các nội dung và hình thức thích hợp với từng lĩnh
vực, ngành nghề; góp phần nâng cao trình độ dân trí, năng lực sáng tạo, kỹ năng
lao động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Xây dựng và
phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước.
2. Yêu cầu
- Quán triệt
sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về chủ trương xây dựng
việc tổ chức các hoạt động học tập suốt đời trong các Thư viện, Trung tâm Văn
hóa, Các câu lạc bộ; đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước.
- Tổ chức triển
khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh các hoạt động
học tập suốt đời trong các Thư viện, Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ phải gắn với các mục
tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã - hội ở địa phương, đặc biệt là gắn với việc
xây dựng nông thôn mới.
II. Nhiệm vụ chung
1. Củng cố, hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết
bị của thiết chế văn hóa, đặc biệt chú trọng công tác đào tạo chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ hệ thống văn hóa cơ sở, các khu năng khiếu nhằm
đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt văn hóa của Nhân dân; đồng thời đẩy mạnh
các phong trào văn hóa ở cơ sở, giúp Nhân dân tiếp cận các thông tin mới, đa
dạng, góp phần nâng cao trình độ dân trí, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao
động cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống, gắn liền sự nghiệp văn hóa
với sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động học tập suốt đời
cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc trong các Thư viện, Bảo tàng, Nhà Văn
hóa, Câu lạc bộ; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tuyên truyền về học tập
suốt đời trong các Thư viện, Bảo tàng, Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ.
3. Tạo điều kiện cho các thiết chế Bảo tàng tư nhân,
Thư viện tư nhân, các Câu lạc bộ dân lập phát triển, qua đó góp phần mở rộng cơ
sở đào tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia học tập.
III. Nhiệm vụ cụ thể
1. Thư viện
1.1. Giai
đoạn 2014-2015
* Đối với
Thư viện tỉnh:
- Tổ chức hồi
cố hoàn chỉnh kho tài liệu của Thư viện để tổ chức mục lục tra cứu tìm tin bằng
máy tính cho bạn đọc và quản lý bạn đọc bằng chương trình phần mềm chuyên ngành
(ILIB).
- Đầu tư xây dựng
phần mềm thư viện số và Trang thông tin cho Thư viện tỉnh, để phục vụ bạn đọc
tra tìm tài liệu qua mạng Internet và mạng nội bộ (LAN).
- Đầu tư trang
bị xe thư viện phục vụ lưu động.
- Tăng cường
cơ sở vật chất kỹ thuật, đầu tư các trang thiết bị chuyên dùng, hiện đại, đảm bảo
về số lượng và chất lượng phục vụ. Tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, các
chương trình mục tiêu để trang bị các trang thiết bị, phương tiện và xây dựng vốn
tài liệu thư viện.
- Xây dựng vốn
tài liệu của Thư viện tỉnh đến năm 2015 đạt khoảng 220.000 bản sách. Bổ sung
sách từ nhiều nguồn khác nhau đạt bình quân khoảng 15.000 bản sách/năm (trong
đó, bổ sung sách từ nguồn ngân sách cấp hàng năm đảm bảo đạt từ 10.000 đến
12.000 bản sách)
- Phát triển
các dịch vụ và sản phẩm thông tin, cụ thể:
+ Dịch vụ: Đọc
tại chỗ, mượn về nhà, phục vụ lưu động, Internet, cung cấp thông tin theo yêu cầu…
+ Sản phẩm
thông tin: Thông tin chọn lọc, thông tin tư liệu, các bộ sưu tập số (tập trung
xây dựng bộ sưu tập về tài liệu địa chí).
- Phục vụ bạn
đọc tại Thư viện đạt bình quân 50.000 lượt/năm.
- Tổ chức các
buổi nói chuyện chuyên đề về các vấn đề cộng đồng quan tâm.
* Đối với
Thư viện cấp huyện:
Tổ chức Thư viện
cấp huyện thành một thiết chế độc lập (tách khỏi trung tâm văn hóa, nhà văn
hóa), có biên chế phù hợp với quy mô, hoạt động của Thư viện, có kinh phí ổn định
và chương trình, kế hoạch hoạt động.
Tập trung xây
dựng đề án thành lập Thư viện cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp
huyện. Đồng thời tiến hành xây dựng dự án đầu tư xây dựng trụ sở cho các Thư viện
chưa có trụ sở riêng.
Đẩy mạnh và
nâng cao chất lượng hoạt động theo phương thức truyền thống, đáp ứng các yêu cầu
về sách, báo cho mọi đối tượng trên địa bàn, đồng thời từng bước ứng dụng công
nghệ thông tin vào các hoạt động thư viện.
- 50% thư viện
cấp huyện có trụ sở riêng khang trang, đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế chuyên dụng,
có trang thiết bị, bàn, ghế, tủ kệ đảm bảo tiêu chuẩn, đáp ứng cho 50 – 100 bạn
đọc mỗi ngày.
- 100% Thư viện
cấp huyện được trang bị máy tính, phần mềm xây dựng CSDL sách của Thư viện. Được
kết nối mạng Thư viện tỉnh và mạng Internet.
- 80% Thư viện
cấp huyện có phòng Internet phục vụ miễn phí cho người dân.
- 100% Thư viện
cấp huyện được trang bị hệ thống thông tin liên lạc và xây dựng hộp thư điện tử.
- Bổ sung sách
đạt tối thiểu từ 1.000 bản/năm/thư viện. Tối thiểu 35 - 40 đầu báo/thư viện/năm.
- Số lượt bạn
đọc trung bình đạt khoảng 15.000 – 20.000 lượt/năm/thư viện.
* Đối với
Thư viện, phòng đọc sách cấp xã:
- Củng cố các
phòng sách tại các Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng xã, đảm bảo
100% Trung tâm đều có tủ sách và tổ chức phục vụ.
- Đến năm
2015: 80% phòng đọc sách tại các Trung tâm hoạt động hiệu quả.
- Bố trí và ổn
định nhân viên phục vụ tại các phòng đọc sách của Trung tâm.
- Phòng đọc có
tối thiểu từ 15–20 chỗ ngồi
- Đảm bảo bổ
sung sách tối thiếu: Từ 200 bản/năm. Tối thiểu 05-07 đầu báo, tạp chí.
- Đến năm
2015, mỗi phòng đọc sách trong các Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng
đồng xã phải đạt tối thiểu từ 1.000 bản sách.
- Số lượt bạn
đọc khoảng 2.000 lượt/năm/thư viện, phòng đọc.
1.2. Định
hướng đến năm 2020.
* Đối với
Thư viện tỉnh:
- Tổ chức thêm
các hình thức và dịch vụ tại thư viện, khai thác triệt để vốn tài liệu hiện có.
Mở rộng phục vụ ngoài thư viện. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân sử dụng
thư viện. Đến 2020 có khoảng 30% người dân sử dụng dịch vụ thư viện công.
- Xây dựng Thư
viện tỉnh thành Thư viện điện tử. Duy trì và nâng cấp Trang thông tin Thư viện
tỉnh, mở các dịch vụ trên mạng để người dùng truy cập, khai thác thông tin.
Tăng cường đầu tư bổ sung nhiều loại hình tài liệu, trong đó chú trọng bổ sung
các tài liệu dạng điện tử.
- Tạo lập CSDL
di sản văn hóa địa phương, tiến hành số hóa tài liệu địa chí quý hiếm.
- Tiếp tục đầu
tư cho phòng đọc Multimedia, phòng tra cứu Internet.
- Xây dựng Đề
án và triển khai một số mô hình: “Cà phê sách”, “Vườn đọc sách” tại Thư viện tỉnh
nhằm giúp cho người dân có điều kiện tiếp cận và sử dụng dịch vụ của thư viện.
- Xây dựng mở
rộng thêm hệ thống kho sách của Thư viện tỉnh và sửa chữa một số hạng mục bị xuống
cấp.
- Xây dựng và
tổ chức thêm phòng đọc dành cho bạn đọc người khuyết tật.
- Đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ, nhất là về lĩnh vực công nghệ thông tin
và ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Bổ sung sách
đạt tối thiểu từ 15.000 bản/năm, số bản sách đạt 01 bản sách/ người/năm.
- Tổ chức các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện, tra cứu tìm kiếm thông
tin, tri thức phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, người dân sinh sống trên địa
bàn; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về các vấn đề mà cộng đồng quan tâm;
phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức các lớp hướng
dẫn, cập nhật kỹ năng, kiến thức cần thiết cho lực lượng lao động ở địa phương.
* Thư viện
cấp huyện:
- Tiếp tục tổ
chức Thư viện cấp huyện thành một thiết chế độc lập (tách khỏi Trung tâm Văn
hóa, Nhà văn hóa), có biên chế phù hợp với quy mô, hoạt động của thư viện, có kinh
phí ổn định và chương trình, kế hoạch hoạt động.
- Đảm bảo mỗi
người dân xã, phường, thị trấn có từ 0,5 - 0,7 bản sách/người, người dân vùng
sâu, vùng xa, biên giới có 0,3 bản sách; 30% dân số xã, phường, thị trấn, 15% người
dân vùng sâu,vùng xa, biên giới sử dụng các tài liệu và dịch vụ của thư viện cấp
huyện.
- Tăng cường
và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện: Vừa tổ chức phục vụ tốt tại chỗ
vừa có khả năng làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng phong trào đọc
sách, báo ở thư viện.
- 100% thư viện có tổ chức cung cấp dịch vụ truy nhập Internet miễn
phí để người dân được tiếp cận với thông tin, tri thức phục vụ nhu cầu học tập,
nâng cao hiểu biết và các nhu cầu khác
- Phối hợp tổ chức các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện, tra cứu tìm kiếm
thông tin, tri thức phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, người dân sinh sống
trên địa bàn; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về các vấn đề mà cộng đồng
quan tâm; tổ chức các lớp hướng dẫn, cập nhật kỹ năng, kiến thức cần thiết cho
lực lượng lao động ở địa phương.
* Đối với
Thư viện, phòng đọc sách cấp xã:
- 50% phòng đọc sách tại các Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập
cộng đồng tổ chức cung cấp dịch vụ truy nhập
Internet miễn phí.
- 100% phòng đọc sách tại các Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập
cộng đồng hoạt động hiệu quả.
- Đến năm 2020
mỗi phòng đọc sách trong các Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng
phải đạt tối thiểu từ 2.000 – 3.000 bản sách.
- Phấn đấu 10%
-15% người dân sử dụng các tài liệu và dịch vụ của Thư viện cơ sở.
- Đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị, nâng cao chất lượng hoạt động của các tủ sách tại
Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng đạt tiêu chuẩn của một Thư viện
cấp xã, đảm bảo 80% xã, phường, thị trấn có thư viện đạt chuẩn Thư viện cấp xã.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên tổ chức các
lớp hướng dẫn, cập nhật kỹ năng, kiến thức cần thiết cho lực lượng lao động ở địa
phương.
2. Bảo tàng
2.1. Giai đoạn 2014-2015
- Công tác triển lãm: Tổ chức trưng bày theo chuyên đề phục vụ các ngày lễ, kỷ niệm, sự
kiện lớn trong năm. Tổ chức triển lãm lưu động các chuyên đề đến các địa phương
trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng sâu vùng xa.
- Tổ chức
tuyên truyền miệng về di tích LSVH của tỉnh: Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tổ
chức tuyên truyền, giới thiệu 15 điểm trường phổ thông/ năm vào mỗi sáng thứ
hai sinh hoạt dưới cờ.
- Tổ chức thi
tìm hiểu di tích: Phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh, Báo Tây Ninh
thực hiện chương trình thi tìm hiểu di tích với hình thức và nội dung phong phú
có sức thu hút nhiều đối tượng tham gia, nhất là khối các trường phổ thông. Mỗi
tháng 1 chủ đề/1.000 người tham dự.
2.2. Định
hướng đến năm 2020
Tổ chức triển
lãm, trưng bày tại chổ theo chuyên đề phục vụ các ngày lễ, kỷ niệm, sự kiện lớn
trong năm phục vụ khách đến tham quan học tập. Tổ chức triển lãm lưu động,
tuyên truyền miệng về di tích LSVH trên địa bàn tỉnh. Cập nhật thông tin thường
xuyên với nhiều nội dung phong phú có tính giáo dục cao trên Trang thông tin điện
tử Bảo tàng tỉnh.
3. Trung
tâm Văn hóa tỉnh, huyện, cơ sở
3.1. Giai
đoạn 2014-2015
* Cấp tỉnh:
- Từng bước
cũng cố và hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo về số lượng và chất
lượng phục vụ. Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ tổng hợp phục vụ các sự
kiện chính trị, kinh tế - xã hội của địa phương, tập trung tuyên truyền các chủ
trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước đến đời sống
Nhân dân trong toàn tỉnh.
- Nâng cao
chất lượng chuyên môn nghiệp vụ, cải tiến các hình thức tuyên truyền
ngày càng đa dạng, phong phú hơn, xây dựng hệ thống cổ động trực quan
với quy mô lớn; cải tiến chất lượng, hình thức tài liệu cung cấp cho
cơ sở; hoạt động Đội tuyên truyền lưu động gọn nhẹ, hấp dẫn; nghiên
cứu xây dựng nhiều mô hình, mẫu hình thiết thực ở cơ sở…
- Phấn đấu
từ năm 2014-2015, xây dựng 2 đến 3 kịch bản và 3 đến 4 tiểu phẩm, câu
chuyện thông tin biểu diễn phục vụ cơ sở từ 120 buổi trở lên, đặc
biệt chú trọng vùng sâu, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc ít
người, các đơn vị Lực lượng vũ trang theo Quyết định 170/QĐ-TTg, ngày
14 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách ưu đãi
hưởng thụ văn hóa.
* Cấp huyện,
cơ sở.
- Nâng cấp: 60 % Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp huyện
đạt chuẩn theo quy định.
- 09 Trung tâm
Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng xã (mỗi huyện có 01 Trung tâm đạt
chuẩn theo quy định) và 70% Nhà văn hóa, thể thao ấp trên địa bàn 9 xã đạt chuẩn
theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- 80% trở lên
Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn hoạt động
đạt hiệu quả;
+ Nâng cấp
Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng các xã: Bình Minh (thành phố
Tây Ninh), Bến Củi (Dương Minh Châu), Phước Trạch (Gò Dầu), Thanh Điền (Châu
Thành), Thạnh Bình (Tân Biên), An Tịnh (Trảng Bàng), Long Khánh (Bến Cầu).
+ Xây mới:
Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng xã Long Thành Trung (Hòa
Thành).
- 80% nông dân
được phổ biến pháp luật và các quy định về văn hóa.
- 90% cán bộ
văn hóa, thể thao ở nông thôn được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về nghiệp vụ
(xã biên giới 80% cán bộ văn hóa, thể thao được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về
nghiệp vụ);
- Xây dựng Nhà
Văn hóa ấp, liên ấp trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới.
3.2. Định
hướng đến năm 2020
Định hướng đến
năm 2020 phấn đấu đạt:
- Cấp tỉnh:
+ 100% cơ sở vật
chất Trung tâm Văn hóa tỉnh đạt chuẩn theo quy định.
+ Đầu tư cơ sở
vật chất đào tạo năng khiếu; nâng cao chất lượng hoạt động của câu lạc bộ sinh
hoạt tại Trung tâm Văn hóa tỉnh.
- Cấp huyện:
+ Có 100%
Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp huyện đạt chuẩn theo quy định.
- Cấp xã: có
50% Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Học tập cộng đồng xã và 100% Nhà Văn hóa ấp
trên địa bàn trên địa bàn các xã chọn xây dựng nông thôn mới đạt chuẩn theo quy
định.
4. Các Câu
lạc bộ
4.1. Giai
đoạn 2014-2015
Duy trì, đổi
mới nội dung, phương thức sinh hoạt CLB, đội, nhóm tại các thiết chế
Trung tâm Văn hóa tỉnh, Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp huyện, Trung tâm Văn
hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng cấp xã theo hướng đáp ứng nhu cầu hưởng thụ,
vui chơi, giải trí và học tập của người dân.
Đồng thời
nghiên cứu xây dựng các mô hình, mẫu hình hoạt động mới thí điểm của
các CLB, đội, nhóm, theo hướng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, học tập của người
dân, đẩy mạnh các hoạt động liên kết khai thác các nguồn lực sẵn có trong Nhân
dân; đảm bảo các CLB văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tổ chức sinh hoạt
thường xuyên, duy trì tối thiểu 01 CLB sinh hoạt/lần/tháng;
4.2. Định
hướng đến năm 2020.
Nâng cao chất
lượng hoạt động các CLB, đầu tư các CLB mang tính giáo dục: Câu lạc bộ pháp luật,
tuyên truyền giáo dục đạo đức lối sống, phòng chống bạo lực gia đình, loại hình
câu lạc bộ nghề nghiệp, câu lạc bộ sở thích, câu lạc bộ thể dục, thể thao...;
quan tâm đến xây dựng câu lạc bộ tại các Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập
cộng đồng xã, Nhà Văn hóa ấp.
IV. GIẢI PHÁP
1. Hoàn thiện, phát triển thiết chế Trung tâm Văn
hóa bao gồm thiết chế Trung tâm Văn hóa cấp tỉnh, huyện, đặc biệt là cấp xã và ấp theo
hướng chuẩn hóa về mô hình tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ cấu tổ chức
và đội ngũ công chức, viên chức.
Tăng thời gian
và nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ, đội thông tin lưu động; tổ chức các loại
hình Câu lạc bộ theo sở thích, phù hợp với từng đối tượng.
2. Cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị
cho Bảo tàng đủ điều kiện tổ chức các hoạt động học tập suốt đời; tăng
cường đưa di sản tới cơ sở thông qua các hình thức triển lãm lưu động, trưng
bày chuyên đề; đổi mới hoạt động bảo tàng, gắn di sản văn hóa với giáo dục học
đường.
Khuyến khích và tạo điều kiện phát triển mạng lưới Bảo tàng ngoài
công lập; khuyến khích và tôn vinh các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ
xây dựng các chương trình giáo dục trong Bảo tàng.
3. Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo
đảm cơ sở hạ tầng để tăng cường tổ chức các hoạt động học tập, phục vụ học tập trong các Thư viện;
đổi mới phương thức hoạt động theo hướng tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin, chú trọng xây dựng nguồn lực thông tin điện tử.
Chú trọng phát
triển mạng lưới Thư viện phục vụ nông thôn theo hướng tổ chức mô hình thư viện
lưu động, Thư viện kết hợp với Trung
tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng cấp xã; tăng cường công tác luân chuyển sách báo giữa các Thư viện;
khuyến khích, tạo điều kiện cho Thư viện tư nhân phục vụ cộng đồng phát triển.
4. Nâng cao năng lực tổ chức hoạt động học tập suốt đời
cho đội ngũ công chức, viên chức làm việc trong các Thư viện, Bảo tàng, Nhà Văn
hóa, Câu lạc bộ; đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tuyên truyền
về học tập suốt đời trong các Thư viện, Bảo tàng, Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ.
5. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động tuyên truyền
về học tập suốt đời trong các Thư viện, Bảo tàng, Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ:
- Nội dung tuyên truyền: Tuyên truyền về ý
nghĩa, tầm quan trọng của việc học tập suốt đời để nâng cao nhận thức, ý thức
trách nhiệm của người dân trong việc học tập thường xuyên, từ đó hình thành
thói quen tự học; về vai trò, ý nghĩa của Thư viện, Bảo tàng, Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ
trong việc học tập suốt đời của người dân; từ đó khuyến khích Nhân dân,
cộng đồng tham gia hưởng ứng các hoạt động giáo dục, học tập, hỗ trợ học tập được
tổ chức trong các Thư viện, Bảo tàng, Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ cũng như đóng góp về vật lực, trí lực,
nhân lực cho hoạt động này.
- Phương thức tuyên truyền: Tổ chức tuyên
truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; thành lập chuyên mục xây dựng
xã hội học tập, học tập suốt đời; xây dựng phóng sự chuyên đề về học tập suốt đời
trong các thiết chế Thư viện, Bảo tàng, Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ;
Khuyến khích,
tạo điều kiện cho các đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp và không chuyên xây dựng các
chương trình nghệ thuật, các tác phẩm về việc học tập suốt đời trong các Thư viện, Bảo tàng, Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ.
6. Tuyên truyền,
phổ biến kế hoạch đến cơ sở; hàng năm đưa nội dung, số buổi phục vụ học tập suốt
đời vào chỉ tiêu thi đua của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Ban hành
các chính sách đối với các tổ chức, cá nhân ngoài công lập tham gia xây dựng cơ
sở vật chất, thực hiện các hoạt động học tập suốt đời cho người dân đạt kết quả.
Có chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân tham gia vào việc
xã hội hóa các hoạt động văn hóa, đầu tư xây dựng các khu vui chơi giải trí.
V. Tổ chức thực hiện
1. Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch
Hàng năm, xây
dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch triển khai thực hiện “Đề
án đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các Thư viện, Bảo tàng, Nhà
Văn hóa, Câu lạc bộ”.
Triển khai thực
hiện nhân rộng mô hình (do Bộ VHTTDL hướng dẫn) hoạt động học tập suốt đời
trong các Thư viện, Bảo tàng, Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ hướng dẫn địa phương thực
hiện, tổng kết, khen thưởng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt kế hoạch.
Tham mưu hội
nghị sơ, tổng kết thực hiện kế hoạch; tham mưu UBND tỉnh bổ sung các nội dung mới
phát sinh trong quá trình thực hiện.
2. Sở Giáo
dục và Đào tạo
Phối hợp với Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch củng cố, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của
các Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Học tập cộng đồng xã, phường, thị trấn. Kiểm
tra, giám sát, đánh giá hiệu quả việc giáo dục thông qua các thiết chế Thư viện,
Bảo tàng, Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ.
3. Sở Thông
tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Tây Ninh.
Tổ chức tuyên
truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về Kế hoạch triển khai
thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các Thư viện, Bảo
tàng, Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ” gia đoạn 2014-2015, định hướng đến năm 2020.
4. Sở Tài
chính
Căn cứ vào khả
năng ngân sách hàng năm và tình hình thực tế của địa phương tham mưu, đề xuất
kinh phí cho phù hợp và đảm bảo cho các hoạt động học tập suốt đời trong các
Thư viện, Bảo tàng, Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ phát triển đúng định hướng; phối
hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất bố trí cho phù hợp với nguồn vốn
đầu tư xây dựng cơ bản theo phân cấp ngân sách.
5. UBND các
huyện, thành phố
Xây dựng Kế hoạch
triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các
Thư viện, Bảo tàng, Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ” giai đoạn 2014-2015, định hướng đến
năm 2020 hàng năm và từng giai đoạn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương; bố trí ngân sách cho các hoạt động học tập suốt đời được
tổ chức trong các Thư viện, Bảo tàng, Nhà Văn hóa, Câu lạc bộ.
Trong quá
trình triển khai thực hiện Kế hoạch thường xuyên sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm
trong tổ chức thực hiện, trên cơ sở đó xem xét, tổng hợp trình Ủy ban Nhân dân
tỉnh để có sự điều chỉnh Kế hoạch theo từng giai đoạn phù hợp với sự phát triển
của địa phương./.