Quyết định 2175/QĐ-BTP năm 2024 về Đề án Nâng cao vai trò, vị trí của Bộ Tư pháp tại Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ giai đoạn 2025-2035 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 2175/QĐ-BTP
Ngày ban hành 15/11/2024
Ngày có hiệu lực 15/11/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Nguyễn Hải Ninh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2175/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN NÂNG CAO VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA BỘ TƯ PHÁP TẠI PHÁI ĐOÀN ĐẠI DIỆN THƯỜNG TRỰC CỦA VIỆT NAM BÊN CẠNH LIÊN HỢP QUỐC, TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ KHÁC TẠI GIƠ-NE-VƠ GIAI ĐOẠN 2025-2035

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cứ Nghị định số 98/2022/NĐ-CP ngày 29/11/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Nâng cao vai trò, vị trí của Bộ Tư pháp tại Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ- ne-vơ giai đoạn 2025-2035”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Quyết định này thay thế Quyết định số 2277/QĐ-BTP ngày 12/9/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án Nâng cao vai trò, vị trí của Bộ Tư pháp tại Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ.

Điều 4. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Cổng TĐTT Bộ Tư pháp (để đăng tải);
- Lưu: VT, Vụ PLQT ( PL ).

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Hải Ninh

 

ĐỀ ÁN

NÂNG CAO VAI TRÒ, VỊ TRÍ CỦA BỘ TƯ PHÁP TẠI PHÁI ĐOÀN ĐẠI DIỆN THƯỜNG TRỰC CỦA VIỆT NAM BÊN CẠNH LIÊN HỢP QUỐC, TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VÀ CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ KHÁC TẠI GIƠ-NE-VƠ GIAI ĐOẠN 2025-2035
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 2175/QĐ-BTP ngày 15 tháng 11 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)

I. CƠ SỞ CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN

Sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào ngày 07 tháng 01 năm 2007, Việt Nam có các quyền, nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ hệ thống các Hiệp định của WTO và các cam kết bổ sung tại Báo cáo của Ban Công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO (sau đây gọi tắt là “Báo cáo Ban Công tác”). Là thành viên WTO, tổ chức đa phương lớn nhất về thương mại quốc tế,[1] Việt Nam cần tham gia đầy đủ, tích cực và trách nhiệm vào các hoạt động của WTO.

Ngày 08/04/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 51/2009/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phái đoàn. Theo Quyết định này và theo Luật về Cơ quan đại diện CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài năm 2009, trong cơ cấu tổ chức của Phái đoàn có “Phòng WTO và các vấn đề hợp tác thương mại đa phương”. Trên cơ sở Quyết định số 51/2009/QĐ-TT, đại diện của Bộ Tư pháp trở thành một thành viên của Phái đoàn và được bố trí công tác thuộc Phòng WTO. Bên cạnh đó, năm 2013, trên cơ sở phân công của Chính phủ, Bộ Tư pháp trở thành Cơ quan đầu mối thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị tại Việt Nam (Công văn số 665/VPCP-NC-m ngày 11/04/2013 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ).

Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, ngày 12/9/2013, Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Đề án Nâng cao vai trò, vị trí của Bộ Tư pháp tại Phái đoàn (kèm theo Quyết định số 2277/QĐ-BTP ngày 12/9/2013, sau đây gọi tắt là “Đề án năm 2013”). Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, trên cơ sở Đề án năm 2013, Bộ Tư pháp đã cử 04 lượt cán bộ biệt phái làm việc tại Phái đoàn. Đại diện của Bộ Tư pháp tại Phái đoàn nhìn chung đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đặc biệt là các nhiệm vụ mà Bộ Tư pháp được Chính phủ giao như đầu mối triển khai Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (Công ước ICCPR).

Tuy vậy, trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay, như đã nêu tại Báo cáo số 14/BC-PLQT ngày 15/12/2023 tổng kết 10 năm tình hình thực hiện Đề án năm 2013, nhiệm vụ của đại diện Bộ Tư pháp tại Phái đoàn đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, ngày 29/6/2023, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 02/2023/TT-BTP quy định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành tư pháp, trong đó có vị trí đại diện Bộ Tư pháp tại Phái đoàn (Mục VIII Phụ lục I và Phụ lục VIII). Theo quy định nói trên, các yêu cầu về trình độ, năng lực với vị trí này đã có một số điều chỉnh so với tại Đề án năm 2013. Ngoài ra, mặt bằng chung về chuyên môn, nghiệp vụ của các công chức tại Bộ Tư pháp đã được nâng cao so với thời điểm năm 2013 và các Bộ, ngành hiện có xu hướng trẻ hoá các cán bộ được cử đi làm việc tại Phái đoàn.

Từ thực tế nêu trên, tại Quyết định số 3077/QĐ-BTP ngày 29/12/2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt Kế hoạch công tác năm 2024 của Vụ Pháp luật quốc tế, Vụ Pháp luật quốc tế được giao xây dựng Đề án Nâng cao vai trò, vị trí của Bộ Tư pháp tại Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ giai đoạn 2025-2035 nhằm thay thế Đề án năm 2013.

II. THỰC TRẠNG VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA BỘ TƯ PHÁP TẠI PHÁI ĐOÀN

1. Kết quả thực hiện các công việc do đại diện của Bộ Tư pháp đảm nhiệm tại Phái đoàn

Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ của Phái đoàn đã được quy định cụ thể tại Quyết định số 51/2009/QĐ-TTg. Về cơ cấu nhân sự, Phái đoàn Việt Nam tại Giơ-ne-vơ có 18 thành viên, trong đó có 01 Đại sứ - Trưởng Phái đoàn, 02 Tham tán Công sứ - Phó trưởng Phái đoàn, 05 Tham tán, 05 Bí thư thứ nhất, 02 Bí Thư thứ hai, 03 Bí thư thứ ba và 01 Tuỳ viên. Bộ Tư pháp có 01 đại diện tại Phái đoàn, giữ vị trí Tham tán. Nhiệm vụ của đại diện Bộ Tư pháp tại Phái đoàn có thể thay đổi theo phân công của Trưởng phái đoàn tuỳ theo tình hình thực tế và trong từng giai đoạn.

Trong tổng thể nhiệm vụ của Phái đoàn được quy định tại Điều 2 Quyết định số 51/2009/QĐ-TTg và thực tiễn quá trình công tác giai đoạn vừa qua, đại diện của Bộ Tư pháp được phân công đảm nhiệm các nhóm nhiệm vụ chính là: (1) Theo dõi việc giải quyết tranh chấp thương mại tại WTO; (2) Đàm phán các quy tắc trong khuôn khổ WTO; (3) Theo dõi hoạt động hợp tác với Trung tâm tư vấn pháp luật WTO (ACWL); (4) Theo dõi các hoạt động của Uỷ ban Nhân quyền Liên hợp quốc (UBNQ) và các hoạt động liên quan đến tình hình thực hiện Công ước ICCPR của Việt Nam; và (5) Một số công việc khác có liên quan và theo phân công của Phái đoàn, Bộ Tư pháp. Kết quả thực hiện các nhóm nhiệm vụ nói trên trong thời gian qua như sau:

1.1. Theo dõi việc giải quyết tranh chấp thương mại tại WTO

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của đại diện Bộ Tư pháp tại Phái đoàn là theo dõi quá trình giải quyết tranh chấp thương mại tại WTO trong đó có các vụ liên quan trực tiếp tới Việt Nam và các vụ kiện mà Việt Nam tham gia với tư cách là Bên thứ ba. Nhiệm vụ này bao gồm việc theo dõi quá trình tố tụng của vụ kiện để tham mưu, đề xuất kịp thời tới Đại sứ các bước đi phù hợp, phương án giải quyết vụ kiện… để đảm bảo quyền và lợi ích của Việt Nam.

Trong thời gian qua, đại diện Bộ Tư pháp tại Phái đoàn đã tham gia theo dõi một số vụ kiện mà Việt Nam là bên khởi xướng như vụ kiện DS496 (về các biện pháp của Indonesia áp dụng đối với một sản phẩm sắt và thép của Việt Nam), DS536 (về các biện pháp chống phá giá của Hoa Kỳ đối với sản phẩm cá phi-lê của Việt Nam) và DS540 (về các biện pháp liên quan đến sản phẩm thuỷ sản cá tra của Việt Nam)….

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ