Quyết định 215/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 215/QĐ-TTg
Ngày ban hành 06/02/2014
Ngày có hiệu lực 06/02/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Vũ Đức Đam
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 215/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 06 tháng 02 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình;

Căn cứ Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020 (sau đây gọi là Chương trình) với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu của Chương trình:

a) Mục tiêu chung:

Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình; từng bước ngăn chặn và giảm dần số vụ bạo lực gia đình trên phạm vi toàn quốc.

b) Các mục tiêu cụ th:

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 85% và đến năm 2020 đạt trên 95% số hộ gia đình được tiếp cận thông tin về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phấn đu đến năm 2015 đạt trên 50% và đến năm 2020 đạt trên 90% scán bộ tham gia phòng, chống bạo lực gia đình các cấp được tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 60% và đến năm 2020 đạt trên 90% số lãnh đạo chính quyền, đoàn thể cấp xã được tập huấn nâng cao năng lực phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 70% và đến năm 2020 đạt 100% số cơ quan Trung ương có liên quan đến hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình có giảng viên, báo cáo viên cấp quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phn đấu đến năm 2015 đạt trên 30% và đến năm 2020 đạt 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có giảng viên, báo cáo viên cấp tỉnh về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 70% và đến năm 2020 đạt trên 95% số nạn nhân bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa bạo lực gia đình, tư vấn pháp lý, chăm sóc y tế, bảo vệ sự an toàn cho nạn nhân.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 90% và đến năm 2020 đạt trên 95% số người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp cận các hoạt động hỗ trợ về phòng ngừa, giáo dục chuyển đổi hành vi.

- Phấn đấu đến năm 2015 đạt trên 60% (miền núi khó khăn, vùng sâu, vùng xa đạt trên 40%) và đến năm 2020 đạt trên 90% (miền núi khó khăn, vùng sâu, vùng xa đạt trên 70%) số xã, phường, thị trn nhân rộng mô hình phòng, chống bạo lực gia đình.

2. Đối tượng, phạm vi thực hiện Chương trình:

a) Đối tượng: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

b) Phạm vi: Thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

3. Các hoạt động và giải pháp chủ yếu của Chương trình:

a) Lãnh đạo, chđạo, tổ chức, quản lý:

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

[...]