Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 2148/2005/QĐ-UBND Ban hành Kế hoạch Đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đến năm 2010

Số hiệu 2148/2005/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/09/2005
Ngày có hiệu lực 09/09/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Lê Hữu Phúc
Lĩnh vực Thương mại,Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2148/2005/QĐ-UBND

Đông Hà, ngày 09 tháng 09 năm 2005

 

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2010

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 05/01/2004 của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đến năm 2010;

- Căn cứ Quyết định số 972/2004/QĐ-UB ngày 13/4/2004 của UBND tỉnh về việc Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 13 của Ban Chấp hành Tỉnh Đảng bộ (khóa XIII) về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đến năm 2010;

- Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Công văn số 327/LĐTBXH-ĐTN ngày 01/4/2005,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Đào tạo nguồn nhân lực phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đến năm 2010.

Điều 2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương liên quan kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện đề án này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành, Đoàn thể liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3
- Bộ Công nghiệp
- TC Dạy nghề - Bộ LĐTBXH
- TVTU, TT/HĐND tỉnh
- CT, các PCT
- Các Phó VP, CV
- Lưu: VT, VT

TM. UBND TỈNH QUẢNG TRỊ
CHỦ TỊCH




Lê Hữu Phúc

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP, TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2148/ 2005 /QĐ-UBND Ngày 09 tháng 09 năm 2005 của UBND tỉnh)

Đào tạo nghề cho người lao động giữ một vị trí quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực của đất nước, đây là một đòi hỏi vừa có tính cấp bách, vừa có tính chiến lược nhằm tạo ra nguồn lao động có chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sản xuất.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của giáo dục và đào tạo, công tác dạy nghề luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đầu tư, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội được học nghề, tìm được việc làm. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX là:

- Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kinh tế, kỹ thuật mũi nhọn, công nghệ cao. Gắn việc hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao với hệ thống các trường đào tạo nghề. Phát triển nhanh và phân bố hợp lý hệ thống trường dạy nghề trên địa bàn cả nước; mở rộng các hình thức đào tạo nghề đa dạng, linh hoạt, năng động. Số học sinh công nhân kỹ thuật tăng 11 - 12%/năm.

- Tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo theo nhịp độ tăng trưởng kinh tế. Hiện đại hóa một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội, khuyến khích phát triển hệ thống trường, lớp dạy nghề dân lập và tư thục, trang bị cho thanh niên kiến thức sản xuất, kỹ năng lao động và năng lực tiếp thu công nghệ mới để tự tạo việc làm, chủ động tìm kiếm cơ hội lập thân, lập nghiệp.

Quảng Trị là một tỉnh có số lượng lao động dồi dào. Năm 2004 có 310.500 người trong độ tuổi lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề chỉ đạt 15,55%, số còn lại 84,45% chưa được qua đào tạo nghề. Phần lớn số lao động này, nhất là số lao động công nhân kỹ thuật được đào tạo trong thời kỳ kinh tế bao cấp, đến nay trước yêu cầu của khoa học công nghệ mới thì chưa theo kịp với công việc, một bộ phận phải bố trí trái ngành nghề nhưng chưa được đào tạo lại. Trên thực tế, số lao động làm việc trong các doanh nghiệp đều là lao động phổ thông học nghề bằng hình thức kèm cặp, không qua một hệ thống trường lớp đào tạo cơ bản, không có chứng chỉ hoặc bằng nghề, nhất là trong các ngành công nghiệp cơ khí và công nghiệp xây dựng, sản xuất VLXD.... Lao động trong các ngành công nghiệp của tỉnh còn thiếu cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề và thợ bậc cao. Mặt khác, các doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc tổ chức đào tạo, đào tạo lại, nâng cao tay nghề cho người lao động.

Xác định đào tạo nghề là một nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay nên những năm gần đây, Tỉnh ủy và UBND tỉnh đã từng bước chú trọng đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, đặc biệt là dạy nghề cho nông dân và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp đến 2010, thể hiện bằng việc UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2839/2003/QĐ-UB ngày 04/12/2003 về việc ban hành Kế hoạch đào tạo nghề nông thôn, giai đoạn 2003-2010 và Quyết định số 3205/2004/QĐ-UB ngày 15/11/2004 về thu hút đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, có tính đến năm 2020 theo Nghị quyết số 13 của Tỉnh ủy.

Phần I

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP VÀ LAO ĐỘNG TRONG CÔNG NGHIỆP

1. Số lượng cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (TTCN):

Đơn vị tính: Cơ sở

PHÂN LOẠI

2000

2001

2002

2003

2004

1. Công nghiệp khai thác

355

376

332

285

317

2. Công nghiệp chế biến

5.303

5.496

5.983

6.079

5.904

Trong đó:

 

 

 

 

 

- Sản xuất thực phẩm và đồ uống

2.609

2.378

2.816

2.830

2.784

- Sản xuất trang phục

1.146

1.219

1.113

1.090

1.025

- Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da

129

103

103

99

67

- Sản suất sản phẩm gỗ và lâm sản

97

375

286

306

226

- Xuất bản, in và sao bản ghi

13

14

15

23

20

- SX sản phẩm khoáng, phi kim loại

199

210

244

222

223

- Sản xuất các sản phẩm từ kim loại

397

416

446

479

479

- Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

666

720

892

901

905

- Sản xuất các sản phẩm khác

47

61

68

129

135

3. Công nghiệp sản xuất & phân phối điện, khí đốt và nước.

2

2

2

2

2

Trong đó:

 

 

 

 

 

- Sản xuất phân phối điện, ga

1

1

1

1

1

- Sản xuất và phân phối nước

1

1

1

1

1

Tổng số

5.660

5.874

6.317

6.366

6.223

Số lượng cơ sở công nghiệp - TTCN trên địa bàn tỉnh, nhìn chung còn ít, chậm phát triển do sự tác động và chi phối của quá trình chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Bên cạnh một số doanh nghiệp quốc doanh đang hoạt động, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh ra đời nhưng sự phát triển chưa ổn định và hiệu quả chưa cao. Phần lớn các cơ sở công nghiệp có quy mô nhỏ bé. Chưa có các công trình công nghiệp lớn mang tính mũi nhọn, tạo bước ngoặc cho phát triển công nghiệp của tỉnh nhà.

2. Tình hình sản xuất công nghiệp - TTCN:

[...]