TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH QUẢNG TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 60 /2006/QĐ-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2006 của
UBND tỉnh Quảng Trị)
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ trách nhiệm, lề lối làm việc và quan hệ công
tác của Ban quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh (sau đây gọi tắt là BQL các KCN).
Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Quang Tri Management Board Industrial Zones
(viết tắt là QIZ);
Địa chỉ số 01 Lê Hồng Phong - thị xã Đông Hà - tỉnh Quảng Trị.
Điều 2. BQL các KCN tỉnh thực hiện các nhiệm vụ
và quyền hạn theo quy định tại Quyết định số 129/2005/QĐ-TTg ngày 02/6/2005 của
Thủ tướng Chính phủ.
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 3. Chức năng:
1. BQL các KCN tỉnh trực thuộc UBND tỉnh, có chức năng giúp UBND tỉnh thực
hiện chức năng quản lý các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2. BQL các KCN tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước có tư cách pháp nhân, có
con dấu mang hình quốc huy. Biên chế và kinh phí hoạt động của Ban do ngân sách
nhà nước cấp .
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Xây dựng Điều lệ quản lý KCN trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Phối hợp với các ngành xây dựng quy hoạch chung và trực tiếp quản lý thực
hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển KCN bao gồm: quy hoạch
phát triển công trình kết cấu hạ tầng; quy hoạch bố trí ngành nghề; tham gia
phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài KCN liên quan và khu dân cư phục vụ
cho công nhân lao động tại KCN.
3. Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và
ngoài KCN liên quan để đảm bảo việc xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ theo
đúng quy hoạch và tiến độ được duyệt. Theo dõi việc sử dụng nguồn vốn ngân sách
đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN đảm bảo hiệu quả.
4. Tổ chức vận động và xúc tiến đầu tư vào KCN.
5. Tổ chức thẩm định và cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước
ngoài theo ủy quyền.
6. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện giấy phép đầu tư, hợp đồng gia công
sản phẩm, hợp đồng cung cấp dịch vụ, hợp đồng kinh doanh, các tranh chấp kinh tế
theo yêu cầu của các doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Trị.
7. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước về lao động
trong việc kiểm tra, thanh tra các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động,
thoả ước lao động tập thể, an toàn lao động, tiền lương.
8. Quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong
KCN.
9. Chỉ đạo và thống nhất với Công ty phát triển hạ tầng KCN,
các ngành liên quan trong việc định giá cho thuê lại đất gắn liền với công
trình kết cấu hạ tầng đã xây dựng, các loại phí dịch vụ theo đúng chính sách và
pháp luật hiện hành.
10. Cấp, điều chỉnh và thu hồi các loại giấy chứng chỉ, giấy phép thuộc thẩm
quyền hoặc theo ủy quyền.
11.Quản lý Cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên và vốn, tài sản của Nhà
nước theo quy định hiện hành.
12. Làm chủ đầu tư các dự án phát triển cơ sở hạ tầng trong và ngoài hàng
rào từ nguồn vốn Ngân sách và các nguồn vốn khác.
13.Giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài trong
các Khu công nghiệp của tỉnh.
14.Tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ các nhà đầu tư trong việc xây dựng các dự
án, thực hiện các thủ tục đầu tư vào các Khu công nghiệp tỉnh.
15.Thực hiện một số nhiệm vụ do UBND tỉnh giao.
16.Thực hiện các nhiệm vụ được ủy quyền.
17. Báo cáo định kỳ, hàng năm và đột xuất theo quy định của pháp luật về
tình hình hoạt động về UBND tỉnh và các cơ quan Trung ương có liên quan.
Điều 5. Cơ cấu tổ chức và biên chế:
1. Cơ cấu tổ chức:
1.1. Lãnh đạo Ban:
- Trưởng ban.
- Các Phó Trưởng ban.
1.2. Các Uỷ viên (kiêm nhiệm);
1.3. Các bộ phận chuyên môn giúp việc:
+ Văn phòng;
+ Phòng quản lý kế hoạch và đầu tư;
+ Phòng quản lý doanh nghiệp;
1.4. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc:
Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN.
2. Biên chế:
Biên chế của BQL các KCN tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh giao hàng năm theo đề
nghị của Giám đốc Sở Nội vụ và Trưởng ban quản lý các KCN tỉnh.
Điều 6. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Lãnh đạo
Ban:
1. Trưởng ban là công chức lãnh đạo đứng đầu BQL các KCN tỉnh
chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, đồng thời chịu trách nhiệm trước
UBND tỉnh trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước các KCN trên địa bàn tỉnh
và trực tiếp phụ trách các lĩnh vực sau:
- Phụ trách chung.
- Công tác tổ chức cán bộ, biên chế, đào tạo.
- Báo cáo với Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương, UBND tỉnh và các
cơ quan liên quan về vấn đề liên quan đến KCN.
- Quản lý công tác quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm và sáu tháng
trong năm.
- Chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư vào KCN.
- Chủ tài khoản Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh.
- Ban hành quy chế làm việc, nội quy cơ quan, quản lý tài chính
trong nội bộ cơ quan, quyết định các vấn đề đột xuất thuộc thẩm quyền và chịu sự
kiểm tra giám sát của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2. Phó Trưởng ban thường trực:
Là người giúp việc cho Trưởng ban, được Trưởng ban uỷ quyền trực tiếp điều
hành, giải quyết các công việc hàng ngày và đột xuất của Ban; Chủ động giải quyết
những vấn đề phát sinh và báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Trưởng ban về các vấn
đề vướng mắc trong quá trình giải quyết công việc;
Trực tiếp phụ trách các lĩnh vực sau:
- Trực tiếp quản lý quy hoạch, quản lý kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng KCN
- Phụ trách công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào KCN.
- Chỉ đạo xây dựng cơ chế thu hút đầu tư, điều lệ các KCN trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
- Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư vào KCN.
- Theo dõi hoạt động của Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng KCN.
- Được Trưởng Ban ủy quyền chủ tài khoản BQL các
KCN tỉnh, chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng nguồn kinh phí NSNN cấp thường
xuyên cho hoạt động của Ban và quản lý tài sản của cơ quan theo quy định của
pháp luật;
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Trưởng ban ủy
quyền.
3. Phó Trưởng ban khác:
Là người giúp việc cho Trưởng ban, chấp hành sự phân công và sự điều hành
của Phó Trưởng ban thường trực trong quá trình giải quyết các công việc của
Ban. Thay mặt Trưởng ban giải quyết các công việc và
những
công việc đột xuất khi Trưởng ban và Phó Trưởng ban thường trực đi vắng,
sau đó báo cáo lại cho Trưởng ban và Phó Trưởng ban thường trực biết.
Trực tiếp phụ trách và giải quyết các lĩnh vực sau:
- Chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp và quy trình thẩm định dự án đầu tư vào
các KCN trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chỉ đạo kiểm tra việc thực hiện giấy phép đầu tư của các doanh nghiệp
KCN.
- Cùng với Trưởng ban và Phó Trưởng ban thường trực thực hiện công tác vận
động đầu tư vào KCN.
- Quản lý doanh nghiệp, quản lý lao động, môi trường, an toàn cháy nổ, hoạt
động xuất nhập khẩu.
- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Trưởng ban uỷ quyền.
Trong phạm vi quyền hạn và nhiệm vụ được giao, các Phó Trưởng ban chủ động
giải quyết công việc, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực Phó Trưởng ban khác
phụ trách thì các Phó Trưởng ban chủ động bàn bạc với nhau để giải quyết, trường
hợp không nhất trí thì báo cáo Phó Trưởng ban thường trực giải quyết, nếu vẫn
chưa có sự thống nhất thì báo cáo Trưởng ban quyết định.
4. Các Uỷ viên (kiêm nhiệm):
- Tham gia giải quyết các công việc được Trưởng ban phân công trên cương vị
người đại diện cho Ban, ngành của tỉnh.
- Phối, kết hợp với các bộ phận của Ban để đôn đốc và chỉ đạo các công việc
thuộc trách nhiệm của mình.
- Là thành viên Hội đồng thẩm định dự án đầu tư vào KCN.
- Thực hiện một số công việc khác do Trưởng ban phân công.
Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận
Chuyên môn nghiệp vụ và các Trưởng phòng, phó phòng hoặc tương đương, kế toán
trưởng và công chức, viên chức, nhân viên thuộc Ban:
Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc và
các Trưởng phòng, phó phòng hoặc tương đương, kế toán trưởng và công chức, viên
chức, nhân viên BQL các KCN tỉnh do Trưởng ban phân công và quy định cụ thể.
Ngoài ra, Kế toán trưởng BQL các KCN tỉnh còn thực hiện trách nhiệm và quyền hạn
của kế toán trưởng được quy định tại điều 54 của Luật kế toán.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 8. Nguyên tắc làm việc của BQL các KCN tỉnh:
1. BQL các KCN tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập
trung dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của
cán bộ, công chức, viên chức.
Bảo đảm phát huy năng lực và sở trường của cán bộ, công chức, đề cao sự phối
hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động
theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định. Thực hiện quy chế
dân chủ, rõ ràng, minh bạch và hiệu quả trong mọi hoạt động.
2. Trưởng ban phụ trách chung và phân công cho các Phó Trưởng
ban, các Trưởng phòng hoặc tương đương phụ trách một số công việc cụ thể đồng
thời kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công chức, viên chức,
nhân viên thuộc quyền.
Điều 9. Chương trình công tác:
1. BQL các KCN tỉnh làm việc theo kế hoạch và chương trình công tác năm, 6
tháng, 3 tháng, tháng và lịch hàng tuần.
2. Cơ sở để xây dựng kế hoạch và chương trình công tác của Ban là
triển khai các chủ trương, kế hoạch của UBND tỉnh và các Bộ ngành Trung ương
liên quan đến công việc của Ban, ngoài ra căn cứ các công việc do UBND tỉnh
giao trực tiếp.
Điều 10. Chế độ thông tin, báo cáo và hội họp:
1. Chế độ thông tin, báo cáo:
- Việc báo cáo định kỳ của BQL các KCN tỉnh được thực hiện theo quy
chế làm việc của UBND tỉnh, chế độ báo cáo theo quy chế vận hành hệ thống thông
tin điện tử tổng hợp, kinh tế - xã hội phục vụ điều hành trên địa bàn tỉnh Quảng
Trị của UBND tỉnh và quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Báo cáo đột xuất của BQL các KCN tỉnh được thực hiện theo hướng dẫn
của cơ quan yêu cầu báo cáo nhưng phải được sự đồng ý của Lãnh đạo BQL các KCN
tỉnh.
- Lãnh đạo ban phải đảm bảo thông tin thường xuyên cho cán bộ, công
chức trong Ban về những công việc chung của Ban và lĩnh vực liên quan được
giao.
2. Chế độ hội họp:
- Lãnh đạo ban họp mỗi tháng một lần vào cuối tháng hoặc do Trưởng
ban chủ trì, ngoài ra có thể có những cuộc họp đột xuất, các thành viên phải có
mặt đầy đủ, trường hợp vắng phải báo với Trưởng ban.
- Trường hợp cần thiết, Lãnh đạo ban quyết định triệu tập họp hoặc hội ý với
các thành viên liên quan về các vấn đề cần giải quyết.
- Mỗi tuần một lần vào sáng thứ 2, Lãnh đạo ban họp giao ban với các bộ phận
để giải quyết công việc do Phó trưởng ban thường trực chủ trì.
- Mỗi quý họp toàn bộ cơ quan 1 lần, thông báo tình hình cho cán bộ, công
chức trong Ban và giải quyết nội bộ cũng như các việc liên quan đến KCN.
- Định kỳ 6 tháng cuối năm, Ban tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết công tác
của Ban (hội nghị sơ kết được tiến hành vào giữa tháng 6, hội nghị tổng kết năm
được tiến hành vào cuối tháng 12 hoặc giữa tháng 01 năm kế tiếp).
- Hội nghị cán bộ công chức của cơ quan được tổ chức một lần vào quý I
hàng năm.
Điều 11. Xử lý, quản lý, lưu trữ hồ sơ, văn bản:
1. BQL các KCN tỉnh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà
nước về ban hành, tiếp nhận, xử lý và lưu trữ hồ sơ, văn bản.
2. Sử dụng bảo vệ khuôn dấu, bảo mật tài liệu thông tin theo quy định của
pháp luật.
3. Các Phó Trưởng ban có trách nhiệm xử lý hồ sơ, ký các văn bản của Ban
do Trưởng ban quy định theo thẩm quyền và lĩnh vực.
Chương V
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Điều 12. Đối với các Bộ ngành Trung ương:
1. BQL các KCN tỉnh thường xuyên giữ mối quan hệ với Bộ Kế hoạch - Đầu tư
và các Bộ ngành liên quan để chấp hành sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp
vụ.
2. Thực hiện báo cáo công tác và cung cấp thông tin trong phạm vi cho phép
hoặc được uỷ quyền.
Điều 13. Đối với UBND tỉnh:
1. BQL các KCN tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành, trực tiếp và toàn diện của
UBND Tỉnh, nghiêm túc thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy chế làm việc
của UBND tỉnh.
2. Những chủ trương, chính sách mang tính chiến lược liên qua đến công tác
điều hành BQL các KCN tỉnh phải thể hiện bằng văn bản báo cáo xin ý kiến chỉ đạo
của UBND tỉnh trước khi thực hiện.
Điều 14. Đối với các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh
và UBND các huyện, thị xã:
1. Quan hệ giữa BQL các KCN tỉnh với các cơ quan chuyên môn của
UBND tỉnh và UBND các huyện, thị là quan hệ phối hợp.
2. BQL các KCN tỉnh chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý
nhà nước của các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh có liên quan.
3. Chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh và UBND các
huyện, thị xã giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực theo quy định
của Nhà nước.
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Khen thưởng, kỷ luật:
Cá nhân, tập thể thuộc BQL các KCN tỉnh có thành tích trong việc thực hiện
nhiệm vụ thì được xét khen thưởng theo quy định của Nhà nước. Cán bộ, công chức,
viên chức và nhân viên vi phạm pháp luật của Nhà nước, vi phạm quy chế làm việc
của Ban, không hoàn thành nhiệm vụ được giao, gây mất đoàn kết nội bộ thì tuỳ
theo mức độ vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 16. Tổ chức thực hiện:
Trưởng ban BQL các KCN tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và
báo cáo UBND tỉnh về việc thi hành quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có những vấn đề mới phát sinh hoặc chưa phù
hợp, Trương BQL các KCN tỉnh có trách nhiệm báo cáo UBND tỉnh để sửa đổi, bổ
sung, điều chỉnh kịp thời theo đúng quy định của pháp luật ./.