Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 2130/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu 2130/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/07/2017
Ngày có hiệu lực 13/07/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh An Giang
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2130/QĐ-UBND

An Giang, ngày 13 tháng 7 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN RỪNG TRÀM TRÀ SƯ, HUYỆN TỊNH BIÊN, TỈNH AN GIANG ĐẾN NĂM 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 138/TTr-SKHĐT ngày 06 tháng 7 năm 2017.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển du lịch khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang giai đoạn đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm

Phát triển du lịch phải gắn liền và đẩy mạnh hơn nữa việc bảo tồn và phát triển khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư. Xem việc bảo vệ cảnh quan, bảo vệ rừng là giá trị cốt lõi. Khai thác tốt tiềm năng du lịch Trà Sư, tạo sản phẩm du lịch đặc thù, định hình thương hiệu điểm đến hấp dẫn trong kết nối tour tuyến đến An Giang và các khu vực lân cận.

Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phải theo hướng sinh thái, xanh, bền vững, không làm với quy mô lớn, vật liệu và hình thức phản cảm với khu bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái xung quanh. Đẩy mạnh xã hội hóa, tập trung huy động mọi nguồn lực kêu gọi đầu tư phát triển du lịch khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư theo hướng bền vững, chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, có tính cạnh tranh so với các khu bảo tồn khác ở đồng bằng sông Cửu Long.

Phát triển du lịch nhưng phải có trách nhiệm bảo đảm cho cộng đồng địa phương có cơ hội tham gia, thụ hưởng thành quả của sự phát triển và có vai trò bảo vệ tài nguyên du lịch tại địa phương, cũng như cùng tham gia công tác giữ gìn, bảo vệ và phát triển khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư cùng với các đơn vị nhà nước có liên quan.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu chung

Nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng và lợi thế của khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư. Nâng cao hình ảnh và vị thế của khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, văn hóa của cộng đồng địa phương và du lịch An Giang với bạn bè trong nước và quốc tế. Nâng cấp, kiện toàn cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của toàn bộ khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư. Tổ chức lại các hoạt động du lịch hiện có tại khu bảo tồn theo hướng chuyên nghiệp, bài bản và bền vững. Tạo cơ chế giám sát, kiểm soát, xử lý tốt hơn đối với các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đối với khu bảo tồn.

Xây dựng đội ngũ quản lý ngày càng năng động và chuyên nghiệp đáp ứng với qui mô phát triển của khu bảo vệ cảnh quan trong thời gian tới. Từng bước xây dựng định hình thương hiệu khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư là khu bảo tồn sinh thái đất ngập nước tốt nhất đồng bằng sông Cửu Long. Gắn các hoạt động du lịch với công tác giáo dục về bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

2.2. Mục tiêu cụ thể

* Đến năm 2020:

Về lược khách: Du lịch Trà Sư phấn đấu vào năm 2020 đạt 182.500 lượt khách (khách lưu trú ngoài khu vực khu bảo vệ cảnh quan (hình thức homestay) là 1.200 lượt khách). Đến năm 2025, thu hút 292.000 lượt khách tham quan (khách lưu trú ước đạt 10.500 lượt khách; khách lưu trú ngoài khu vực khu bảo vệ cảnh quan (hình thức homestay) là 3.800 lượt khách).

Về tổng doanh thu xã hội: Doanh thu từ du lịch vào năm 2020 dự kiến đạt khoảng 18.250 triệu đồng. Năm 2025, tổng doanh thu xã hội từ du lịch đạt khoảng 40.880 triệu đồng.

* Định hướng đến năm 2030:

Về lược khách: Đến năm 2030, lượng khách đến tham quan du lịch ước đạt 365.000 lượt người (khách lưu trú sẽ tăng lên 18.250 lượt khách, khách lưu trú ngoài khu vực khu bảo vệ cảnh quan (hình thức homestay) là 7.500 lượt khách).

Về tổng doanh thu xã hội: Tổng doanh thu xã hội từ du lịch dự kiến đạt khoảng 73.000 triệu đồng.

3. Định hướng phát triển

3.1. Phát triển đồng thời thị trường khách du lịch nội địa và thị trường khách du lịch quốc tế

Thị trường khách du lịch nội địa: Phát triển thị trường khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Đồng thời, chú trọng thị trường khách du lịch với mục đích tìm hiểu đời sống rừng tràm Trà Sư, lễ hội, văn hóa - tâm linh, nghỉ dưỡng tại rừng tràm Trà Sư; đồng thời khuyến khích phát triển, mở rộng thị trường khách du lịch theo chuyên đề và du lịch vui chơi giải trí.

Thị trường khách du lịch quốc tế: Phát triển thị trường khách du lịch quốc tế, chú trọng thị trường khách du lịch đến từ Mỹ, Pháp, Đức, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Singapore đối với các sản phẩm du lịch đặc thù, trải nghiệm đời sống rừng tràm Trà Sư, hệ sinh thái trong rừng tràm Trà Sư, tìm hiểu di sản văn hóa và các sản phẩm du lịch chính của Trà Sư. Đồng thời, tập trung khai thác các thị trường khác đối với các sản phẩm du lịch chính của Trà Sư.

3.2 Định hướng tour, tuyến kết nối du lịch giữa Trà Sư với các khu vực lân cận

[...]