Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 213/QĐ-TTg năm 2018 về phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh hợp tác thương mại đầu tư song phương giữa Việt Nam với các nước đối tác chiến lược, quan trọng” do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 213/QĐ-TTg
Ngày ban hành 12/02/2018
Ngày có hiệu lực 12/02/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 213/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH HỢP TÁC THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ SONG PHƯƠNG GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC, QUAN TRỌNG”

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia;

Căn cứ Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2015;

Xét đề nghị của Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Công văn số 3471/PTM-QHQT ngày 28 tháng 12 năm 2017; của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản s 9559/BKHĐT-ĐTNN ngày 20 tháng 11 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh hợp tác thương mại đầu tư song phương giữa Việt Nam với các nước đối tác chiến lược, quan trọng” (Đề án) với nội dung chủ yếu sau:

I. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ ÁN

Đề án do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) xây dựng nhằm góp phần đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư với các nước đi tác chiến lược, quan trọng của Việt Nam trong đó định hướng tập trung phát triển quan hệ thương mại đầu tư với 09 nước thuộc khu vực Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, n Độ, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippine), một số nước thuộc khu vực Châu Âu (Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Liên bang Nga); Anh, Trung Quốc, Nga và Hoa Kỳ.

Đây là những đối tác chiến lược đã có quan hệ lâu dài với Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, văn hóa v.v... Xét về vị thế, đây là những nước có vai trò trụ cột về kinh tế trong khu vực và quốc tế, có vị thế và tiếng nói quan trọng trên các diễn đàn quốc tế như Liên Hiệp Quốc, Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn Kinh tế các nước Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM)... Chính sách ngoại giao của các nước đều có điểm chung thể hiện rất rõ đó là coi trọng quan hệ với các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng, coi Việt Nam là thị trường tiềm năng phát triển ở Châu Á.

Xét về tiềm lực tài chính, những nước này đều là những nước có tiềm lực kinh tế, có thế mạnh về công nghệ tiên tiến, năng lực tài chính mạnh do đó Việt Nam có thể tận dụng quan hệ hợp tác giữa hai nước để khai thác những lợi thế về kinh nghiệm phát triển, công nghệ tiên tiến, nguồn vốn dồi dào từ các nước này để thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.

Xét về quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư với Việt Nam, các đối tác chiến lược, quan trọng đầu tư vào Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực như công nghiệp chế biến, chế tạo, khai khoáng, bất động sản, xây dựng dịch vụ ăn uống, cư trú, nông lâm ngư nghiệp, chế biến thủy sản, giáo dục, y tế v.v... Về hợp tác thương mại, tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam với 16 nước đối tác chiến lược và quan trọng chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước.

Mặc dù quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước đối tác chiến lược, quan trọng đang phát triển tích cực trong các lĩnh vực chính trị, thương mại, đầu tư, nhưng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam đang đi mặt với nhiu khó khăn, thách thức do những biến động về tình hình kinh tế thế giới, thị trường tài chính, tiền tệ... So với một số nước đối tác chiến lược, quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hoa Kỳ v.v... Việt Nam còn có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển; năng lực cạnh tranh của quốc gia và của doanh nghiệp còn thp, mức độ gia tăng trao đi thương mại, đầu tư chưa cao, còn nhập siêu lớn. Việt Nam chưa khai thác hết một cách hiệu quả lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu dựa vào công nghệ, trình độ lao động, quản lý... để tạo ra các nhóm hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao, có hàm lượng khoa học, công nghệ cao, có khả năng tham gia vào khâu tạo ra giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Việc tận dụng lợi ích từ các Hiệp định thương mại, đầu tư, hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết với các nước này chưa thực sự phát huy hết hiệu quả. Qua thực tiễn triển khai nhiều hiệp định FTA đã ký kết của Việt Nam, nhìn tổng thể cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam chmới tận dụng được khoảng 30% lợi ích mang lại từ việc thực thi các cam kết quốc tế, hàng hóa Việt Nam vẫn gặp phải những khó khăn khi xuất khẩu sang những nước này. Vì vậy, để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam với các nước đối tác chiến lược, quan trọng nhằm tận dụng tối đa lợi ích từ mối quan hệ hợp tác sẵn có, Việt Nam cần đẩy mạnh thực hiện chiến lược liên kết, hợp tác liên ngành, đa ngành và đa phương, bền vững; hoàn thiện thchế pháp lý, tăng cường xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Cùng với các giải pháp chung, các cấp, ngành, đơn vị, địa phương trên cả nước cần phải có sự đổi mới cách làm, phương thức quản lý, đẩy mạnh liên kết đa ngành, đa phương theo hướng bền vững nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh của từng nước, từng doanh nghiệp.

Đề án đưa ra các biện pháp phù hợp với tình hình, diễn biến kinh tế trong nước cũng như gia tăng nhu cầu mrộng kinh doanh quốc tế, mở rộng thị trường của doanh nghiệp và nhu cầu thu hút đầu tư, công nghệ và các nguồn lực bên ngoài khi nước ta hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới, nhất là sau khi ta tham gia vào Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và hoàn tất đàm phán, ký kết các FTA với các đối tác chủ chốt.

Việc thực hiện Đề án này cũng góp phần tích cực làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam với các nước đối tác chiến lược và quan trọng trong công cuộc phát triển của đất nước, giúp khai thác tối đa lợi thế của các nước theo từng mức độ và lĩnh vực. Đề án do VCCI xây dựng và chủ trì sẽ góp phần đáp ứng yêu cầu cấp bách của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài, là sự gn kết giữa doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, các cơ quan Chính phủ và các chuyên gia trong nước và nước ngoài để đưa ra chương trình hỗ trợ hiệu quả, tối ưu cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế mới.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ ÁN

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao thông qua các Nghị quyết và Chỉ thị của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ:

- Nghị quyết 25/NQ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2015 giao VCCI chủ trì xây dựng Đề án thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại đầu tư với một số nước đối tác chiến lược.

- Nghị quyết 09-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam.

- Nghquyết số 06/NQ-TƯ 4 Khóa XII năm 2016 về việc thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh nước ta tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

- Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 24 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

- Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2014 về việc giải quyết khó khăn, vướng mắc, kiến nghị, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2015.

- Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị (Nghị quyết 22) và Chỉ thị số 15/CT-TTg về hội nhập quốc tế.

- Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

[...]