ỦY BAN
NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
-------
|
CỘNG HÒA
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
2126/QĐ-UBND
|
Lạng
Sơn, ngày 19 tháng 12 năm 2023
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH THIẾT KẾ MẪU KÊNH TƯỚI ÁP
DỤNG CHO CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ
Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ
Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Xây dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ
Luật Thuỷ lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ
Nghị định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định hỗ
trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm
nước;
Căn cứ
Nghị quyết số 09/2019/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Hội đồng nhân dân
tỉnh Lạng Sơn quy định mức hỗ trợ phát triển thuỷ lợi nhỏ, thuỷ lợi nội đồng và
tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn;
Theo đề
nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
218/TTr-SNN ngày 30 tháng 11 năm 2023.
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này thiết kế mẫu kênh tưới áp dụng cho công trình thủy
lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 2. Quyết
định này áp dụng đối với tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân là thành viên của tổ
chức thủy lợi cơ sở (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) có liên quan trong đầu tư
xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 3. Tổ
chức thực hiện
1. Giao Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn áp
dụng thực hiện thiết kế mẫu được duyệt.
2. Sở Kế
hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát, quản lý việc sử dụng
kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước để đầu tư các công trình thủy lợi, thủy
lợi nội đồng áp dụng thiết kế mẫu được duyệt.
3. Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền tổ chức thực
hiện theo quy định.
Điều 4. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng
UBND tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và
thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 4;
- Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Ban Dân tộc (HĐND tỉnh);
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Kho bạc Nhà nước tỉnh;
- CPCVP UBND tỉnh, các phòng CM, Trung tâm Thông tin;
- Lưu: VT, KT(PVĐ).
|
TM. UỶ
BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lương
Trọng Quỳnh
|
HỒ SƠ
THIẾT KẾ MẪU KÊNH TƯỚI ÁP DỤNG CHO
CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NHỎ, THỦY LỢI NỘI ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Kèm
theo Quyết định số: 2126/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2023 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lạng Sơn)
HỒ SƠ GỒM
CÓ:
- PHẦN I:
THUYẾT MINH TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MẪU
- PHẦN II:
BẢN VẼ THIẾT KẾ MẪU KÊNH TƯỚI VÀ CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH
- PHẦN
III: HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MẪU KÊNH TƯỚI
Phần I
THUYẾT MINH TÍNH TOÁN
THIẾT KẾ MẪU
I.
Căn cứ lập hồ sơ kỹ thuật
1. Các căn
cứ pháp lý
- Luật
Thủy lợi ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Luật Xây
dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây
dựng ngày 17 tháng 6 năm 2020;
- Nghị
định số 77/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định hỗ trợ
phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước;
- Nghị
định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết
một số nội dung về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình
xây dựng;
- Nghị
định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2021 của Chính phủ về quản lý chi
phí đầu tư xây dựng;
- Nghị
định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết
một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Nghị
quyết số 09/2019/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2019 của HĐND tỉnh Lạng Sơn quy
định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến,
tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2. Các quy
chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu áp dụng
- QCVN
04-05: 2022/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia công trình thủy lợi, phòng
chống thiên tai - các quy định chủ yếu về thiết kế;
- Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia 04-01:2010/BNNPTNT: Thành phần, nội dung lập báo cáo
đầu tư, dự án đầu tư và báo cáo kinh tế - kỹ thuật các dự án thuỷ lợi;
- Tiêu
chuẩn quốc gia TCVN 4118:2021: Công trình thuỷ lợi - Hệ thống dẫn chuyển nước -
Yêu cầu thiết kế;
- Tiêu
chuẩn quốc gia TCVN 4253:2012: Công trình thuỷ lợi - Nền các công trình thuỷ
công - Yêu cầu thiết kế;
- Tiêu
chuẩn Việt Nam TCVN 4116:1985: Công trình thuỷ lợi - Kết cấu bê tông và bê tông
cốt thép thuỷ công - Tiêu chuẩn thiết kế;
- Tiêu
chuẩn quốc gia TCVN 5574:2018: Thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép;
- Tiêu
chuẩn quốc gia TCVN 4085:2011: Kết cấu gạch đá - tiêu chuẩn thi công và nghiệm
thu;
- Tiêu
chuẩn quốc gia TCVN 8223:2009: Công trình thuỷ lợi - Các quy định chủ yếu về đo
địa hình, xác định tim kênh và công trình trên kênh;
- Các quy
chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành khác có liên quan.
II.
Mục tiêu thiết kế mẫu kênh tưới
Xây dựng
thiết kế mẫu, thiết kế điển hình công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn để thống nhất áp dụng cho việc lập, thẩm định và phê
duyệt thiết kế các hạng mục công trình kênh mương nội đồng làm căn cứ cho các
tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân trong việc đầu tư xây dựng các công trình thủy
lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, đồng thời làm giảm chi phí, đẩy nhanh tiến độ thực
hiện và tạo sự chủ động cho các cấp có thẩm quyền trong quá trình triển khai
thực hiện.
III.
Nội dung thiết kế mẫu kênh tưới
1. Nội
dung thiết kế mẫu kênh
- Thiết kế
mẫu cho đoạn kênh dài 10m: Bản vẽ, khối lượng, vật tư vật liệu.
- Hình
thức kênh: Kênh mặt cắt chữ nhật.
- Kết cấu
kênh áp dụng: Thiết kế áp dụng kênh sử dụng vật liệu sẵn có, phổ biến và thông
dụng nhất trên địa bàn tỉnh hiện nay là Kênh bê tông.
- Diện
tích, độ dốc thiết kế mẫu: Áp dụng cho công trình thuỷ lợi nhỏ có quy mô khu
tưới 20ha; chia 07 mức diện tích (5,0ha, 8,0ha, 10ha, 12ha, 15ha, 18ha và 20ha)
tương ứng có 04 độ dốc kênh điển hình i (0,001; 0,002; 0,005 và 0,010).
2. Các
loại mặt cắt, kết cấu kênh
- Mặt cắt
kênh:
1. Mặt cắt
(BxH) = (30x30)cm;
2. Mặt cắt
(BxH) = (30x40)cm;
3. Mặt cắt
(BxH) = (40x40)cm.
- Loại kết
cấu áp dụng: Kết cấu đáy và tường kênh bằng bê tông (BT) M200 đá 1x2cm, dày
10cm; đáy lót bê tông M150 đá 1x2cm, dày 5cm; cách 10m làm 01 khe lún bằng bao
tải tẩm nhựa đường 01 lớp bao tải 02 lớp nhựa. Bố trí các công trình phụ trên
kênh tại các vị trí hợp lý.
3. Công
trình phụ trên kênh điển hình
- Thiết kế
03 hạng mục công trình phụ trên kênh điển hình, gồm:
+ Cống
tưới.
+ Cửa chia
nước.
+ Tấm đan
đậy trên kênh (Cầu qua mương).
IV.
Phương pháp tính toán thiết kế
1. Xác
định diện tích tưới: Lưu lượng thiết kế tính toán tưới cho diện
tích trồng lúa.
2. Tính
toán chọn mặt cắt kênh
Căn cứ
theo TCVN 4118:2021 xác định:
- Lưu lượng
thiết kế kênh:
|
|
(m3/s)
(1)
|
Trong đó:
+ qtk:
Hệ số tưới thiết kế, lấy q= 1,4 l/s-ha (theo hệ số thực nghiệm đã được áp dụng
nhiều trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn).
+ ω: Diện
tích tưới kênh phụ trách (ha);
+ ƞ: Hệ số
sử dụng nước của kênh mương, chọn ƞ= 0,8 (TCVN 4118:2021 - Bảng 9).
- Tính
toán thuỷ lực xác định kích thước mặt cắt kênh: Chọn mặt cắt kênh chữ nhật; sử
dụng phần mềm tính toán thuỷ lực kênh, trên cơ sở bài toán thuỷ lực dòng chảy
đều trong kênh hở, với công thức tổng quát:
|
(2)
|
Trong đó:
+ Qtk
(m3/s): Lưu lượng thiết kế kênh, xác định theo công thức (1)
+ Qmin
(m3/s): Lưu lượng nhỏ nhất, dùng để kiểm tra khả năng bồi lắng xác
định theo công thức: Qmin= Kmin x Qtk
với Kmin= 0,4 (TCVN 4118:2021 mục 8.3.4);
+ Qmax
(m3/s): Lưu lượng lớn nhất (bất thường), dùng để xác định độ cao an
toàn của đỉnh bờ kênh, xác định theo công thức: Qmax= K x Qtk (m3/s),
với lưu lượng Qtk < 0,5 m3/s thì K lấy từ 1,2 đến 1,3
(TCVN 4118:2021 mục 8.3.5); chọn K= 1,3.
+ ω (m2):
Diện tích mặt cắt ướt của kênh. Đối với kênh chữ nhật ω=B x h
+ h (m):
Chiều sâu nước trong kênh.
+ C (m0,5/s):
Hệ số Sezy:
|
|
+ n: Hệ số
nhám của lòng kênh, kênh bê tông lấy n= 0,017 (TCVN 4118:2021 - Phụ lục E );
+ y: Chỉ
số phụ thuộc vào hệ số nhám của lòng kênh và bán kính thủy lực R ; lấy y= 1/6.
+ R (m):
Bán kính thủy lực, xác định theo công thức:
+ (m): Chu vi ướt của kênh,
kênh hình chữ nhật: =
B+2xh
+ i: Độ
dốc đáy kênh.
- Chiều
cao an toàn a (m): Tính từ mực nước lớn nhất đến đỉnh bờ kênh), với lưu lượng
của kênh Q < 1,0 m3/s lấy a= 0,15m (TCVN 4118:2021 - Bảng 18).
- Chiều
rộng bờ kênh mương b (m): Với trường hợp không kết hợp đường giao thông, theo
quy định TCVN 4118:2021 ứng với lưu lượng của kênh Q < 0,5 m3/s,
b= 0,8m (Bảng 15), tuy nhiên với điều hiện miền núi diện tích các thửa đất
thường nhỏ hẹp, để tiết kiệm diện tích, chọn b= 0,5m (phù hợp theo quy định tại
Quyết định số 53/2018/QĐ-UBND ngày 07/9/2018 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn
ban hành Quy định cụ thể phạm vi vùng phụ cận đối với một số công trình thủy
lợi trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn).
Các thông
số chiều rộng lòng kênh (B), chiều cao lòng kênh (H) được xác định theo diện
tích tưới (ω) và độ dốc kênh (i). Kết quả tính toán chọn mặt cắt kênh thiết kế
mẫu tổng hợp tại Phụ lục I kèm theo.
PHỤ LỤC I
TÍNH TOÁN KÍCH THƯỚC
MẶT CẮT KÊNH CHỮ NHẬT ỨNG VỚI CÁC DIỆN TÍCH TƯỚI VÀ ĐỘ DỐC KÊNH KHÁC NHAU
Số TT
|
Diện tích
|
Qtk
|
Qmax
|
i
|
n
|
b
|
htk
|
a
|
Bchọn
|
Hchọn
|
Ghi chú
|
ω (ha)
|
(m3/s)
|
(m3/s)
|
(m)
|
(m)
|
(m)
|
(m)
|
(m)
|
1
|
5ha
|
0,009
|
0,012
|
0,001
|
0,017
|
0,3
|
0,10
|
0,16
|
0,3
|
0,3
|
|
0,002
|
0,017
|
0,3
|
0,08
|
0,16
|
0,3
|
0,3
|
|
0,005
|
0,017
|
0,3
|
0,06
|
0,16
|
0,3
|
0,3
|
|
0,01
|
0,017
|
0,3
|
0,05
|
0,15
|
0,3
|
0,3
|
|
2
|
8ha
|
0,014
|
0,018
|
0,001
|
0,017
|
0,3
|
0,14
|
0,16
|
0,3
|
0,3
|
|
0,002
|
0,017
|
0,3
|
0,11
|
0,16
|
0,3
|
0,3
|
|
0,005
|
0,017
|
0,3
|
0,08
|
0,16
|
0,3
|
0,3
|
|
0,01
|
0,017
|
0,3
|
0,06
|
0,16
|
0,3
|
0,3
|
|
3
|
10ha
|
0,017
|
0,022
|
0,001
|
0,017
|
0,3
|
0,17
|
0,16
|
0,3
|
0,4
|
|
0,002
|
0,017
|
0,3
|
0,13
|
0,16
|
0,3
|
0,3
|
|
0,005
|
0,017
|
0,3
|
0,09
|
0,16
|
0,3
|
0,3
|
|
0,01
|
0,017
|
0,3
|
0,07
|
0,16
|
0,3
|
0,3
|
|
4
|
12ha
|
0,020
|
0,026
|
0,001
|
0,017
|
0,3
|
0,19
|
0,17
|
0,3
|
0,4
|
|
0,002
|
0,017
|
0,3
|
0,15
|
0,16
|
0,3
|
0,4
|
|
0,005
|
0,017
|
0,3
|
0,11
|
0,16
|
0,3
|
0,3
|
|
0,01
|
0,017
|
0,3
|
0,08
|
0,16
|
0,3
|
0,3
|
|
5
|
15ha
|
0,025
|
0,033
|
0,001
|
0,017
|
0,3
|
0,23
|
0,17
|
0,3
|
0,4
|
|
0,002
|
0,017
|
0,3
|
0,18
|
0,17
|
0,3
|
0,3
|
|
0,005
|
0,017
|
0,3
|
0,13
|
0,16
|
0,3
|
0,3
|
|
0,01
|
0,017
|
0,3
|
0,10
|
0,16
|
0,3
|
0,3
|
|
6
|
18ha
|
0,030
|
0,039
|
0,001
|
0,017
|
0,4
|
0,19
|
0,17
|
0,4
|
0,4
|
|
0,002
|
0,017
|
0,3
|
0,20
|
0,17
|
0,3
|
0,4
|
|
0,005
|
0,017
|
0,3
|
0,14
|
0,16
|
0,3
|
0,4
|
|
0,01
|
0,017
|
0,3
|
0,11
|
0,16
|
0,3
|
0,3
|
|
7
|
20ha
|
0,034
|
0,044
|
0,001
|
0,017
|
0,4
|
0,20
|
0,17
|
0,4
|
0,4
|
|
0,002
|
0,017
|
0,3
|
0,22
|
0,17
|
0,3
|
0,4
|
|
0,005
|
0,017
|
0,3
|
0,15
|
0,16
|
0,3
|
0,4
|
|
0,01
|
0,017
|
0,3
|
0,12
|
0,16
|
0,3
|
0,3
|
|
Phần II
BẢN VẼ THIẾT KẾ MẪU
KÊNH TƯỚI VÀ CÔNG TRÌNH TRÊN KÊNH
(Có bản vẽ thiết kế mẫu kênh tưới kèm theo).
Phần III
HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MẪU
KÊNH TƯỚI
I.
Lựa chọn, áp dụng mặt cắt thiết kế mẫu kênh
1. Lựa
chọn, áp dụng mặt cắt kênh, công trình trên kênh
- Căn cứ
vào diện tích tưới của khu vực do kênh đảm nhiệm; điều kiện địa hình cụ thể của
từng vùng, từng khu tưới để lựa chọn tuyến kênh, xác định độ dốc đáy kênh đồng
thời xem xét căn cứ điều kiện vật liệu xây dựng của địa phương. Từ đó lựa chọn
mặt cắt kênh, kết cấu kênh theo thiết kế mẫu phù hợp.
(Kích
thước mặt cắt kênh tra theo Phụ lục I).
- Khuyến
cáo áp dụng mẫu thiết kế kênh tưới: chỉ áp dụng cho kênh mương nội đồng, với
kênh cấp trên cần có tính toán thuỷ lực, xác định cao trình, khối lượng chi
tiết.
- Trường
hợp các hạng mục công trình không nằm trong thiết kế mẫu hoặc có tính chất kỹ
thuật phức tạp, chủ đầu tư cần xây dựng hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán
riêng cho hạng mục đó.
2. Các bản
vẽ thiết kế mẫu gồm:
a) Kênh
- Kết cấu
kênh: Đáy và tường kênh bằng bê tông (BT) M200 đá 1x2cm, dày 10cm; đáy lót bê
tông M150 đá 1x2cm, dày 5cm; cách 10m làm 01 khe lún bằng bao tải tẩm nhựa
đường 01 lớp giấy 02 lớp nhựa.
- Bản vẽ
thiết kế mẫu 03 bản vẽ, gồm:
+ BV số K1:
Kênh bê tông - Mặt cắt ngang (MCN) (BxH) = (30x30)cm;
+ BV số
K2: Kênh bê tông - MCN (BxH) = (30x40)cm;
+ BV số
K3: Kênh bê tông - MCN (BxH) = (40x40)cm.
- Phần vật
tư, vật liệu: được tính theo Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ
Xây dựng Ban hành định mức xây dựng.
c) Công
trình phụ trên kênh
- Cống
tưới: Kết cấu bê tông M200, hình thức cống tưới bằng ống nhựa HDPE đường kính
D=90mm, lắp đặt khe phai bằng thép C(50x32x4,4)mm (hoặc thép chữ U kích thước
tương tự) để điều tiết nước. Tùy theo nhu cầu tưới mà bố trí vị trí cống tưới
và chiều cao ống HDPE cho hợp lý.
Bản vẽ: 03
bản, số hiệu:
+ CT01 -
Áp dụng cho kênh mặt cắt ngang (BxH) = (30x30)cm;
+ CT02 -
Áp dụng cho kênh mặt cắt ngang (BxH) = (30x40)cm;
+ CT03 -
Áp dụng cho kênh mặt cắt ngang (BxH) = (40x40)cm;.
- Cửa chia
nước (cửa thu nước): Kết cấu bê tông M200, lắp đặt khe phai bằng thép
C(50x32x4,4)mm (hoặc thép chữ U kích thước tương tự) để điều tiết nước.
Bản vẽ: 03
bản, số hiệu:
+ CN 01 -
Áp dụng cho kênh mặt cắt ngang (BxH) = (30x30)cm;
+ CN 02 -
Áp dụng cho kênh mặt cắt ngang (BxH) = (30x40)cm;
+ CN 03 -
Áp dụng cho kênh mặt cắt ngang (BxH) = (40x40)cm.
- Tấm đan
đậy trên kênh (Cầu qua mương): Kết cấu bê tông đậy tấm đan BTCT M200, kích
thước 50x50x8(cm) (đối với mương 30x30, 30x40) và 60x50x8 (cm) (đối với mương
40x40)
Bản vẽ: 02
bản, số hiệu:
+ TĐ01 -Áp
dụng cho kênh mặt cắt ngang (BxH)=(30x30)cm và (30x40)cm;
+ TĐ02 -
Áp dụng cho kênh mặt cắt ngang (BxH) = (40x40)cm;
3. Khối
lượng thiết kế
- Khối
lượng thiết kế mẫu cho kênh tính toán cho đoạn mương dài 10m, phần khối lượng
đào đắp cần được tính toán trên cơ sở mặt cắt địa hình thực tế.
- Khối
lượng tính toán cho cống tưới là tính cho 01 cống tưới một bên, cống tưới bên
phải có kết cấu, khối lượng tương tự như cống tưới bên trái; cống tưới hai bên
thì khối lượng tính toán được nhân với 2.
- Khối
lượng tính toán cho cửa chia nước là tính cho 01 cửa chia nước một bên, cửa
chia nước bên phải có kết cấu, khối lượng tương tự như cửa chia nước bên trái;
cửa thu nước có kết cấu, khối lượng tượng như cửa chia nước.
- Khối
lượng tính toán trong bản vẽ là tính toán cho 01 tấm đan, tùy vào địa hình thực
tế thiết kế cầu qua kênh đậy tấm đan phù hợp.
Lưu ý:
- Đối với
những đoạn mương có nền móng đất yếu, không đảm bảo ổn định, cần thiết kế gia
cố, bổ sung thì được tính toán khối lượng bổ sung.
- Đối với
các hạng mục khác trên kênh chưa có trong thiết kế mẫu như: Cầu máng, Xi phông,
cống qua đường…thì được thiết kế bản vẽ, tính toán khối lượng riêng.
- Trong
quá trình thi công cần thường xuyên kiểm tra, giám sát, có thể điều chỉnh phù
hợp với điều kiện thực tiễn địa hình từng khu vực công trình và các quy định
hiện hành về đầu tư và xây dựng.
II.
Chỉ dẫn kỹ thuật thi công
Công trình
nhỏ chủ yếu là kênh nội đồng mặt bằng thi công hẹp trải dài theo tuyến kênh, do
đó phải phân chia thành các đoạn thi công hợp lý để bố trí vật tư, nhân lực để
thuận tiện thi công và đảm bảo tiến độ.
1. Công
tác hố móng: yêu cầu phải xác định đúng phạm vi hố móng, bóc sạch các lớp cần
bóc bỏ theo yêu cầu. Nếu phát hiện ra những đới địa chất khác thường phải báo
ngay cho cơ quan, đơn vị chức năng biết và xử lý.
2. Thi
công đào kênh: trước khi đào phải xác định tim kênh, phạm vi hố đào, độ dốc
kênh bằng các thiết bị chuyên dụng như máy đo thăng bằng, thước dây, thước kẹp,
ống thủy.... Tận dụng phần đất tốt đổ sang bên cạnh để đắp bờ kênh sau khi thi
công kênh. Đất đào kênh thừa đổ gọn thành từng đống để chở đến đắp lòng kênh
đoạn cần đắp hoặc đổ thải tại các vị trí hợp lý trên tuyến.
3. Thi
công đắp đất kênh:
- Những
đoạn kênh đắp sẽ được đắp toàn bộ lòng kênh và bờ kênh thành đường để chuyên
chở đất và vật tư xây dựng kênh. Sau khi đắp hoàn chỉnh tuyến kênh đắp sẽ tiến
hành đào lòng kênh đúng thiết kế, một phần đất đào lòng kênh sẽ được đắp vào bờ
kênh sau khi thi công xong kênh, lượng đất thừa còn lại đổ vào chân mái ta luy
ngoài và san phẳng. Phần đất đắp vào thành kênh bê tông phải đầm chặt đảm bảo
hệ số K=0,85, không được đầm bằng máy đầm công suất lớn làm nứt, vỡ, gãy tường
kênh.
- Đáy kênh
phải được đào, đắp, san gạt, đầm nén bằng phẳng, chắc, không bị lượn sóng, vật
liệu không bị bong bật.... Chú ý làm đúng độ dốc đáy kênh thiết kế, lựa chọn.
4. Thi
công lớp lót: Lớp lót đáy kênh có tác dụng chống mất nước của bê tông, tạo
phẳng cho kênh và giảm ma sát khi có ứng suất nhiệt xuất hiện trong bê tông
khối. Lớp bê tông lót này yêu cầu phải được thi công phẳng, đảm bảo độ dốc
trước khi ghép ván khuôn kênh. Kết cấu bê tông lót M150, dày 5cm.
5. Lắp
dựng ván khuôn đổ bê tông: Ván khuôn nên dùng các loại ván khuôn thẳng, không
bị cong vênh có chiều cao tương ứng, chiều dài thông thường (1,5÷2,5)m (không
nhất thiết phải dài bằng chiều dài đoạn kênh). Trên các đoạn đường cong nên
dùng ván khuôn có chiều dài (1÷2)m. Số lượng ván khuôn phải đủ cho một đoạn
công tác (một ca hay nửa ca làm việc).
6. Trộn bê
tông: Thành phần bê tông xi măng bao gồm cát, đá (hoặc sỏi), xi măng. Được xác
định theo khối lượng thể tích, nước đong theo lít. Hỗn hợp bê tông được trộn
bằng các máy trộn di động nhỏ 250 lít hoặc bằng tay. Nếu trộn bằng tay phải
chọn mặt bằng trộn đủ cứng, sạch, không hút nước, bằng phẳng (có thể dùng các
tấm tôn, vỏ thùng nhựa cán phẳng để làm bàn trộn). Nước dùng để trộn bê tông xi
măng phải là nước sạch, không dùng các loại nước thải, nước ao hồ có nhiều bùn,
nước có lẫn dầu mỡ, nước chứa các loại hoá chất.
7. Vận
chuyển, đổ bê tông:
- Vận
chuyển bê tông: Tránh bị rơi vãi, phân tầng, cự ly vận chuyển không quá 150m.
Dùng các loại xe vận chuyển như xe cút kít, xe rùa hoặc vận chuyển gánh bộ...;
- Đổ bê
tông: Đổ lần lượt từng tấm, đoạn kênh theo thứ tự, đổ liên tục hết toàn bộ
chiều dày khối đổ, đoạn kênh.
8. Đầm bê
tông:
- Dùng các
loại đầm dùi điện 1,5KW, đầm động cơ xăng 4 mã lực.
- Đầm các
góc, cạnh tấm bê tông: Dùng đầm dùi đầm các góc cạnh, đầm thả thẳng đứng tới độ
sâu nhất định tránh làm hỏng móng, thời gian thả tại một vị trí từ 30-45 giây.
Nếu đầm thủ công dùng các đoạn sắt, thanh gỗ có đường kính 18 - 20mm đầm đầu
các cạnh, góc tấm bê tông. Nếu là ván khuôn ghép khít, chèn chắc có thể gõ bên
ngoài ván khuôn bằng búa 3-5kg.
- Đầm bản
bê tông: Dùng đầm bàn đầm từ mép ngoài vào giữa, thời gian đầm tại một chỗ là
45-60 giây. Hai vệt đầm đè lên nhau 10cm.
9. Công
tác cốt thép: Cốt thép được sử dụng đảm bảo đường kính, kích thước phù hợp với
quy định của bản vẽ thiết kế mẫu; việc gia công cốt thép, lắp đặt vào công
trình phải thực hiện theo bản vẽ thiết kế và tuân thủ theo các quy định kỹ
thuật, sử dụng máy cắt uốn thép 5kw.
10. Thi
công khe phòng lún ngang: Cứ 10m theo chiều dài kênh bố trí 1 khe chít bao tải
tẩm nhựa đường 01 lớp bao tải 02 lớp nhựa.
11. Bảo
dưỡng:
- Ngay sau
khi hoàn thiện, để tránh hơi nước bốc quá nhanh làm cho bê tông bị co ngót đột
ngột, dùng rơm rạ, bạt phủ lên bề mặt bê tông trong thời gian từ 4-6 giờ. Khi
bê tông bắt đầu se lại cần tưới một lượng nước vừa phải để giữ độ ẩm, thời gian
duy trì độ ẩm thường xuyên trong vòng 5-7 ngày.
- Không
được va chạm mạnh, không được vận chuyển, đặt vật liệu, tựa dụng cụ và đi lại
trực tiếp trên khối xây đang thi công, khối xây còn mới./.