ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 212/QĐ-UBND
|
Quảng Ngãi, ngày 29 tháng 03 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG CẢI
THIỆN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG GÓP PHẦN NÂNG CAO TẦM VÓC TRẺ EM MẪU GIÁO VÀ TIỂU HỌC
TẠI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 226/QĐ-TTg
ngày 22/2/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về
dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 641/QĐ-TTg
ngày 28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát
triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030;
Căn cứ Quyết định 1555/QĐ-TTg ngày
17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì
trẻ em giai đoạn 2012 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 1340/QĐ-TTg
ngày 08/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải
thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học
đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại
Tờ trình số 422/TTr-SYT ngày 25/3/2019 phê duyệt Đề án “Thực hiện thí điểm
Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm
vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi đến năm
2020”,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Thực hiện
thí điểm Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần
nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học tại các huyện miền núi tỉnh Quảng
Ngãi đến năm 2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Giáo
dục và Đào tạo, y tế, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Lao động - Thương binh và
Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Ngoại vụ; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi;
Chủ tịch UBND các huyện: Sơn Tây, Sơn Hà, Tây Trà, Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long
và Thủ trưởng các sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- VPUB: PCVP (KGVX), P.TH, CBTH;
- Lưu: VT, KGVX (HQ68).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Ngọc Căng
|
ĐỀ ÁN
THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM CHƯƠNG TRÌNH SỮA HỌC ĐƯỜNG CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG DINH
DƯỠNG GÓP PHẦN NÂNG CAO TẦM VÓC TRẺ EM MẪU GIÁO VÀ TIỂU HỌC TẠI CÁC HUYỆN MIỀN
NÚI TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 29/3/2019 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Phần thứ nhất
SỰ CẦN THIẾT VÀ
CƠ SỞ XÂY DỰNG CỦA ĐỀ ÁN
I. Sự cần thiết
xây dựng Đề án
Theo các công trình nghiên cứu khoa học
về tâm, sinh lý và xã hội học đều khẳng định giai đoạn tuổi học đường là giai
đoạn có tính chất quyết định để tạo nên thể lực, nhân cách, năng lực trí tuệ
trong tương lai và đây cũng là giai đoạn não bộ phát triển hoàn thiện nhanh nhất
làm nền tảng cho trí thông minh sau này của trẻ.
Nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ ở mỗi giai
đoạn là khác nhau, vì vậy thức ăn dành cho trẻ cũng phải phù hợp theo từng giai
đoạn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển một cách toàn diện. Trẻ mẫu
giáo và học sinh tiểu học ngoài chế độ ăn đa dạng các chất như: chất đạm, chất
béo, bột đường, vitamin và khoáng chất... thì việc bổ sung thêm sữa mỗi ngày là
rất cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ.
Sữa là nguồn cung cấp đầy đủ các chất
dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, canxi và vitamin D cho lứa tuổi mẫu giáo và
tiểu học; giúp trẻ tăng sức đề kháng, tăng chiều cao, phát triển não bộ đạt nền
tảng cho việc học tập của trẻ ở các cấp học tiếp theo.
Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý là yếu tố
quan trọng nhằm hướng tới phát triển toàn diện về tầm vóc, thể chất, trí tuệ của
người Việt Nam và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thực hiện Đề án “Sữa học đường”
giúp cải thiện chế độ dinh dưỡng nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất
dinh dưỡng ở trẻ em; nâng cao thể lực, tầm vóc trẻ em và thanh thiếu niên, hướng
tới cải thiện chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai. Khi tình trạng dinh dưỡng
của trẻ em được nâng cao sẽ giảm gánh nặng về chi phí y tế và chi phí xã hội bởi
các bệnh phát sinh do suy dinh dưỡng, gắn kết học sinh với nhà trường...
Từ năm 2017, trẻ em dưới 5 tuổi tại
các huyện miền núi được uống sữa theo Đề án nâng cao hiệu quả phòng, chống suy
dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn
2017-2020. Tuy nhiên trẻ em từ đủ 5 tuổi (60 tháng) và học sinh tiểu học tại
các địa phương này chưa có chương trình hỗ trợ để tiếp tục được uống sữa nhằm cải
thiện tình trạng dinh dưỡng.
Việc triển khai thực hiện chương
trình “Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc
trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020” chính là thực hiện Công ước Liên hợp
quốc về quyền trẻ em, là bước cụ thể hoá việc thực hiện chiến lược và mục tiêu
Quốc gia về dinh dưỡng trẻ em và đồng thời cũng để duy trì kết quả của phòng,
chống suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi các huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi.
II. Các cơ sở xây
dựng Đề án
1. Căn cứ xây dựng Đề án:
- Quyết định số 226/QĐ-TTg ngày
22/2/2012 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về dinh
dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 641/QĐ-TTg ngày
28/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể phát triển thể
lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 - 2030;
- Quyết định 1555/QĐ-TTg ngày
17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì
trẻ em giai đoạn 2012-2020;
- Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08/7/2016
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng
dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;
- Thông tư liên tịch số
13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của liên Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quy định về công tác y tế trường học;
- Quyết định số 5450/QĐ-BYT ngày
28/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định tạm thời đối với sản phẩm sữa
tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần
nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020;
- Chương trình hành động số 37-CTr/TU
ngày 18/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 20-CT/TW ngày
05/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác
chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em từ nay đến năm 2020;
- Kết luận số 535-KL/TU ngày
24/11/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Đề án “thực hiện Chương trình sữa học
đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo
và tiểu học tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020”.
2. Căn cứ thực tiễn:
- Thực trạng về học sinh và tình hình
dinh dưỡng của học sinh mẫu giáo và tiểu học trên địa bàn tỉnh;
- Đời sống kinh tế xã hội của người
dân ở các vùng miền trên địa bàn tỉnh;
- Nhu cầu thực tiễn về chăm sóc sức
khỏe dinh dưỡng của trẻ em ngày càng cao và đa dạng trong giai đoạn hiện nay.
- Kết quả khảo sát ý kiến của phụ
huynh tại các huyện, thành phố và đơn vị cam kết cung ứng sữa.
Phần thứ hai
NỘI DUNG CỦA ĐỀ
ÁN
I. Tên, phạm vi
của Đề án
1. Tên Đề án: Thực hiện thí điểm Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng
dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học tại các huyện
miền núi tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020.
- Cơ quan chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi;
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Sở Y tế; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; các sở, ban, ngành, đoàn
thể liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện: Sơn Tây, Sơn Hà, Tây Trà, Trà Bồng,
Ba Tơ, Minh Long.
- Thời gian thực hiện: Giai đoạn 2019-2020.
2. Phạm vi của Đề án: tại 06 huyện: Sơn Tây, Sơn Hà, Tây Trà, Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long thuộc
tỉnh Quảng Ngãi (gọi chung là 6 huyện miền núi).
3. Đối tượng thụ hưởng: Trẻ em các trường mẫu giáo từ đủ 5 tuổi đến khi vào lớp 1 và học sinh
bậc tiểu học trên địa bàn 6 huyện miền núi.
II. Mục tiêu đề
án:
1. Mục tiêu chung:
Bổ sung dinh dưỡng và các vi chất cần
thiết góp phần phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo và tiểu học,
thông qua đó cải thiện tầm vóc thế hệ tương lai của thanh thiếu niên 6 huyện miền
núi tỉnh Quảng Ngãi.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020:
- Đạt tỷ lệ 100% trẻ từ đủ 5 tuổi
trong các cơ sở giáo dục mẫu giáo và tiểu học (bao gồm cả các trường trong và
ngoài công lập) được uống sữa 3 lần/tuần, mỗi lần 180ml hoặc 110ml và thời gian
thực hiện 9 tháng (bằng 35 tuần thực học tại trường) trong năm học.
- 100% cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên y tế trường học, cộng tác viên trong phạm vi Đề án được tham gia các
lớp tập huấn triển khai chương trình, có kiến thức và kỹ năng thực hành chăm
sóc dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường học.
- 95% phụ huynh trong Đề án được bồi
dưỡng, hướng dẫn kiến thức, kỹ năng thực hành đúng về chăm sóc dinh dưỡng cho
trẻ, các vấn đề liên quan ảnh hưởng đến dinh dưỡng như tiêm chủng, nước sạch, vệ
sinh môi trường và chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ em tại gia đình.
- Không để xảy ra trường hợp ngộ độc
thực phẩm trong các trường học.
- 100% trẻ học ở các trường mẫu giáo,
100% học sinh bậc tiểu học tham gia Chương trình được theo dõi tình trạng dinh
dưỡng và được cải thiện cân nặng, chiều cao.
- 100% các trường thực hiện tốt công
tác quản lý và tổ chức cho trẻ uống sữa tại trường.
III. Đối tượng, thời
gian và phương thức triển khai thực hiện
1. Đối tượng áp dụng:
|
Đối
tượng
|
Dự
kiến tổng số trẻ được uống sữa
|
Năm
2019
|
Năm
2020
|
Tổng
cộng
|
1
|
Trẻ mẫu giáo*
|
5.113
|
4.861
|
9.974
|
2
|
Trẻ tiểu học **
|
24.139
|
24.085
|
48.224
|
(*) Đối tượng trẻ từ đủ 60 tháng
tuổi đến khi vào lớp 1 tại các trường mầm non, mẫu giáo công lập và ngoài công
lập của 6 huyện miền núi.
(**) Đối tượng học sinh tiểu học của
ở huyện miền núi.
Các đối tượng trên đang học trong các
trường mẫu giáo và tiểu học công lập, ngoài công lập (đã được cấp phép) trên địa
bàn 6 huyện miền núi.
2. Thời gian thụ hưởng là 02 năm:
2019 - 2020
a) Trẻ được uống sữa trong thời gian học
tại trường; Căn cứ Quyết định số 1181/QĐ-UBND ngày 24/7/2018 của UBND tỉnh Quảng
Ngãi về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2018-2019 đối với giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ngãi: Đối với cấp mầm
non và cấp tiểu học, có ít nhất 35 tuần thực học.
b) Định mức:
+ Đối với trẻ tiểu học: Mỗi trẻ được
uống 03 lần/tuần, mỗi lần uống 180ml/hộp (105 suất sữa/trẻ/năm).
+ Đối với trẻ mẫu giáo: Mỗi trẻ được
uống 03 lần/tuần, mỗi lần uống 110ml/hộp (105 suất sữa/trẻ/năm).
IV. Nhiệm vụ và giải
pháp
1. Công tác tổ chức chỉ đạo:
a) Thành lập Ban Chỉ đạo, Ban giám
sát thực hiện Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần
nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học (BCĐ) các cấp:
- Cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo gồm:
+ Trưởng ban:
Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
+ Phó trưởng ban trực: Giám đốc Sở
Giáo dục và Đào tạo.
+ Phó trưởng ban: Giám đốc Sở Y tế.
+ Các ủy viên BCĐ cấp tỉnh gồm: Trưởng
phòng Giáo dục Tiểu học, Trưởng phòng Giáo dục Mầm non (Sở Giáo dục và Đào tạo);
Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, Giám đốc Trung tâm kiểm
soát bệnh tật tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể: Sở Tài chính, Sở Ngoại
vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Hội
Chữ thập đỏ tỉnh...
- Cấp huyện thành lập Ban Chỉ đạo
gồm:
+ Trưởng ban: Phó Chủ tịch UBND huyện,
thành phố.
+ Phó trưởng ban trực: Trưởng phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố.
+ Phó trưởng ban: Trưởng Phòng Y tế
huyện, thành phố.
+ Các ủy viên gồm: đại diện Trung tâm
Y tế; các phòng, ban, đoàn thể thuộc huyện: Kế hoạch - Tài chính, Văn hóa -
Thông tin, Lao động - Thương binh và Xã hội, Đài Truyền Thanh, Hội Liên hiệp phụ
nữ, Hội Chữ thập đỏ...
- Cấp xã thành lập Ban Chỉ đạo gồm:
+ Trưởng ban: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch
xã/phường/thị trấn.
+ Phó trưởng ban trực: Hiệu trưởng
trường tiểu học/Hiệu trưởng trường mầm non.
+ Phó trưởng ban: Trưởng Trạm Y tế.
+ Các ủy viên gồm: giáo viên tổng phụ
trách Đội trường tiểu học/cán bộ y tế trường tiểu học/mầm
non; đại diện các ban, ngành, đoàn thể, Trưởng các thôn, tổ, đội.
b) Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo:
- Tham mưu UBND các cấp chỉ đạo triển
khai thực hiện Chương trình Sữa học đường theo kế hoạch của UBND tỉnh đạt hiệu
quả; Phân công nhiệm vụ thành viên chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo triển
khai chương trình tại các địa phương;
- Phó trưởng Ban trực của Ban chỉ đạo
cấp tỉnh tham mưu UBND tỉnh thành lập Tổ giúp việc hỗ trợ công tác triển khai
thực hiện Chương trình, thành lập Quỹ Sữa học đường - Vì Tầm vóc Việt tỉnh Quảng
Ngãi nhằm huy động nguồn lực xã hội của các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân.
- Tổ chức sơ kết đánh giá, rút kinh
nghiệm sau khi kết thúc chương trình thực hiện thí điểm; xây dựng kế hoạch triển
khai thực hiện Chương trình đồng bộ trên địa bàn tỉnh.
- Hàng năm tổ chức hội nghị sơ kết, tổng
kết đánh giá hiệu quả chương trình; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chính phủ.
2. Công tác truyền thông và tập huấn;
a) Công tác truyền thông, vận động:
Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức
các cấp ủy Đảng, chính quyền, giáo viên, phụ huynh và học sinh về tầm quan trọng
của Sữa học đường trong việc phòng, chống suy dinh dưỡng, cải thiện tầm vóc,
phát triển trí tuệ thế hệ tương lai của thanh thiếu niên Quảng Ngãi; tuyên truyền,
vận động các nhà tài trợ tham gia đóng góp kinh phí cho việc triển khai Chương
trình bằng hình thức phù hợp:
- Các nhà trường lồng ghép tuyên truyền
trong các cuộc họp phụ huynh đầu năm, giữa năm. Thông qua cuộc họp, vận động phụ
huynh tự nguyện, tích cực tham gia Chương trình.
- Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh
xây dựng và đưa tin, bài, phóng sự về tình trạng suy dinh dưỡng, thấp còi của
trẻ em Quảng Ngãi, đặc biệt là tại các vùng khó khăn; ý nghĩa, mục tiêu của việc
triển khai Chương trình Sữa học đường trong các trường mẫu giáo, tiểu học:
+ Phát Video tuyên truyền thông điệp
về Sữa học đường trên Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Ngãi vào giờ vàng
(trước thời sự Quảng Ngãi lúc 19h45).
+ Xây dựng và phát tin, phóng sự
tuyên truyền về Sữa học đường trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Quảng
Ngãi.
- Báo Quảng Ngãi, các Báo có văn
phòng đại diện và địa chỉ thường trú tại địa bàn thực hiện các bài viết tuyên
truyền về các nội dung liên quan đến Sữa học đường.
- Chính quyền địa phương tuyên truyền
về mục đích, ý nghĩa, quyền lợi và nghĩa vụ của phụ huynh và học sinh khi tham
gia Chương trình Sữa học đường trên tất cả các hệ thống phát thanh xã, phường,
thị trấn.
- Xây dựng các cụm Pano tuyên truyền
về Sữa học đường tại các huyện, thành phố; xây dựng biển, bảng truyền thông về
chương trình ở 2 đầu cửa ngõ vào thành phố Quảng Ngãi.
- In và phát tờ rơi về Sữa học đường
tới tận tay phụ huynh học sinh.
- Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về mục
đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của Sữa học đường thu hút phụ huynh và học sinh
tham gia tại 6 huyện miền núi.
b) Công tác tập huấn, nâng cao năng lực:
- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao
năng lực quản lý, thực hiện Chương trình; nâng cao kỹ năng truyền thông, vận động;
nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của Sữa học đường cho đội ngũ cán bộ quản
lý, giáo viên, cán bộ y tế phụ trách triển khai Chương trình tại các trường mẫu
giáo, tiểu học.
- Tổ chức các lớp tập huấn cho giáo
viên tại các trường mẫu giáo và tiểu học về các nội dung liên quan đến Sữa học
đường.
c) Kinh phí thực hiện hoạt động truyền
thông và tập huấn do đơn vị trúng thầu cung ứng sữa chịu trách nhiệm chi trả.
3. Lựa chọn nguồn
sữa thích hợp:
Sữa phục vụ Chương trình Sữa học đường
phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Được chế biến từ sữa tươi nguyên liệu
là sữa tươi sạch lấy từ các trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, thành phần
có đường hoặc không đường, được bổ sung vi chất dinh dưỡng với hàm lượng như
sau:
STT
|
Tên
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Hàm
lượng
|
1
|
Vitamin A
|
IU/100ml
|
190-220
|
2
|
Vitamin D
|
IU/100ml
|
55-70
|
3
|
Sắt
|
mg/100ml
|
1,4-1,8
|
4
|
Canxi
|
mg/100ml
|
110-145
|
5
|
Kẽm
|
mg/100ml
|
1,1-1,4
|
- Được sản xuất theo QCVN 5-1:2010/BYT;
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với
các sản phẩm sữa dạng lỏng.
- Có ghi nhận đối với sữa cho Chương
trình Sữa học đường (“Sữa phục vụ Chương trình sữa học đường) theo quy định
tại Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27 tháng 10 năm
2014 của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương hướng
dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế
biến thực phẩm bao gói sẵn; Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm
2014 của Bộ Y tế hướng dẫn quản lý thực phẩm chức năng và các quy định khác có
liên quan.
- Có nghiên cứu lâm sàng về Sữa học
đường, có kết quả đối chứng về hiệu quả sử dụng sản phẩm sữa học đường trên học
sinh mẫu giáo và tiểu học; sản phẩm đã được Bộ Y tế xác nhận hiệu quả trong
nghiên cứu cải thiện tình trạng dinh dưỡng và vi chất dinh dưỡng của trẻ em.
4. Tổ chức lựa chọn nhà thầu cung
cấp sữa:
Việc tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp
sữa giao Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật và
đảm bảo một số tiêu chí sau:
a) Sản phẩm sữa tươi tiệt trùng trong
đề án phải đảm bảo các điều kiện theo quy định của Bộ Y tế (Quyết định số
5450/QĐ-BYT ngày 28/9/2016 của Bộ Y tế về việc quy định tạm thời đối với sản phẩm
sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp
phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 và Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng - QCVN 5-1:2010/BYT).
b) Cam kết cung ứng sữa theo đúng lộ
trình thực hiện Đề án đến hết năm 2020.
c) Sản phẩm sữa tươi tiệt trùng trong
đề án phải được đăng ký, kê khai giá với cơ quan có thẩm quyền (nếu thuộc
trường hợp phải đăng ký, kê khai giá theo quy định). Giá sản phẩm tại Đề án
phải đảm bảo thấp hơn giá sản phẩm tương đồng bán trên thị trường.
d) Giá 01 hộp sữa không tăng trong suốt
thời gian thực hiện Đề án, nếu giá 01 hộp sữa trên thị trường giảm thì đơn vị
cung cấp sữa sẽ giảm giá cho phù hợp với thực tế.
đ) Phối hợp với cơ sở giáo dục và các
cơ quan liên quan giải quyết ngay các vấn đề phát sinh trong quá trình cho trẻ
uống sữa. Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu xảy ra vấn đề liên quan đến sức
khỏe học sinh được kết luận do uống sữa của đơn vị cung cấp sữa không đảm bảo
chất lượng, an toàn thực phẩm.
e) Hỗ trợ tối thiểu 25% giá sữa cho
trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học.
g) Đảm bảo kinh phí để thực hiện các
nội dung:
+ Thực hiện việc theo dõi, kiểm tra,
kiểm nghiệm, xử lý rác thải và phí hành chính khác (sổ sách, hóa đơn, công
tác kế toán, phần mềm theo dõi phí thuê nhân công bốc vác...).
+ Kinh phí mua trang thiết bị cần thiết
tại kho bảo quản và duy trì kho bảo quản sữa tại các nhà trường đảm bảo an toàn
thực phẩm theo quy định.
+ Thực hiện công tác truyền thông và
tập huấn để đạt được mục tiêu của Đề án.
+ Hỗ trợ kinh phí thực hiện kiểm tra,
giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết và đánh giá hiệu quả của Đề án các cấp.
h) Khuyến khích các doanh nghiệp có
phương án và tổ chức thực hiện sản xuất, chế biến sữa trên địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi.
5. Vận chuyển và bảo quản Sữa học đường
- Vận chuyển sữa bằng các phương tiện
chuyên dụng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo định kỳ 2 tuần 1 lần. Sữa
được vận chuyển tới điểm trường chính (nếu có đường ô tô vào được), các trường
bố trí tiếp nhận và chuyển tới từng điểm trường lẻ (nếu có); trong trường hợp ô
tô không vào được điểm trường chính thì sữa được vận chuyển tới Phòng Giáo dục
và Đào tạo, sau đó doanh nghiệp cung ứng sữa bố trí phương án chuyển sữa đến điểm
trường chính.
- Nhà trường bố trí tiếp nhận, bảo quản
sữa tại nơi sạch sẽ, thoáng mát, an toàn và tối đa không quá 2 tuần cho mỗi đợt.
- Công ty sữa được chọn cung ứng sữa
cho chương trình sữa học đường của tỉnh có trách nhiệm trang bị đầy đủ trang
thiết bị bảo quản sữa tại các điểm Phòng Giáo dục, điểm trường để bảo quản sữa
an toàn đúng quy định; thường xuyên kiểm tra và thay thế kịp thời khi bị hỏng
hóc.
- Nhà trường huy động nhân lực tham
gia bốc vác, vận chuyển sữa từ nơi phương tiện vận chuyển đến nơi bảo quản an
toàn.
- Hỗ trợ kinh phí vận chuyển tại những
điểm ô tô không vào được và kinh phí bốc chuyển sữa (Doanh nghiệp cung ứng sữa
chịu trách nhiệm).
6. Thực hành cho học sinh uống sữa
- Mỗi học sinh mẫu giáo và tiểu học
được uống sữa 03 lần/tuần, trong 35 tuần của năm học, mỗi lần 110 ml và 180 ml,
vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu với thời gian cố định: Đối với trẻ mẫu
giáo và tiểu học bán trú, thời gian uống sữa là từ 14h - 15h; đối với trẻ tiểu
học không bán trú, thời gian uống sữa là giờ ra chơi giữa buổi học. Đảm bảo phần
sữa của trẻ của ngày nào được phát và cho uống ngày ấy. Trường hợp trẻ vắng học
ngày nào, giáo viên chủ nhiệm giữ sữa ngày đó giúp trẻ và phát lại cho trẻ vào
ngày hôm sau (cho trẻ uống ngày hôm sau hoặc mang về nhà uống); không cắt phần
sữa của trẻ vắng học.
- Hiệu trưởng phân công giáo viên chịu
trách nhiệm quản lý, hướng dẫn học sinh uống sữa đảm bảo số lượng, số lần, đúng
giờ và đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình uống, đồng thời theo dõi, ghi
chép kết quả thực hiện của từng ngày để tổng hợp báo cáo. Có thể huy động học
sinh hỗ trợ trong quá trình thực hiện; thông qua hoạt động này giáo dục và rèn
luyện kỹ năng tự phục vụ cho học sinh.
- Sữa sử dụng có quy cách đóng hộp
theo đúng loại 180ml (dành cho học sinh tiểu học) và loại 110ml (dành cho trẻ mẫu
giáo). Giáo viên trước khi phát hộp sữa cho học sinh cần kiểm tra tình trạng hộp
bằng cảm quan (còn nguyên dạng, hạn sử dụng, đảm bảo chất lượng nhà sản xuất...)
7. Phương án xử lý chất thải
- Vỏ hộp được thu gom ngay sau khi sử
dụng để tránh thu hút ruồi, kiến và côn trùng khác gây ô nhiễm môi trường mất vệ
sinh an toàn thực phẩm; xử lý vỏ hộp như các rác thải hữu cơ thông thường.
- Nhà trường có trách nhiệm thu gom,
ký kết hợp đồng với công ty (đơn vị xử lý môi trường) tại địa phương hoặc có
phương án thu gom và xử lý vỏ hộp sữa đúng quy định, không để gây ô nhiễm môi
trường.
- Đối với thùng đựng hộp sữa đã sử dụng,
sau khi được xử lý an toàn vệ sinh, các trường mẫu giáo có thể tận dụng để làm
đồ chơi, làm các mô hình phục vụ công tác dạy và học cho học sinh.
8. Khảo sát thực trạng dinh dưỡng
học sinh mẫu giáo và tiểu học phục vụ đánh giá hiệu quả Chương trình:
- Tất cả trẻ em thuộc đối tượng thụ
hưởng của đề án được khảo sát thể lực thông qua đo chiều cao và cân nặng, kết
quả được lưu và đối chiếu, so sánh với lần sau nhằm đánh giá hiệu quả của sữa học
đường cho từng độ tuổi.
- Nhân viên y tế trường học phối hợp
với các giáo viên để thực hiện việc đo thể lực học sinh một cách nghiêm túc và
đảm bảo tính chính xác. Các trường chưa có nhân viên y tế trường học thì giáo
viên dạy giáo dục thể chất thực hiện. Trạm Y tế xã, thị trấn chịu trách nhiệm
giám sát và hướng dẫn quy trình thực hiện.
- Kết quả khảo sát được tổng hợp báo
cáo cho Trạm Y tế xã, Trung tâm Y tế và Phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo
huyện để tổng hợp, đánh giá.
9. Công tác giám sát, đánh giá và
báo cáo kết quả thực hiện
- Ban Chỉ đạo cấp xã phối hợp với nhà
trường tổ chức giám sát, đánh giá việc triển khai thực hành cho học sinh uống sữa
tại các lớp học.
- Ban Chỉ đạo cấp huyện, xã tổ chức
giám sát định kỳ hàng tháng và đột xuất tại các trường học, lớp học.
- Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức giám
sát hàng quý và đột xuất việc triển khai Chương trình tại các huyện và các trường
học.
- Trường báo cáo kết quả thực hiện
cho Phòng Giáo dục, Phòng Y tế, TTYT huyện 2 tuần/lần; Phòng Giáo dục, Phòng Y
tế huyện tổng hợp, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo (Cơ quan thường trực) và Sở Y
tế hàng tháng vào trước ngày 10 của tháng tiếp theo. Hàng năm, Ban Chỉ đạo cấp
tỉnh báo cáo kết quả cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh.
Phần thứ ba
KINH PHÍ THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH
1. Nhu cầu kinh phí:
Tổng kinh phí để thực hiện chương
trình: 39.616.276.000 đồng.
a) Kinh phí mua sữa: 39.546.276.000 đồng,
trong đó:
- Mua sữa cho trẻ từ đủ 5 tuổi đến
khi vào lớp 1: 4.607.988.000 đồng
|
2019
|
2020
|
Tổng
cộng
|
Tổng số trẻ (em)
|
5.113
|
4.861
|
9.974
|
Tổng số sữa (hộp 110ml)
|
536.865
|
510.405
|
1.047.270
|
(*) Đơn giá (đồng)
|
4.400
|
4.400
|
4.400
|
Thành tiền (đồng)
|
2.362.206.000
|
2.245.782.000
|
4.607.988.000
|
- Mua sữa cho học sinh tiểu học:
34.938.288.000đồng
|
2019
|
2020
|
Tổng
cộng
|
Tổng số học sinh (em)
|
24.139
|
24.085
|
48.224
|
Tổng số sữa (hộp 180ml)
|
2.534.595
|
2.528.925
|
5.063.520
|
(*) Đơn giá (đồng)
|
6.900
|
6.900
|
6.900
|
Thành tiền (đồng)
|
17.488.705.500
|
17.449.582.500
|
34.938.288.000
|
(*) Đơn giá tham khảo theo giá cam kết
của Công ty cổ phần sữa Việt Nam tại Công văn số 4049/CV-CTS.PTĐT/2017 ngày
27/7/2017 về việc thay đổi tỷ lệ hỗ trợ của Công ty sữa trong thực hiện Đề án sữa
học đường tỉnh Quảng Ngãi.
b. Chi phí Hội nghị sơ kết, tổng kết
cấp tỉnh:
Chi Hội nghị sơ kết, tổng kết cấp tỉnh:
Mức chi thực hiện theo Nghị quyết số 46/2017/NQ-HĐND ngày 29/9/2017 của HĐND tỉnh
Quảng Ngãi, Quy định mức chi công tác phí, chi hội nghị áp dụng đối với các cơ
quan, đơn vị của tỉnh Quảng Ngãi, dự kiến khoảng 70.000.000 đồng.
- Hội nghị sơ kết năm 2019: Chi phí
theo thực tế, dự kiến 20.000.000 đ/hội nghị.
- Hội nghị tổng kết chương trình (Năm
2020): Chi phí theo thực tế, dự kiến 50.000.000 đ/hội nghị
2. Nguồn kinh phí thực hiện chương
trình:
Diễn giải
|
Chi
phí mua sữa
|
Chi
Hội nghị sơ kết, tổng kết
|
Cộng
|
Năm
2019
|
19.850.911.500
|
20.000.000
|
19.952.511.500
|
- Kinh phí sự nghiệp giáo dục
|
14.888.183.600
|
20.000.000
|
14.989.783.600
|
- Nhà thầu cung cấp sữa (**)
|
4.962.727.900
|
|
4.962.727.900
|
Năm
2020
|
19.695.364.500
|
50.000.000
|
19.826.964.500
|
- Kinh phí sự nghiệp giáo dục
|
14.771.523.400
|
50.000.000
|
14.903.123.400
|
- Nhà thầu cung cấp sữa (**)
|
4.923.841.100
|
|
4.923.841.100
|
(**) Nhà thầu cung cấp sữa hỗ trợ tối thiểu 25% giá sữa cho trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học
(theo tiêu chí lựa chọn nhà thầu).
Phần thứ tư
QUẢN LÝ ĐIỀU
HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cơ chế quản lý
- Giao Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ
quan chủ trì thực hiện Đề án; có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng
dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động của Đề án.
- Giao UBND các huyện miền núi là đơn
vị phối hợp chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án tại địa phương; có trách nhiệm
chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND các xã, thị trấn, các ngành, đoàn thể
triển khai thực hiện các hoạt động của đề án theo chức năng nhiệm vụ được giao.
- Sở Y tế; Sở Lao động -Thương binh
và Xã hội; các sở, ngành và các hội, đoàn thể liên quan có trách nhiệm chủ động,
tích cực phối hợp triển khai thực hiện đề án; đặc biệt là công tác tuyên truyền,
vận động sự đóng góp của các tổ chức cá nhân; phối hợp tham gia kiểm tra, giám
sát việc triển khai các hoạt động của Đề án tại các địa phương
2. Phân công nhiệm vụ tổ chức thực
hiện
a) Sở Giáo dục và Đào tạo:
- Là cơ quan thường trực của Ban Chỉ
đạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu
UBND tỉnh chỉ đạo triển khai Chương trình;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và
các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh; Quy
chế làm việc của Ban chỉ đạo cấp tỉnh; Tham mưu thành lập Quỹ Sữa học đường -
Vì Tầm vóc Việt tỉnh Quảng Ngãi; Thành lập Ban Quản lý Quỹ Sữa học đường - Vì Tầm
vóc Việt tỉnh Quảng Ngãi do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo làm Trưởng ban; Quy
chế hoạt động của Quỹ Sữa học đường - Vì Tầm vóc Việt tỉnh Quảng Ngãi;
- Cùng với thời điểm xây dựng dự toán
ngân sách hàng năm, xác định nhu cầu kinh phí, tổng hợp chung vào dự toán của
cơ quan mình, gửi Sở Tài chính để trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực
hiện Chương trình hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt để làm cơ sở tổ chức thực
hiện; Xây dựng biểu mẫu thống kê, báo cáo, hướng dẫn Phòng Giáo dục và Đào tạo,
các trường triển khai chương trình báo cáo theo quy định;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và
Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm triển khai tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ
quản lý, giáo viên, y tế trường học tham gia Chương trình;
- Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, Sở
Thông tin và Truyền thông các sở ngành liên quan xây dựng chiến dịch truyền
thông đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều
hình thức, thông qua nhiều kênh truyền thông, nhằm vận động, kêu gọi sự đồng
tình của cộng đồng xã hội, của mỗi gia đình phụ huynh học sinh
- Chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo,
các trường mẫu giáo và tiểu học triển khai thực hiện các hoạt động của Chương
trình:
+ Tổ chức tuyên truyền vận động trực
tiếp tại trường học, tại các cuộc họp phụ huynh học sinh;
+ Tiếp nhận, bảo quản và thực hành
cho học sinh uống sữa;
+ Xử lí chất thải sau uống sữa đảm bảo
vệ sinh môi trường.
+ Thống kê, báo cáo kết quả triển
khai Chương trình theo quy định;
- Tiếp nhận, quản lý, giám sát, hướng
dẫn sử dụng thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
- Tổng hợp, thống kê, báo cáo UBND tỉnh,
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế kết quả triển khai Chương trình theo quy định.
b) Sở Y tế:
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo,
các sở, ban, ngành liên quan tham mưu Ban chỉ đạo cấp tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo
triển khai Chương trình;
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối
hợp giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình từ khâu tiếp nhận, bảo quản
và thực hành cho học sinh uống sữa nhằm đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm;
- Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn (Chi
cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, Trung tâm Kiểm nghiệm, thuốc mỹ phẩm, thực
phẩm, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh) tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
về chất lượng sản phẩm sữa, các điều kiện bảo quản sữa... Hướng dẫn các điểm tiếp
nhận và cấp phát sữa của Chương trình cách kiểm tra giám sát chất lượng sữa, bảo
quản sữa bằng phương pháp thông thường.
- Chỉ đạo các đơn vị trong ngành phối
hợp với ngành giáo dục và Doanh nghiệp cung cấp sản phẩm triển khai tập huấn
nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, giáo viên, y tế trường học, phụ huynh, học
sinh tham gia Chương trình.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo
trong việc cung cấp thông tin, số liệu liên quan để tổng hợp báo cáo theo quy định.
c) Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội:
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo,
Sở Y tế triển khai các hoạt động liên quan thuộc phạm vi Chương trình.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo,
các sở, ngành tham mưu thành lập “Quỹ Sữa học đường - Vì Tầm vóc Việt tỉnh Quảng
Ngãi”; vận động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tài trợ “Quỹ Sữa học đường
- Vì Tầm vóc Việt tỉnh Quảng Ngãi”.
d) Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế hướng dẫn các cơ
quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tuyên truyền về Đề án thực hiện Chương
trình Sữa học đường; thực hiện chiến dịch truyền thông, vận động bằng nhiều
hình thức, thông qua nhiều kênh truyền thông, nhằm vận động, kêu gọi, sự đồng
tình của cộng đồng xã hội, của mỗi gia đình phụ huynh học sinh.
đ) Sở Ngoại vụ: Chủ động tranh thủ các mối quan hệ, hợp tác với các tổ chức, cá nhân
nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức phi chính phủ nước ngoài để kêu gọi sự tài
trợ cho Chương trình sữa học đường và hỗ trợ “Quỹ Sữa học đường - Vì Tầm vóc Việt
tỉnh Quảng Ngãi”.
e) Sở Tài chính:
- Trên cơ sở dự toán do Sở Giáo dục
và Đào tạo lập, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền quyết định giao dự toán từ nguồn
kinh phí sự nghiệp giáo dục để thực hiện.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo,
Sở Y tế, các sở, ngành tham mưu thành lập “Quỹ Sữa học đường - Vì Tầm vóc Việt
tỉnh Quảng Ngãi”; Thành lập Ban Quản lý Quỹ Sữa học đường - Vì Tầm vóc Việt tỉnh
Quảng Ngãi; xây dựng Quy chế hoạt động của Quỹ Sữa học đường - Vì Tầm vóc Việt
tỉnh Quảng Ngãi; phối hợp vận động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân tài
trợ “Quỹ Sữa học đường - Vì Tầm vóc Việt tỉnh Quảng Ngãi”.
g) Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh đảm bảo ngân sách
để triển khai Chương trình; vận động các nguồn tài trợ trong nước và ngoài nước
để đầu tư cho Chương trình.
h) Sở Khoa học và Công nghệ: Có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế trong việc đề xuất nhiệm vụ khoa học
và công nghệ đánh giá hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng, thiếu vi chất
sau khi kết thúc chương trình để làm cơ sở nhân rộng ra phạm vi toàn tỉnh.
i) Các sở, ngành liên quan: Theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tham gia vào các hoạt
động liên quan trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình; Phối hợp với
Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế và các sở, ngành tham mưu thành lập “Quỹ Sữa học
đường - Vì Tầm vóc Việt tỉnh Quảng Ngãi”; tham gia Ban Quản lý Quỹ Sữa học đường
- Vì Tầm vóc Việt tỉnh Quảng Ngãi; tham gia xây dựng Quy chế hoạt động của Quỹ
Sữa học đường - Vì Tầm vóc Việt tỉnh Quảng Ngãi; vận động các doanh nghiệp, các
tổ chức, cá nhân tài trợ “Quỹ Sữa học đường - Vì Tầm vóc Việt tỉnh Quảng Ngãi”.
k. Đề nghị UBMTTQVN tỉnh và các tổ
chức thành viên: Tích cực thực hiện công tác tuyên
truyền, vận động để các phụ huynh nâng cao nhận thức và tự giác tham gia Chương
trình. Phối hợp với Sở y tế, các sở, ngành tham mưu thành lập “Quỹ Sữa học đường
- Vì Tầm vóc Việt tỉnh Quảng Ngãi”; vận động các doanh nghiệp, các tổ chức, cá
nhân tài trợ “Quỹ Sữa học đường - Vì Tầm vóc Việt tỉnh Quảng Ngãi”;
l. Ủy ban nhân dân các huyện miền
núi:
Chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án tại
địa phương; Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng
dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học cấp huyện; chỉ
đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, UBND các xã, thị trấn, các ngành, đoàn thể triển
khai thực hiện các hoạt động của Đề án.
Báo cáo, đề xuất Ban thường vụ huyện ủy
Chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội
tích cực tham gia các hoạt động của Đề án Sữa học đường với quyết tâm cao; đặc
biệt đẩy mạnh chiến dịch truyền thông vận động kêu gọi sự đồng tình của xã hội;
cân đối ngân sách, bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện kế hoạch truyền thông trên
địa bàn.
Tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển
khai thực hiện Chương trình tại địa bàn; Phối hợp với các sở, ngành trong công
tác kiểm tra giám sát việc thực hiện Chương trình tại địa phương./.