ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2035/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày
13 tháng 9 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH
HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THỜI KỲ 2011 - 2020,
ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND số
11/2003/QH11 ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày
28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu
hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày
25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực
hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm
2030;
Thực hiện ý kiến của Bộ Công Thương tại Công
văn số 7979/BCT-XNK ngày 27/8/2012 về việc xây dựng Kế hoạch hàng động thực
hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm
2030;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình
số 79/TTr-SCT ngày 03/9/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này
"Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ
2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Sơn La".
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám
đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; Thủ trưởng các
ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương;
- TT Tỉnh uỷ;
- TT HĐND tỉnh; (Báo cáo)
- TT UBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Lưu VT. KTN, Văn. 50 bản.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Bùi Đức Hải
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
THỰC HIỆN CHIẾN
LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THỜI KỲ 2011 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 2035/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của UBND tỉnh Sơn La)
I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
1. Mục tiêu
- Nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp chủ
yếu và những chương trình, dự án trọng tâm của tỉnh Sơn La để triển khai, tổ
chức thực hiện trong thời gian tới góp phần thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu
hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết
định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Chính phủ.
- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt
40 triệu USD, đến năm 2020 đạt 50 triệu USD, với những mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của giai đoạn 2011 - 2015: Chè, cà phê, quặng niken,
xi măng, tinh bột; giai đoạn 2016 - 2020: ngoài những mặt hàng đã
có, thêm mặt hàng cao su, sản phẩm tre ép.
- Kim ngạch nhập khẩu đến năm 2015
đạt 20 triệu USD, năm 2020 đạt 275 triệu USD, đến
năm 2020 đạt 30 triệu USD, với những mặt hàng nhập khẩu chủ lực giai
đoạn 2013 - 2020: máy móc thiết bị, vật tư làm
bao gói trong sản xuất sữa, nông lâm sản từ thị trường Lào…
2. Nhiệm vụ chủ yếu
2.1. Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế
a) Về sản xuất công nghiệp
- Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch các
ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực phục vụ xuất khẩu phù hợp với quy hoạch rà
soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến
năm 2030.
- Tập trung ưu tiên kêu gọi phát triển các ngành
có tiềm năng lợi thế xuất khẩu của tỉnh như công nghiệp khai thác và chế biến
khoáng sản, công nghiệp chế biến nông lâm sản.
- Xác định sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có tiềm
năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh như: Tinh quặng niken, cà phê, chè, cao su,
xi măng (sang thị trường Lào), các sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ (mây
tre đan, hàng thổ cẩm...).
- Tăng cường đổi mới thiết bị, công nghệ, nghiên
cứu cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm công nghiệp,
có giá trị tăng cao.
- Xây dựng và hỗ trợ triển khai thực hiện các
chương trình, đề án, dự án trọng điểm: Nhà máy luyện niken; nhà máy chế biến tre công nghiệp, cao
su, cà phê, chè, tinh bột...
b) Về sản xuất nông nghiệp
- Tiếp tục rà soát, bổ sung Quy hoạch phát triển
nông nghiệp, lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ các cơ sở sản xuất
hàng xuất khẩu, phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến
năm 2030.
- Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ
lực gắn với công nghiệp chế biến và nhân rộng mô hình sản xuất tập trung như
phát triển cây chè, cao su, cà phê, tre - luồng, mây công nghiệp, bông công
nghiệp..., để tạo nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.
- Đầu tư nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có,
đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao chất lượng, thương hiệu của các sản phẩm
trên địa bàn: chè, cà phê, sản phẩm thủ công truyền thống...
- Nhân rộng mô hình thí điểm Doanh nghiệp - Hợp
tác xã - Hộ nông dân và Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Hộ hông dân, thực hiện “Cung
ứng vật tư nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân” thông
qua hợp đồng liên doanh, liên kết, hợp đồng dài hạn, cung ứng vật tư nguyên
liệu đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
2.2. Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại
- Triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến
thương mại hiệu quả, giới thiệu và vận động doanh nghiệp tham gia các hội trợ
triển lãm thương mại, hội nghị xúc tiến đầu tư…, trong khu vực và quốc tế.
- Tuyên truyền,vận động doanh nghiệp tích cực
tham gia thông qua chương trình thương mại điện tử của Quốc gia và của tỉnh Sơn
La, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội giao thương mở rộng thị trường
tiêu thụ sản phẩm.
- Thiết lập văn phòng đại diện xúc tiến thương
mại, trưng bày giới thiệu sản phẩm xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh tại các tỉnh
Bắc Lào và một số nước trong khu vực.
- Tổ chức tốt các hoạt động khuyến thương, ưu
tiên cho các chương trình dự án hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia xúc tiến
thương mại; tổ chức cho các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia các hội chợ có uy
tín trong nước và nước ngoài theo ngành hàng; xây dựng thương hiệu sản phẩm,
quảng bá sản phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá trên trang Website của Sở
Công Thương Sơn La; trang Website của Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công Thương
và Cổng thương mại điện tử Việt Nam.
2.3. Nghiên cứu ban hành chính sách thu hút đầu
tư, thương mại, tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển hàng xuất khẩu
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính; nghiên
cứu sửa đổi cơ chế một cửa, một cửa liên thông, chính sách thu hút đầu tư;
khuyến khích các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn đầu tư vào Sơn La, ưu tiên các
ngành sản xuất công nghiệp có công nghệ tiên tiến hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi
trường theo hướng tăng chất lượng, hiệu quả sản phẩm và tham gia tích cực vào
chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu bền vững.
- Ban hành cơ chế đặc thù để triển khai các
chương trình, đề án, dự án trọng điểm.
- Nâng cao vai trò của Chi nhánh ngân hàng phát
triển Việt Nam tại Sơn La trong việc cung cấp tín dụng, bảo lãnh tín dụng xuất
khẩu và đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; chính sách tín dụng ưu đãi đối
với hàng hóa xuất khẩu theo quy định của Chính phủ.
- Giải quyết nhanh thủ tục khai báo hải quan,
cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, việc hoàn thế giá trị gia tăng, thuế nhập
khẩu nguyên liệu sau khi sản phẩm đã được xuất khẩu; chính sách giãn, hoãn nộp
thuế theo các quy định hiện hành của nhà nước.
2.4. Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ
phát triển xuất khẩu
- Nâng cấp cửa khẩu Lóng Sập, huyện Mộc Châu từ
cửa khẩu quốc gia thành cửa khẩu quốc tế.
- Xây dựng hoàn thiện 02 cửa khẩu phụ: Nậm Lạnh,
huyện Sốp Cộp và Nà Cài, huyện Yên Châu.
- Quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông
đồng bộ, hợp lý tạo mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương
thức vận tải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
2.5. Đào tạo nguồn nhân lực
- Rà soát bổ sung quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực giai đoạn 2012 - 2020 phù hợp với rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La đến năm 2030.
- Tập trung đào tạo về số lượng và chất lượng
nguồn nhân lực, phục vụ xuất khẩu, bao gồm các kỹ năng: Nghiệp vụ kinh doanh
xuất nhập khẩu, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thị trường, thương mại điện tử…
- Tăng cường phổ biến kiến thức và chính sách,
pháp luật của các nước có liên quan cho doanh nghiệp trong tỉnh để tận dụng các
ưu đãi trong cam kết quốc tế và có biện pháp chủ động phòng tránh các hàng rào
kỹ thuật trong thương mại để phát triển xuất khẩu hiệu quả.
2.6. Kiểm soát nhập khẩu
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước, bố trí
đầy đủ các lực lượng chức năng tại các cửa khẩu đảm bảo sự đồng bộ, nề nếp theo
hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính.
- Tăng cường công tác tuyên truyền thực hiện
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Phổ biến đến các
doanh nghiệp tăng cường sử dụng hành hóa trong nước đã sản xuất được để hạn chế
nhập siêu.
2.7. Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
- Chủ động nắm bắt thời cơ, đầu tư đổi mới công
nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh của hàng hóa
trên thị trường.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh theo hướng sạch
hơn, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo các quy chuẩn
trong nước và quốc tế, đảm bảo uy tín của sản phẩm xuất khẩu.
- Chủ động tìm kiếm, phát triển thị trường, đa
dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu bền vững
hơn.
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý Nhà
nước, phản ánh kịp thời những vấn đề khó khăn, vướng mắc, đề xuất biện pháp
tháo gỡ, nhất là những vấn đề có liên quan đến sản xuất, tiêu thụ để góp phần
thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao hiệu quả xuất khẩu và giảm dần nhập siêu.
II. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Căn cứ vào nội dung, nhiệm vụ được giao, hàng
năm các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng dự toán kinh phí thực
hiện các chương trình, dự án, đề án gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính
thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ngành là cơ quan chủ trì thực hiện
nhiệm vụ (danh mục nhiệm vụ tại phụ lục kèm theo):
Có trách nhiệm phối hợp với các ngành, đơn vị
liên quan xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo kịp thời và hiệu quả, góp
phần thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chiến lược xuất
nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.
2. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các
huyện, thành phố tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Bộ Công Thương
định kỳ hàng năm theo quy định./.
DANH MỤC
KẾ HOẠCH ĐỀ ÁN,
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THỜI KỲ
2011 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
(Kèm theo Quyết định số 2035/QĐ-UBND ngày 13/9/2013 của UBND tỉnh Sơn
La)
TT
|
Nội dung nhiệm vụ
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời gian thực hiện
|
I
|
Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
|
1
|
Xây dựng đề án phát triển các cơ sở, nhà máy chế biến gắn với vùng
nguyên liệu cà phê, chè, cao su, ngô - sắn, bông công nghiệp, mây tre
|
Sở Công Thương
|
Các sở, ban, ngành có liên quan
|
Năm 2014 - 2015
|
2
|
Đề án phát triển các cơ sở khai thác gắn với chế biến sâu một số khoáng
sản trên địa bàn tỉnh Sơn La
|
Sở Công Thương
|
Các sở, ban, ngành có liên quan
|
Năm 2014 - 2015
|
II
|
Phát triển thị trường, xúc tiến thương mại
|
1
|
Đề án phát triển dịch vụ thương mại tỉnh Sơn La
|
Sở Công Thương
|
Các sở, ban, ngành có liên quan
|
Năm 2013 - 2015
|
2
|
Đề án phát triển thương mại điện tử tỉnh Sơn La đến năm 2020
|
Sở Công Thương
|
Các sở, ban, ngành có liên quan
|
Năm 2014 - 2015
|
3
|
Chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư sang các tỉnh Bắc Lào
|
Sở Công Thương
|
Các sở, ban, ngành có liên quan
|
Năm 2014
|
III
|
Chính sách thương mại, tài chính
|
1
|
Cơ chế ưu đãi đối với các cơ sở, dự án sản xuất sản phẩm xuất khẩu trọng
điểm
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Các sở, ban, ngành có liên quan
|
Năm 2014
|
2
|
Chính sách thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
Các sở, ban, ngành có liên quan
|
Năm 2014
|
IV
|
Chính sách đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ phát
triển KTXH và xuất khẩu
|
1
|
Đề án nâng cấp cửa khẩu chính Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
thành cửa khẩu quốc tế
|
Sở Ngoại vụ
|
Các sở, ban, ngành có liên quan
|
Năm 2014 - 2015
|
2
|
Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 của khẩu phụ Nậm Lạnh, Nà Cài
|
Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh
|
Các sở, ban, ngành có liên quan
|
Năm 2014 - 2016
|
V
|
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
|
1
|
Đề án hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu
|
Sở Nội vụ
|
Các sở, ban, ngành có liên quan
|
Năm 2014 - 2016
|