Quyết định 2018/QĐ-UBND năm 2006 về Đề án "Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 - 2010"

Số hiệu 2018/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/10/2006
Ngày có hiệu lực 20/10/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Trương Văn Sáu
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Xây dựng - Đô thị

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2018/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 10 tháng 10 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006-2010

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 62/QĐ-TU, ngày 27 tháng 4 năm 2006 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc kiện toàn Ban Chỉ đạo và các tiểu ban thực hiện 5 chương trình mục tiêu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần VIII, nhiệm kỳ 2005 - 2010;

Xét Tờ trình số 216/SCN, ngày 07/9/2006 của Giám đốc Sở Công nghiệp tỉnh Vĩnh Long,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này Đề án "Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2006 - 2010".

Điều 2. Giám đốc Sở Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo và các ngành có liên quan, các cấp chính quyền địa phương tổ chức thực hiện Đề án này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công nghiệp, các thành viên Ban Chỉ đạo, Thủ trưởng các Sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và được đăng Công báo tỉnh./.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trương Văn Sáu

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH VĨNH LONG, GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2018/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 10 năm 2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

Phần I

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN (2001 - 2005)

Công nghiệp Vĩnh Long nếu xét trình độ sản xuất được chia làm 2 ngành: Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (TTCN). Trong đó ngành TTCN chiếm 60% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp tỉnh, xét về cơ cấu kinh tế chưa phải là ngành kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, nhưng rất đa dạng bao gồm nhiều ngành như cơ khí, kỹ thuật điện, điện tử, gia công kim loại, hóa chất, vật liệu xây dựng, gốm mỹ nghệ, chế biến lương thực, thực phẩm, dệt, da, may... được hình thành và phát triển dựa trên nguồn nguyên liệu và lao động địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh như ngành chế biến lương thực - thực phẩm, chế biến thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất gốm mỹ nghệ, hóa chất và dược liệu, thuốc lá, may mặc, giày da… Trong thời gian qua 5 năm (2001 - 2005), ngành TTCN đã đạt được kết quả như sau:

1. Qui mô, nhịp độ phát triển và tỷ trọng TTCN trong cơ cấu ngành CN của tỉnh Vĩnh Long:

Trong giai đoạn 2001 - 2005, giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Vĩnh Long tăng trưởng bình quân 17,23%/năm. Năm 2001 đạt 1.021,995 tỷ đồng (giá cố định năm 1994) đến năm 2005 đạt 2.021,555 tỷ đồng; qui mô của ngành đã tăng lên gấp 2 lần.

Trong giá trị trên, giá trị sản xuất TTCN cho năm 2005 là 1.319,922 tỷ đồng chiếm 65,29% giá trị sản xuất toàn ngành, so năm 2000 tăng 2,35 lần. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 18,70%/năm so với tốc độ phát triển bình quân toàn ngành (17,23%) cao hơn chút ít (1,47%) chứng tỏ ngành TTCN phát triển tương ứng với tốc độ phát triển toàn ngành nhưng do có điểm xuất phát thấp, qui mô nhỏ nên chưa tạo sự phát triển đột phá nhanh, ổn định trong cơ chế kinh tế thị trường.

Sản phẩm ngành nghề TTCN theo thống kê chưa đầy đủ có đến 48 loại sản phẩm chiếm tỷ trọng cao là xay xát lúa gạo, các sản phẩm chế biến từ gạo, nước tương, nước mắm, nem chả, cưa xẻ gỗ, máy móc dân dụng, đóng ghe tàu, gốm gạch, chiếu thảm xuất khẩu.

Các sản phẩm từ ngành nghề TTCN đa số tiêu thụ nội địa, các ngành nghề truyền thống như mặt hàng đan đát từ mây tre, trúc, lá dừa, đồ gỗ dân dụng, nem chả, bán bánh tàu hủ, nước tương, nước chấm ít bị tác động của hàng hoá công nghiệp từ các đô thị đổ về. Trong quá trình sản xuất, để thích ứng các cơ sở thường xuyên thay đổi mẫu mã, thu hẹp hoặc mở rộng tuỳ sức mua trên thị trường nên sản phẩm tiêu thụ tốt. Tuy nhiên do quá trình hội nhập một số sản phẩm chủ lực của ngành: Gạch ngói, nấm rơm muối, gốm mỹ nghệ, chiếu thảm xuất khẩu chịu nhiều sức ép của kinh tế thị trường nhưng qui mô sản xuất vẫn phát triển do có sự cạnh tranh về giá, chất lượng sản phẩm ngày càng được cải thiện theo đòi hỏi cao nhiều hơn của khách hàng.

2. Về số lượng cơ sở sản xuất:

Năm 2001 có 5.896 cơ sở, đến năm 2005 có 7.176 cơ sở sản xuất công nghiệp, tăng 1.280 cơ sở, thu hút thêm 12.574 lao động, tính đến cuối năm 2005 đã có 49.736 lao động làm việc trong ngành TTCN. Trong tổng số cơ sở sản xuất TTCN khu vực kinh tế cá thể có 6.921 cơ sở, chiếm 96,44%; khu vực tư nhân và hỗn hợp 249 cơ sở chiếm 3,46%.

Số cơ sở sản xuất được phân bố như sau:

- Thị xã Vĩnh Long: 1.453 cơ sở, khu vực cá thể 1.401 cơ sở.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ