Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 21/2006/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bạc Liêu giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu ban hành

Số hiệu 21/2006/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/09/2006
Ngày có hiệu lực 24/09/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bạc Liêu
Người ký Phạm Hoàng Bê
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------

Số: 21/2006/QĐ-UBND

Bạc Liêu, ngày 14 tháng 9 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN ĐẾN 2010 VÀ TẦM NHÌN 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Thông tư 05/2003/TT-BKH ngày 22/07/2003 của Bộ Kế hoạch & Đầu tư hướng dẫn về nội dung, trình tư lập, thẩm định và quản lý các dự án quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội – lãnh thổ;
Căn cứ Quyết định số 40/2005/QĐ-BCN ngày 23/12/2005 của Bộ Công nghiệp về việc ban hành Quy định tạm thời về quy hoạch phát triển công nghiệp;
Qua xem xét tờ trình số 206/SCN-KH ngày 09/05/2006 của Sở Công nghiệp và nội dung báo cáo kết quả thẩm định số 37/BC-TĐ ngày 09/8/2006 của Sở Kế hoạch & Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) tỉnh Bạc Liêu giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020”, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Định hướng phát triển:

- Tiếp tục phát huy có hiệu quả những lợi thế và tiềm năng sẵn có của tỉnh đồng thời đảm bảo tính ổn định và bền vững của phát triển. Tiếp tục triển khai và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt là khu vực nông thôn, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu xã hội, chú trọng tới các vùng có đông đồng bào dân tộc, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội.

-Phát triển kinh tế xã hội phù hợp với quy hoạch tổng thể ĐBSCL và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, bảo đảm mối quan hệ hài hoà giữa phát triển kinh tế và xã hội, giữa phát triển kinh tế và cải thiện môi trường sinh thái.

- Khai thác tiềm năng huy động các nguồn lực đầu tư theo mục tiêu của từng thời kỳ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH). Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá một cách toàn diện trên cơ sở thâm canh, áp dụng tiến bộ kỹ thuật gắn với đầu tư đổi mới nông thôn. Đẩy mạnh tốc độ phát triển công nghiệp và dịch vụ để các ngành này sớm có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hệ thống đô thị nhất là thị xã Bạc Liêu để tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội

- Phát triển các lĩnh vực văn hóa – xã hội, nâng cao mức sống và trình độ dân trí, đảm bảo nguồn nhân lực cho yêu cầu CNH-HĐH. Xây dựng đời sống xã hội ngày càng văn minh, bảo đảm cho người dân được cung ứng các dịch vụ và phúc lợi xã hội, nhất là vùng sâu, vùng xa, các gia đình thuộc diện chính sách.

2. Mục tiêu đầu tư:

Duy trì tốc độ tăng trưởng cao và cơ cấu được điều chỉnh hợp lý hơn theo hướng nhanh chóng hình thành các ngành CN – TTCN mũi nhọn trên cơ sở lợi thế về nguyên liệu và thị trường, với quy mô vừa và nhỏ nhưng thiết bị và công nghệ tiên tiến, hiện đại; đẩy mạnh – chuẩn bị thực hiện đầu tư các dự án khu, cụm công nghiệp kết hợp với phát triển các làng nghề truyền thống. Nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, hình thành một cơ cấu công nghiệp tiên tiến chuẩn bị cho giai đoạn phát triển cao hơn về chất sau năm 2010. Tạo những tiền đề cho phát triển bền vững về kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, đẩy mạnh các quan hệ hợp tác với các địa bàn lân cận, xây dựng Bạc Liêu thành một cực phát triển ở ĐBSCL với hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, mạng lưới giao thông đối nội và đối ngoại phát triển, tạo điều kiện phát huy tốt các nguồn lực bên trong và bên ngoài. Phấn đấu cơ cấu ngành chiếm: 20 – 26% trong GDP.

3. Hình thức quản lý: Sở Công nghiệp trực tiếp quản lý thực hiện quy hoạch theo đúng quy định hiện hành.

4. Vị trí Quy hoạch: Toàn tỉnh Bạc Liêu.

5. Thời gian thực hiện quy hoạch: Từ năm 2006 đến năm 2010 và tầm nhìn năm 2020.

6. Quy mô Quy hoạch:

a) Hệ thống các sản phẩm chủ yếu và sản phẩm mũi nhọn:

*Thời kỳ 2006 – 2010:

Các sản phẩm chủ yếu của ngành CN-TTCN tỉnh Bạc Liêu bao gồm:

- Tôm, cá đông lạnh xuất khẩu

- Xay xát gạo xuất khẩu và tiêu thụ nội địa

- Thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, tôm, cá ...

- Điện, Nước sạch

- Sản phẩm may mặc xuất khẩu

- Sản xuất bao bì, ngư lưới cụ

- Đóng, sửa tàu thuyền

- Bia, rượu, nước giải khát

[...]