Quyết định 20/2008/QĐ-BCT về Quy chế kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Số hiệu | 20/2008/QĐ-BCT |
Ngày ban hành | 31/07/2008 |
Ngày có hiệu lực | 29/08/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Bộ Công thương |
Người ký | Vũ Huy Hoàng |
Lĩnh vực | Thương mại |
BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2008/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số
189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức,
nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý thị trường;
Căn cứ Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của
Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý thị trường;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Công Thương và Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20 /2008/QĐ-BCT ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Quy chế này quy định về kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường, bao gồm:
a) Kiểm tra của Cục Quản lý thị trường đối với cơ quan, công chức Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với cơ quan, công chức Quản lý thị trường thuộc địa phương.
2. Quy chế này không điều chỉnh đối với:
a) Việc kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nắm tình hình thị trường, việc tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác quản lý thị trường tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp;
b) Hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, điều tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt động của cơ quan Quản lý thị trường các cấp;
c) Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý và sử dụng tài chính, tài sản tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp;
d) Hoạt động thanh tra, kiểm tra theo chế độ thủ trưởng của Giám đốc Sở Công Thương đối với lực lượng Quản lý thị trường địa phương và các hoạt động kiểm tra khác theo chế độ thủ trưởng của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đối với Đội Quản lý thị trường trực thuộc Chi cục.
Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, công chức lực lượng Quản lý thị trường ở trung ương, địa phương và Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2008/QĐ-BCT |
Hà Nội, ngày 31 tháng 7 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số
189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức,
nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý thị trường;
Căn cứ Nghị định số 27/2008/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của
Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của quản lý thị trường;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý thị trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Công Thương và Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
BỘ
TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20 /2008/QĐ-BCT ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Quy chế này quy định về kiểm tra nội bộ việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường, bao gồm:
a) Kiểm tra của Cục Quản lý thị trường đối với cơ quan, công chức Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với cơ quan, công chức Quản lý thị trường thuộc địa phương.
2. Quy chế này không điều chỉnh đối với:
a) Việc kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để nắm tình hình thị trường, việc tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác quản lý thị trường tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp;
b) Hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm tra, điều tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt động của cơ quan Quản lý thị trường các cấp;
c) Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý và sử dụng tài chính, tài sản tại cơ quan Quản lý thị trường các cấp;
d) Hoạt động thanh tra, kiểm tra theo chế độ thủ trưởng của Giám đốc Sở Công Thương đối với lực lượng Quản lý thị trường địa phương và các hoạt động kiểm tra khác theo chế độ thủ trưởng của Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đối với Đội Quản lý thị trường trực thuộc Chi cục.
Quy chế này áp dụng đối với cơ quan, công chức lực lượng Quản lý thị trường ở trung ương, địa phương và Giám đốc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
1. Kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường là trách nhiệm, công việc thường xuyên của thủ trưởng cơ quan Quản lý thị truờng các cấp nhằm đảm bảo việc thi hành nghiêm chỉnh các các quy định của pháp luật về kiểm tra kiểm soát thị trường và xử lý vi phạm hành chính; đồng thời phát hiện biểu dương kịp thời những nhân tố tích cực, chấn chỉnh ngay các sai sót, yếu kém và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật nếu có.
2. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức; đề cao trách nhiệm của cơ quan, cán bộ, công chức Quản lý thị trường khi thực thi nhiệm vụ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính.
3. Thông qua việc kiểm tra kiến nghị các biện pháp cần thiết để sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật về tổ chức và hoạt động của lực lượng Quản lý thị trường, về kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính; có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức Quản lý thị trường đáp ứng nhiệm vụ được giao.
1. Việc kiểm tra phải do người có thẩm quyền kiểm tra tiến hành theo đúng quy định của Quy chế này, bảo đảm chính xác, khách quan, công khai, trung thực, dân chủ, kịp thời.
2. Các hành vi vi phạm pháp luật phát hiện được trong quá trình kiểm tra phải đình chỉ ngay và thực hiện các biện pháp sửa chữa, khắc phục vi phạm. Cán bộ, công chức Quản lý thị trường có hành vi vi phạm pháp luật phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm lợi dụng việc kiểm tra làm cản trở, gây khó khăn cho hoạt động của đơn vị, cá nhân được kiểm tra.
1. Kiểm tra việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn theo chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc theo sự chỉ đạo của thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền.
2. Kiểm tra việc thực hiện quy chế công tác của công chức Quản lý thị trường; việc sử dụng thẻ kiểm tra thị trường, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, cờ hiệu của Quản lý thị trường và các công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
3. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính; về quản lý, sử dụng ấn chỉ và thiết lập hồ sơ vụ việc xử lý vi phạm hành chính.
4. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính.
1. Kiểm tra định kỳ theo chương trình, kế hoạch kiểm tra đã được thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường các cấp phê duyệt hoặc ban hành.
2. Kiểm tra đột xuất khi phát hiện đơn vị, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật; theo nội dung của đơn thư khiếu nại, tố cáo; theo phản ánh kiến nghị của cơ quan thông tin đại chúng và do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền giao.
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ KẾT QUẢ KIỂM TRA
1. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có thẩm quyền quyết định việc kiểm tra đối với cơ quan, công chức Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền quyết định việc kiểm tra đối với Đội Quản lý thị trường và công chức Quản lý thị trường thuộc quyền quản lý.
1. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể của vụ việc kiểm tra, những người có thẩm quyền kiểm tra quy định tại Điều 7 Quy chế này (sau đây gọi tắt là thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra) quyết định cụ thể chương trình, kế hoạch, nội dung, thành phần, thời gian và tổ chức tiến hành kiểm tra.
2. Khi tiến hành kiểm tra, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phải thành lập Đoàn kiểm tra hoặc Tổ kiểm tra (sau đây gọi tắt là Đoàn kiểm tra). Mỗi Đoàn kiểm tra phải có từ ba người trở lên, trong đó có một người làm Trưởng đoàn do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra quyết định.
3. Cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Là người đang được phân công phụ trách hoặc theo dõi công việc liên quan đến việc kiểm tra;
b) Có phẩm chất đạo đức; nắm vững chính sách, pháp luật và nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến nội dung kiểm tra;
c) Không trong thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang thẩm tra, xác minh làm rõ.
4. Ngoài cán bộ, công chức của cơ quan Quản lý thị trường, tuỳ theo yêu cầu của từng vụ việc kiểm tra, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra có thể mời các cơ quan khác có liên quan của Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương tham gia Đoàn kiểm tra khi cần thiết.
5. Trưởng đoàn kiểm tra là người tổ chức, điều hành, phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra được giao; thực hiện các quyền hạn và trách nhiệm của Đoàn kiểm tra quy định tại Điều 15 của Quy chế này; chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về hoạt động kiểm tra và các hành vi vi phạm pháp luật của các thành viên trong Đoàn kiểm tra trong khi thi hành nhiệm vụ kiểm tra.
6. Thành viên Đoàn kiểm tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn kiểm tra; kiến nghị Trưởng đoàn kiểm tra thực hiện các biện pháp thuộc thẩm quyền của Đoàn kiểm tra; báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với Trưởng đoàn kiểm tra và chịu trách nhiệm về sự chính xác, trung thực, khách quan của nội dung báo cáo, kiến nghị.
Điều 9. Trình tự, thủ tục kiểm tra
1. Hoạt động kiểm tra chỉ được tiến hành khi có quyết định kiểm tra của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
2. Việc ra quyết định kiểm tra phải có một trong các căn cứ sau đây:
a) Chương trình, kế hoạch kiểm tra đã được thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phê duyệt - đối với kiểm tra định kỳ;
b) Có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc có khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của cơ quan thông tin đại chúng và do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên có thẩm quyền giao - đối với kiểm tra đột xuất.
3. Nội dung quyết định kiểm tra phải ghi rõ căn cứ kiểm tra, đối tượng, nội dung, phạm vi, nhiệm vụ kiểm tra, thời gian tiến hành kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra và các thành viên Đoàn kiểm tra.
4. Quyết định kiểm tra phải gửi cho đơn vị, cá nhân được kiểm tra và các cơ quan có liên quan khác để biết phối hợp chậm nhất là ba ngày kể từ ngày ký. Trường hợp kiểm tra đột xuất thì không nhất thiết phải gửi trước quyết định kiểm tra.
5. Trừ trường hợp khẩn cấp, chậm nhất sau mười ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định kiểm tra và sau ba ngày làm việc kể từ ngày đối tượng kiểm tra nhận được quyết định kiểm tra, Đoàn kiểm tra phải tiến hành việc kiểm tra theo quyết định. Trước khi tiến hành kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải tổ chức công bố quyết định kiểm tra với thủ trưởng đơn vị, cá nhân được kiểm tra, nêu rõ mục đích, nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn kiểm tra, thời gian kiểm tra, quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị, cá nhân được kiểm tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn kiểm tra với đơn vị, cá nhân được kiểm tra và lập biên bản công bố quyết định kiểm tra.
6. Trường hợp tiến hành kiểm tra bằng biện pháp nghiệp vụ trinh sát, tiếp cận theo dõi, thu thập tài liệu, chứng cứ, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật thì quyết định kiểm tra không phải gửi hoặc công bố với thủ trưởng đơn vị, cá nhân được kiểm tra.
7. Khi kết thúc kiểm tra tại đơn vị được kiểm tra, Đoàn Kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra. Biên bản kiểm tra phải có các nội dung: thời gian, địa điểm lập biên bản kiểm tra; căn cứ tiến hành kiểm tra; thời gian đã tiến hành kiểm tra; tên các thành viên Đoàn kiểm tra; nội dung kết qủa kiểm tra; các biện pháp áp dụng theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền áp dụng; nhận xét đánh giá của Đoàn kiểm tra; ý kiến của cá nhân hoặc thủ trưởng đơn vị được kiểm tra; ý kiến khác nhau nếu có; chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra và của cá nhân hoặc thủ trưởng đơn vị được kiểm tra.
Điều 10. Số lượng cuộc kiểm tra và thời gian kiểm tra
1. Số lượng cuộc kiểm tra như sau:
a) Kiểm tra định kỳ theo chương trình, kế hoạch quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế này của Cục Quản lý thị trường đối với cơ quan, công chức Quản lý thị trường địa phương không quá một lần trong năm về cùng một nội dung, của Chi cục Quản lý thị trường đối với Đội Quản lý thị trường và công chức thuộc quyền quản lý không quá hai lần trong năm về cùng một nội dung;
b) Kiểm tra đột xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế này không giới hạn số lượng cuộc kiểm tra.
2. Thời gian thực hiện mỗi cuộc kiểm tra như sau:
a) Kiểm tra của Cục Quản lý thị trường: mỗi cuộc kiểm tra không quá mười lăm ngày làm việc, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi ngày làm việc;
b) Kiểm tra của Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố: mỗi cuộc kiểm tra không quá mười ngày làm việc. ở miền núi, nơi nào đi lại khó khăn thì thời gian kiểm tra có thể kéo dài, nhưng không quá hai mươi ngày làm việc;
c) Trường hợp kiểm tra bổ sung, phúc kiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Quy chế này: không quá 20 ngày làm việc;
d) Thời gian thực hiện mỗi cuộc kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra đến khi kết thúc việc kiểm tra tại đơn vị được kiểm tra;
đ) Việc kéo dài thời gian kiểm tra quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này do thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản.
Điều 11. Báo cáo kết quả kiểm tra
1. Chậm nhất sau năm ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo kết quả kiểm tra bằng văn bản với thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định kiểm tra.
2. Báo cáo kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra phải có các nội dung: nhận xét, đánh giá cụ thể về từng nội dung kiểm tra; xác định tính chất mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cá nhân, đơn vị có vi phạm nếu có; ý kiến khác nhau giữa các thành viên Đoàn kiểm tra hoặc cá nhân, đơn vị nơi được kiểm tra nếu có; các biện pháp đã áp dụng theo thẩm quyền; kiến nghị đề xuất các biện pháp xử lý.
1. Chậm nhất sau mười lăm ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra phải ra kết luận kiểm tra.
2. Kết luận kiểm tra phải có các nội dung sau đây:
a) Đánh giá việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ của đơn vị, cá nhân được kiểm tra theo nội dung kiểm tra;
b) Kết luận về nội dung kiểm tra theo quyết định kiểm tra;
c) Xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm nếu có;
d) Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử lý.
3. Nếu vấn đề nào chưa rõ, chưa đủ căn cứ kết luận thì thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra yêu cầu Trưởng đoàn kiểm tra hoặc đơn vị, cá nhân được kiểm tra báo cáo, giải trình hoặc quyết định tiếp tục kiểm tra bổ sung, phúc kiểm để làm rõ, đảm bảo việc ra kết luận kiểm tra có căn cứ, khách quan và chính xác.
4. Trước khi có kết luận chính thức, nếu xét thấy cần thiết thì thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra có thể gửi dự thảo kết luận kiểm tra cho đơn vị, cá nhân được kiểm tra. Thủ trưởng đơn vị, cá nhân được kiểm tra có quyền giải trình về những vấn đề chưa nhất trí với nội dung dự thảo kết luận kiểm tra bằng văn bản kèm theo các chứng cứ chứng minh cho ý kiến giải trình của mình trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận được dự thảo kết luận kiểm tra. Quá thời hạn nói trên, nếu thủ trưởng đơn vị, cá nhân được kiểm tra không có ý kiến chính thức bằng văn bản thì coi như đồng ý với dự thảo kết luận kiểm tra.
5. Kết luận kiểm tra phải gửi cho đơn vị, cá nhân được kiểm tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp của đơn vị, cá nhân được kiểm tra và thủ trưởng cấp trên của người đã ra quyết định kiểm tra. Trường hợp cần thiết thì thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra ký văn bản kết luận kiểm tra có thể uỷ quyền cho Trưởng đoàn kiểm tra trực tiếp đến đơn vị được kiểm tra để công bố kết luận kiểm tra và lập biên bản về việc công bố kết luận kiểm tra.
Điều 13. Thực hiện kết luận kiểm tra
1. Khi nhận được văn bản kết luận kiểm tra, thủ trưởng đơn vị, cá nhân được kiểm tra có trách nhiệm thực hiện ngay các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục vi phạm; tiến hành xem xét xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật nếu có; báo cáo kết quả thực hiện với thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên trực tiếp và thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra đã ra kết luận kiểm tra.
2. Việc đình chỉ, huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung, thay thế quyết định hành chính không đúng pháp luật phát hiện được trong quá trình kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính được xử lý tuỳ theo từng trường hợp cụ thể và tình trạng pháp lý của các quyết định hành chính không đúng pháp luật đó.
1. Các cuộc kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị trường theo Quy chế này đều phải lập hồ sơ.
2. Hồ sơ cuộc kiểm tra gồm có:
a) Quyết định kiểm tra của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra;
b) Các biên bản, văn bản, tài liệu do Đoàn kiểm tra lập hoặc thu thập được trong quá trình tiến hành kiểm tra;
c) Báo cáo, giải trình của đơn vị, cá nhân được kiểm tra;
d) Báo cáo kết quả kiểm tra và kết luận kiểm tra;
đ) Các tài liệu khác có liên quan đến cuộc kiểm tra.
3. Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm lập hồ sơ cuộc kiểm tra và bàn giao cho cơ quan đã ra quyết định kiểm tra; việc quản lý, lưu trữ, sử dụng hồ sơ các cuộc kiểm tra thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
QUYỀN HẠN, TRÁCH NHIỆM CỦA CỦA ĐOÀN KIỂM TRA VÀ CỦA ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN ĐƯỢC KIỂM TRA
Điều 15. Quyền hạn, trách nhiệm của Đoàn kiểm tra
1. Đoàn kiểm tra có quyền:
a) Yêu cầu đơn vị, cá nhân được kiểm tra bố trí cán bộ làm việc với Đoàn kiểm tra; báo cáo, cung cấp hồ sơ vụ việc kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và các tài liệu khác có liên quan đến nội dung kiểm tra;
b) Làm việc với từng bộ phận, cá nhân có liên quan trong đơn vị được kiểm tra hoặc các tổ chức, cá nhân khác có liên quan để thu thập tài liệu, chứng cứ phục vụ yêu cầu kiểm tra;
c) Trực tiếp kiểm tra hiện trường, kho tang vật, hiện vật có liên quan đến nội dung kiểm tra; tiến hành kiểm kê kho tang vật, hiện vật nếu phát hiện giữa sổ sách, chứng từ với thực tế có sự chênh lệch bất hợp lý hoặc có dấu hiệu hành vi chiếm dụng, chiếm đoạt tài sản;
d) Niêm phong tài liệu, tang vật, hiện vật có liên quan đến việc kiểm tra trong trường hợp xét thấy cần bảo đảm nguyên trạng phục vụ việc kiểm tra;
đ) Yêu cầu đình chỉ ngay các hành vi vi phạm pháp luật và kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ thi hành các quyết định hành chính trái pháp luật nếu xét thấy các hành vi và quyết định đó đang hoặc sẽ gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
e) Kiến nghị người có thẩm quyền tạm thời thu hồi hoặc thu hồi thẻ kiểm tra thị trường của cán bộ, công chức Quản lý thị trường có hành vi vi phạm pháp luật;
g) Kiến nghị các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục, sửa chữa và xử lý vi phạm phát hiện được trong quá trình kiểm tra.
2. Đoàn kiểm tra có trách nhiệm:
a) Công bố quyết định kiểm tra của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra theo quy định của Quy chế này;
b) Thực hiện kiểm tra đúng đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời hạn kiểm tra ghi trong quyết định kiểm tra;
c) Thực hiện đúng trình tự, thủ tục kiểm tra, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của Quy chế này;
d) Có thái độ khách quan, trung thực khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra;
đ) Nghiêm cấm việc lợi dụng kiểm tra để mưu lợi cá nhân, tập thể hoặc gây mất đoàn kết nội bộ tại đơn vị được kiểm tra;
e) Không được gây phiền hà, sách nhiễu, yêu cầu vật chất, nhận quà dưới mọi hình thức của đơn vị, cá nhân được kiểm tra;
g) Báo cáo kịp thời, đúng sự thật tình hình, kết quả kiểm tra với thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra theo quy định.
Điều 16. Quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị, cá nhân được kiểm tra
1. Đơn vị, cá nhân được kiểm tra có quyền:
a) Từ chối việc kiểm tra nếu việc kiểm tra đó không được thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra quyết định bằng văn bản hoặc việc kiểm tra không được tiến hành đúng thủ tục, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ, thời gian ghi trong quyết định kiểm tra và quy định về số lần kiểm tra;
b) Báo cáo, giải trình khó khăn, vướng mắc từ thực tế hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của đơn vị; xuất trình các tài liệu, chứng cứ cần thiết bảo vệ cho quan điểm và việc làm của mình để Đoàn kiểm tra xem xét;
c) Khiếu nại quyết định kiểm tra, kết luận kiểm tra, việc áp dụng các biện pháp quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều 15 của Quy chế này khi có căn cứ cho rằng các quyết định, kết luận hoặc biện pháp đó là không có căn cứ và trái pháp luật;
d) Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của Trưởng đoàn kiểm tra hoặc của thành viên Đoàn kiểm tra trong khi thi hành nhiệm vụ kiểm tra;
đ) Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Đơn vị, cá nhân được kiểm tra có trách nhiệm:
a) Chấp hành quyết định kiểm tra của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra; bố trí cán bộ có thẩm quyền làm việc với Đoàn kiểm tra theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra;
b) Báo cáo, cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra (trừ các tài liệu thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành hoặc tài liệu không liên quan đến việc kiểm tra); chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu cung cấp;
c) Không được lôi kéo, mua chuộc, hối lộ cán bộ, công chức đang thi hành nhiệm vụ kiểm tra hoặc gây khó khăn cản trở việc kiểm tra;
d) Thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của Đoàn kiểm tra, văn bản kết luận kiểm tra của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Nếu có khiếu nại thì trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại đơn vị, cá nhân được kiểm tra vẫn phải thực hiện kết luận kiểm tra của thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền kiểm tra.
1. Cơ quan, công chức Quản lý thị trường có thành tích xuất sắc trong công tác kiểm tra theo Quy chế này được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
2. Các hình thức khen thưởng cá nhân, tập thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
1. Công chức Quản lý thị trường có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý thu hồi có thời hạn hoặc không có thời hạn thẻ kiểm tra thị trường được cấp và xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Thủ trưởng cơ quan, cá nhân được kiểm tra không chấp hành quyết định kiểm tra, có hành vi gây khó khăn cản trở cho việc kiểm tra, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng kết luận kiểm tra thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra theo quy chế này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chức trách được giao, vi phạm các quy định tại Quy chế này hoặc có hành vi tiêu cực khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Trách nhiệm thực hiện
1. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra theo quy định của Quy chế này;
b) Thông báo chương trình, kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra theo Quy chế này với Giám đốc Sở Công Thương và Chi cục Quản lý thị trường nơi được kiểm tra;
c) Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Bộ trưởng tình hình, kết quả công tác kiểm tra của Cục theo Quy chế này;
d) Đề xuất với Bộ trưởng các biện pháp thi hành hoặc sửa đổi, bổ sung Quy chế này khi cần thiết.
2. Giám đốc Sở Công Thương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này đối với lực lượng Quản lý thị trường thuộc địa phương;
b) Phối hợp với Cục Quản lý thị trường cùng kiểm tra khi cần thiết;
c) Tiến hành xem xét xử lý kỷ luật theo thẩm quyền và pháp luật quy định đối với công chức Quản lý thị trường có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính;
d) Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Bộ trưởng Bộ Công Thương tình hình, kết quả công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường địa phương; các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục và xử lý vi phạm; các kiến nghị cần thiết để pháp luật kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính được thi hành nghiêm chỉnh.
3. Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường có trách nhiệm:
a) Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra theo quy định của Quy chế này;
b) Phối hợp với Cục Quản lý thị trường cùng kiểm tra khi cần thiết;
c) Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình, kết quả thực hiện công tác kiểm tra với Cục Quản lý thị trường và Giám đốc Sở Công Thương theo quy định;
d) Thực hiện các biện pháp chấn chỉnh, ngăn chặn, khắc phục những sai sót, yếu kém phát hiện được trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính của đơn vị;
đ) Tiến hành xem xét xử lý kỷ luật theo thẩm quyền và pháp luật quy định đối với công chức Quản lý thị trường có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính.
1. Quy chế này được quán triệt, phổ biến đến từng cơ quan, cán bộ, công chức lực lượng Quản lý thị trường ở trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để thực hiện.
2. Quy chế này được xem xét sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong quá trình thực hiện./.