Quyết định 198a/1998/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung Mục I, Chương II Quy chế làm việc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 69/NH-QĐ ngày 18 tháng 8 năm 1990 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam
Số hiệu | 198a/1998/QĐ-NHNN |
Ngày ban hành | 30/05/1998 |
Ngày có hiệu lực | 30/05/1998 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký | *** |
Lĩnh vực | Tiền tệ - Ngân hàng,Bộ máy hành chính |
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 198a/1998/QĐ-NHNN |
Hà nội, ngày 30 tháng 5 năm 1998 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, NGÀY 18-8-1990 CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU KHOẢN CỦA QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦATHỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC BAN HÀNH KÈM THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 69/NH-QĐ NGÀY 18-8-1990 CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ngày 23/5/1990;
Căn cứ Nghị định 15/CP ngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 - Để phù hợp với công tác kiêm nhiệm của Thống đốc, nay sửa đổi, bổ sung Mục I, Chương II Quy chế làm việc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 69/NH-QĐ ngày 18 tháng 8 năm 1990 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam như sau:
1/ Bổ sung Điều 4a như sau: Ngoài những hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ chung và chương trình, kế hoạch công tác đã được duyệt, hàng tuần Thống đốc dành chiều thứ hai họp giao ban Ban lãnh đạo để giải quyết những công việc cần bàn bạc tập thể hoặc để trực tiếp trao đổi, chỉ đạo, điều hành với các thành viên trong Ban lãnh đạo; dành chiều thứ năm làm việc tại Hội sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để xử lý công việc thuộc chức năng, quyền hạn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngoài thời gian làm việc tại Hội sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, khi cần thiết, Thống đốc triệu tập các Phó Thống đốc và/hoặc cán bộ lãnh đạo các Vụ, Cục đến làm việc trực tiếp tại Văn phòng Phó Thủ tướng; sử dụng các văn bản, các phương tiện liên lạc hoặc thông qua Phó Thống đốc Thường trực và các Phó Thống đốc khác để chỉ đạo, điều hành công việc chung của ngành.
2/ Sửa đổi điều 5 như sau: Thống đốc phân công các Phó Thống đốc giúp việc Thống đốc chỉ đạo từng lĩnh vực (khối) công việc của ngành, được sử dụng quyền hạn của Thống đốc để giải quyết những công việc thuộc lĩnh vực được phân công và chịu trách nhiệm trước Thống đốc, trừ những việc do Thống đốc trực tiếp giải quyết.
Trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm được giao, các Phó Thống đốc chủ động giải quyết công việc thuộc phạm vi, quyền hạn và trách nhiệm của mình. Nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực do Phó Thống đốc khác phụ trách thì chủ động phối hợp với nhau và/hoặc với Phó Thống đốc Thường trực để giải quyết, trường hợp không nhất trí thì báo cáo Thống đốc quyết định. Những vấn đề chưa có chủ trương chung và có phạm vi tác động lớn phải báo cáo Thống đốc hoặc đưa ra Ban lãnh đạo thảo luận quyết định.
Khi có những vấn đề xét thấy cần thiết, các Phó Thống đốc liên hệ để xin chỉ thị trực tiếp của Thống đốc, đồng thời thông báo lại với Phó Thống đốc thường trực để biết và phối hợp.
3/ Sửa đổi Điều 6 như sau: Thống đốc uỷ quyền cho Phó Thống đốc Thường trực thay mặt Thống đốc xử lý những công việc có tính chất điều hành hàng ngày của ngành; tổ chức phối hợp với các Phó Thống đốc khác để xử lý các công việc đó; giải quyết một số việc khác thuộc quyền hạn của Thống đốc trong phạm vi được uỷ quyền; thay mặt Thống đốc dự các cuộc họp của Chính phủ; đại diện Thống đốc dự các cuộc họp và giải trình các vấn đề của ngành với các cơ quan lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Nhà nước; thay mặt Thống đốc trong các quan hệ đối ngoại của Ngân hàng Nhà nước. Khi Phó Thống đốc Thường trực vắng mặt thì Thống đốc giao nhiệm vụ Thường trực cho một Phó Thống đốc khác.
Điều 2 - Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3 - Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chánh Văn phòng Thống đốc, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
|
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG
NHÀ NƯỚC |