ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1980/QĐ-UBND
|
Vĩnh Long, ngày
05 tháng 10 năm 2006
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN ĐẾN
NĂM 2010”.
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân, ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Điều lệ Bảo hiểm y tế,
ban hành kèm theo Nghị định số 63/2005/NĐ-CP, ngày 16/5/2005 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số
243/2005/QĐ-TTg, ngày 05/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình
hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 23 tháng 02 năm
2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân
dân trong tình hình mới;
Xét đề nghị của Giám đốc Bảo
hiểm xã hội Vĩnh Long,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay phê duyệt “Đề án Phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân đến
năm 2010” của Bảo hiểm xã hội Vĩnh Long.
Điều 2. Giao Giám đốc Bảo hiểm xã hội Vĩnh Long phối hợp với các
ngành liên quan triển khai thực hiện.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Bảo hiểm
xã hội Vĩnh Long, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ
ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thanh Xuân
|
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN ĐẾN NĂM 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1980/QĐ-UBND, ngày 05 tháng 10 năm 2006 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)
Căn cứ Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về chiến lược phát triển Bảo hiểm y tế toàn
dân vào năm 2010;
Căn cứ Nghị quyết
số 46-NQ/TW, ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về “công tác bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”;
Căn cứ Nghị quyết
số 05/2005/NQ-CP, ngày 18/04/2005 của Chính phủ về “Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt
động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao”;
Căn cứ Quyết định
số 243/2005/QĐ-TTg, ngày 05/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW, ngày 23/02/2005
của Bộ Chính trị “về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
trong tình hình mới.”;
Căn cứ Chỉ thị số
19/CT-TU, ngày 21/10/2005 của Tỉnh ủy “Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. Bảo hiểm xã hội tỉnh Vĩnh Long xây dựng
Đề án phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2010
như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
Vĩnh Long nằm ở
giữa đồng bằng sông Cửu Long, thuận tiện giao lưu với các tỉnh trong khu vực và
thành phố Hồ Chí Minh. Dân số 1.044.900 người, trong đó có 22.350 đồng bào dân
tộc Khơmer. Diện tích đất tự nhiên 1.475 km2, mật độ dân số cao so với khu vực
(704 người/km2). Đơn vị hành chính của tỉnh gồm 06 huyện và 01 thị xã, 107 xã,
phường, thị trấn, 846 ấp, khóm. Là một tỉnh nông nghiệp với trên 80% dân số sống
vùng nông thôn; giá trị các ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ; đời
sống người dân nhìn chung vẫn còn thấp, GDP bình quân đầu người năm 2005 là 7,6
triệu đồng.
Về mạng lưới cơ sở
y tế khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, toàn tỉnh có 344/378 trường có bộ phận y tế
học đường chăm sóc sức khỏe ban đầu, 104/107 trạm y tế xã, phường, phòng khám
đa khoa khu vực thực hiện công tác khám chữa bệnh. Ngoài ra còn có 07 Bệnh viện
đa khoa huyện, thị, Bệnh viện Quân dân y Tân Thành - Bình Minh, Bệnh viện đa
khoa tỉnh và một số cơ sở khám chữa bệnh tư nhân khác.
II. THỰC TRẠNG
CÔNG TÁC BẢO HIỂM Y TẾ:
Tỉnh Vĩnh Long thực
hiện công tác bảo hiểm y tế từ năm 1992, giai đoạn từ năm 1992 đến cuối năm
2002 do cơ quan Bảo hiểm y tế tỉnh Vĩnh Long thực hiện, bước đầu thực hiện
trong đối tượng học sinh, sinh viên theo Nghị định số 299/HĐBT, ngày 15/8/1992
của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Nghị định số 58/1998/CP của Chính phủ, Thông
tư hướng dẫn số 40/1998/TTLT/BGDĐT-BYT của Bộ Giáo dục - Đào tạo - Bộ Y tế. Đến
khi có Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về việc chuyển
giao cơ quan Bảo hiểm y tế sang ngành bảo hiểm xã hội”. Năm 2003, Bảo hiểm xã hội
tỉnh Vĩnh Long thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc theo Thông tư Liên tịch số
17/1998/TT-BYT, ngày 19/12/1998 của Bộ Y tế và triển khai mở rộng thí điểm các
nhóm đối tượng tự nguyện như: Đối tượng hộ gia đình, đối tượng hội đoàn thể và
thân nhân người lao động theo Thông tư Liên tịch số 77/2003/TTLT/BTC-BYT “Hướng
dẫn thực hiện bảo hiểm y tế tự nguyện” của Bộ Tài chính, Bộ Y tế.
Việc thực hiện kế
hoạch phát triển bảo hiểm y tế toàn dân đến năm 2010 ở tỉnh Vĩnh Long có những
mặt thuận lợi và khó khăn như sau:
1. Thuận lợi:
- Tỉnh ủy, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương quan
tâm lãnh chỉ đạo công tác bảo hiểm y tế, cụ thể là Tỉnh ủy đã ban hành Công văn
số 447/CV-TU về việc lãnh đạo thực hiện công tác Bảo hiểm y tế tự nguyện; Chỉ
thị số 19/CT-TU, ngày 21/10/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân trong tình hình mới; Ủy ban nhân dân tỉnh ra Chỉ thị số
10/2004/CT-UB “Về việc thực hiện công tác Bảo hiểm y tế tự nguyện trên địa bàn
tỉnh”.
- Ngành bảo hiểm
xã hội phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục - đào tạo, ngành y tế, Ban Tôn giáo
- Dân tộc và các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến huyện, thị trong việc tổ chức thực
hiện công tác bảo hiểm y tế.
- Mạng lưới cơ sở
khám chữa bệnh và bộ phận y tế học đường ngày càng được mở rộng. Tinh thần,
thái độ phục vụ của đội ngũ y, bác sĩ được củng cố, chất lượng khám chữa bệnh
có nhiều tiến bộ.
- Công tác thông
tin tuyên truyền được đẩy mạnh so các năm trước, sự nhận thức của người dân về
chế độ chính sách bảo hiểm y tế ngày càng được nâng lên. Đặc biệt là Nghị định
số 63/2005/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư Liên tịch số 21 và
22/2005/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế - Bộ Tài chính được ban hành với nội dung mở rộng
quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế, được nhân dân đồng
tình, tạo dư luận tốt trong xã hội về chính sách bảo hiểm y tế nói chung.
- Cán bộ, công chức ngành bảo hiểm xã
hội được bổ sung đủ biên chế, được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, có
sự nỗ lực và quyết tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ. Công tác vận động khai
thác các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện có tiến bộ trong nhiều mặt:
Về cải tiến phương thức thu; chủ động tổ chức triển khai và phối hợp thực hiện
kế hoạch; thường xuyên kiểm tra, giám sát bảo vệ quyền lợi người bệnh có thẻ Bảo
hiểm y tế.
2. Khó khăn:
Căn cứ Nghị quyết
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ Chính trị, Chỉ
thị số 19/CT-TU, ngày 21/10/2005 của Tỉnh ủy về nội dung Chiến lược phát triển
Bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010. Đây là mục tiêu xã hội mang tầm chiến lược,
tạo điều kiện cho mọi tầng lớp nhân dân, mà nhất là tầng lớp có đời sống kinh tế
thấp được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của Nhà nước, góp phần
nâng cao chất lượng cuộc sống theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tuy nhiên vấn đề này, dự báo sẽ có nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực
hiện, đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách của Trung
ương; sự quan tâm lãnh chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp; sự phối hợp chặt chẽ
giữa các Ban, ngành, đoàn thể và sự nỗ lực quyết tâm cao của đội ngũ trực tiếp
thực hiện công tác bảo hiểm y tế tự nguyện trong tỉnh. Nguyên do:
+ Trong hướng tới,
nếu như thực hiện mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc theo nội
dung Nghị định số 63/2005/NĐ-CP, ngày 16/5/2005 của Chính phủ thì toàn tỉnh
cũng đạt khoảng 40% dân số, đối tượng bảo hiểm y tế tự nguyện còn lại sẽ là đối
tượng học sinh, sinh viên, dân cư nông thôn và người lao động tự do, các đối tượng
này nhìn chung có thu nhập thấp, không ổn định, khó có điều kiện tham gia.
Riêng bộ phận cư dân thành thị, đa số có đời sống kinh tế khá giả, lại có nhu cầu
tham gia loại hình bảo hiểm y tế có mức phí cao. Mặt khác, do Nghị định số
63/2005/NĐ-CP, ngày 16/5/2005 của Chính phủ và Thông tư Liên tịch số
22/2005/TTLT-BYT-BTC, ngày 24/8/2005 của Liên Bộ Y tế, Tài chính; mở rộng quyền
lợi cho người có thẻ bảo hiểm, nhưng mức đóng bảo hiểm y tế thấp và các hộ tham
gia bảo hiểm y tế phần lớn có người lớn tuổi, người bị bệnh thường xuyên, nên tần
suất khám chữa bệnh cao, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo tồn và tăng trưởng
quỹ.
+ Đối với đối tượng
bảo hiểm y tế bắt buộc: Nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động
về chính sách bảo hiểm y tế còn nhiều hạn chế, nhất là các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh. Công tác phối hợp liên ngành kiểm tra chính sách lao động tại các
đơn vị chưa thường xuyên, biện pháp chế tài còn quá nhẹ, từ đó chưa khai thác
triệt để đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.
+ Cơ sở vật chất,
trang thiết bị y tế, trình độ và tinh thần phục vụ của một số cơ sở y tế, đặc
biệt là ở vùng nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng khám chữa bệnh,
chưa bảo đảm quyền lợi của người tham gia. Nhất là khi địa bàn, phạm vi đối tượng
khai thác được mở rộng, số lượng người tham gia tăng cao thì những vấn đề trên
càng trở nên bức xúc, làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện kế hoạch phát
triển bảo hiểm y tế toàn dân.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1. Về phát triển
đối tượng tham gia và số thu:
Từ năm 2001 đến
năm 2005, toàn tỉnh có 756.725 lượt đối tượng tham gia với số thu
57.937.567.688 đồng. Bao gồm:
- Đối với bảo hiểm
y tế bắt buộc (427.487 lượt đối tượng, số thu 46.608.226.936).
+ Năm 2001:
65.897 đối tượng; số thu: 6.612.710.398 đồng;
+ Năm 2002:
79.334 đối tượng; số thu: 7.028.544.512 đồng;
+ Năm
2003:102.468 đối tượng; số thu: 10.876.876.522 đồng;
+ Năm 2004:
93.370 đối tượng; số thu: 9.717.892.741 đồng;
+ Năm 2005:
86.418 đối tượng.; số thu: 12.372.202.763 đồng.
- Đối với bảo hiểm
y tế tự nguyện: (329.238 lượt đối tượng, số thu 11.329.340.750 đồng).
+ Năm 2001: có
28.804 đối tượng; số thu 667.680.750 đồng;
+ Năm 2002: có
31.375 đối tượng; số thu 761.990.000 đồng;
+ Năm 2003: có
42.760 đối tượng; số thu. 1.303.690.000 đồng;
+ Năm 2004: có
90.391 đối tượng; số thu 3.046.863.000 đồng;
+ Năm 2005: có
135.908 đối tượng; số thu 5.549.117.000 đồng.
2. Công tác chi khám chữa bệnh:
Từ năm 2001 đến
năm 2005, ngành Bảo hiểm xã hội thực hiện chi khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo
hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện là: 42.865.717.487 đồng. Trong đó:
- Năm 2001 chi:
4.399.991.208 đồng;
- Năm 2002 chi:
6.189.354.664 đồng;
- Năm 2003 chi:
5.885.834.203 đồng;
- Năm 2004 chi:
9.653.488.760 đồng;
- Năm 2005 chi:
16.737.048.652 đồng.
* Nhận xét chung:
Nhìn chung, từ
năm 2001 đến nay, nhờ có sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự
nỗ lực, quyết tâm cao của đội ngũ cán bộ, viên chức ngành Bảo hiểm xã hội qua
việc đổi mới khâu tổ chức quản lý và phương thức tiến hành, đồng thời Nghị định
số 63/2005/ NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư Liên tịch số 22/2005/TTLT-BTC -BYT của
Liên Bộ Tài chính, Bộ Y tế được ban hành tăng thêm quyền lợi khám chữa bệnh cho
người tham gia bảo hiểm y tế nên kết quả công tác bảo hiểm y tế toàn dân ở tỉnh
ta ngày càng khởi sắc, số lượng các đối tượng tham gia năm sau cao hơn năm trước,
chất lượng khám chữa bệnh cho người có thẻ bảo hiểm y tế có nhiều tiến bộ, quyền
lợi của người tham gia Bảo hiểm y tế ngày càng được bảo đảm. Công tác bảo hiểm
y tế toàn dân ở địa phương đã bước đầu thực hiện có kết quả chính sách xã hội
trong khám chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân theo mục tiêu chiến lược đến
năm 2010 của Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Tuy nhiên, số lượng các đối tượng
nhân dân tham gia vẫn còn ít so với tiềm năng. Tỷ lệ các đối tượng đến kỳ đáo hạn
và tham gia mới tăng thêm không nhiều, nguyên nhân chính là các trạm y tế tuyến
cơ sở hiện còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực nên
chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, nhất là vùng nông thôn
sâu.
IV. KẾ HOẠCH THỰC
HIỆN VÀ LỘ TRÌNH TIẾN TỚI BẢO HIỂM Y TẾ TOÀN DÂN VÀO NĂM 2010:
1. Về quan điểm:
+ Sức khỏe là vốn
quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là bổn
phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp ủy
đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội,
trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật. Đầu tư cho
lĩnh vực này là đầu tư cho phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.
+ Phát triển bảo
hiểm y tế toàn dân, nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe,
thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo,
người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già, góp phần nâng cao chất lượng
cuộc sống người dân theo tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Mục tiêu:
+ Thực hiện kế hoạch
phát triển công tác Bảo hiểm y tế tự nguyện tại địa phương một cách bền vững. Từng
bước thực hiện mở rộng các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, phấn đấu đến năm
2010 có 100% dân số trong tỉnh được khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế
(bao gồm bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện).
+ Vận động các
nguồn lực của các ngành, các cấp, các tổ chức, cá nhân hỗ trợ tiền mua thẻ bảo
hiểm y tế cho đối tượng cận nghèo.
+ Tổ chức thực hiện
tốt chính sách bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm ổn định đời sống vật chất và tinh thần
của các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, góp phần ổn định kinh tế, xã hội,
chính trị tại địa phương.
3. Thực hiện lộ trình tiến tới Bảo
hiểm y tế toàn dân:
3.1. Phân loại đối
tượng và số lượng người đã tham gia bảo hiểm y tế:
Dân số của tỉnh:
1.044.900 người (số liệu thống kê năm 2004). Đã tham gia Bảo hiểm y tế 363.243
người.
Bao gồm:
+ Đối tượng bảo
hiểm y tế bắt buộc: 227.335 người; đối tượng bảo hiểm y tế tự nguyện 135.908
người); đạt tỷ lệ 34,7% dân số trong tỉnh. Còn lại 681.657 người là đối tượng
tiếp tục vận động tham gia bảo hiểm y tế, chiếm tỷ lệ 65,2%. Trong đó:
- Đối tượng tham
gia bảo hiểm y tế bắt buộc: Hiện có: 234.076 người, đã tham gia: 227.335, đạt tỷ
lệ 97,1%; bao gồm:
+ Đối tượng trong
lĩnh vực kinh tế, hành chính, sự nghiệp: 19.388/19.388, đạt tỷ lệ 100%;
+ Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh: 4.904/10.195, đạt tỷ lệ 48,1%;
+ Người nghèo:
110.000/110.000, đạt tỷ lệ 100%. (người nghèo theo tiêu chí mới);
+ Hưu trí
3.236/3.236, đạt tỷ lệ 100%;
+ Đối tượng chính
sách: 13.727/13.727, đạt tỷ lệ 100%;
+ Trẻ em dưới 6
tuổi: 76.080/77.530, đạt tỷ lệ 98,1%.
- Đối tượng tham
gia Bảo hiểm y tế tự nguyện: Hiện có: 810.824 người, đã tham gia: 135.908, đạt
tỷ lệ 16,7%; bao gồm:
+ Học sinh, sinh
viên: Hiện có 196.059, đã có 112.888 em tham gia, đạt tỷ lệ 57,58%);
+ Hộ gia đình, Hội,
đoàn thể, thân nhân cán bộ, công chức, viên chức và người lao động: (Hiện có
691.691 người, đã có 23.020 người tham gia, đạt tỷ lệ 3,7%);
3.2. Kế hoạch mở
rộng địa bàn, đối tượng khai thác:
* Năm 2006
+ Khai thác đối
tượng bắt buộc (ngoài quốc doanh) đạt 60%;
+ Thực hiện mở rộng
76/107 xã, phường vận động đối tượng hộ gia đình tham gia, phấn đấu mỗi xã phường
có từ 15% đến 25% hộ tham gia.
+ Phấn đấu vận động
học sinh, sinh viên tham gia đạt tỷ lệ 80%;
+ Phấn đấu vận động
đối tượng hội viên Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Y học cổ truyền,
tín đồ tôn giáo đạt 40%/ tổng số;
* Năm 2007
+ Khai thác đối
tượng bắt buộc (ngoài quốc doanh) đạt 70%;
+ Thực hiện mở rộng
107/107 xã, phường vận động đối tượng hộ gia đình tham gia, phấn đấu mỗi xã phường
có từ 30% đến 40% hộ tham gia;
+ Phấn đấu vận động
học sinh, sinh viên tham gia đạt tỷ lệ 85%;
+ Phấn đấu vận động
đối tượng hội viên Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Y học cổ truyền,
tín đồ tôn giáo đạt 65%/tổng số.
* Năm 2008:
+ Khai thác đối
tượng bắt buộc (ngoài quốc doanh) đạt 80%;
+ 107/107 xã, phường
có từ 50% đến 60% hộ gia đình tham gia;
+ Phấn đấu vận động
học sinh, sinh viên tham gia đạt tỷ lệ 90%;
+ Phấn đấu vận động
đối tượng hội viên Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Y học cổ truyền,
tín đồ tôn giáo đạt 75 %/ tổng số.
* Năm 2009:
+ Khai thác đối
tượng bắt buộc (ngoài quốc doanh) đạt 95%;
+ 107/107 xã, phường
có từ 70% đến 80% hộ gia đình tham gia;
+ Phấn đấu vận động
học sinh, sinh viên tham gia đạt tỷ lệ 95%;
+ Phấn đấu vận động
đối tượng hội viên Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Y học cổ truyền,
tín đồ tôn giáo đạt 85%/ tổng số.
* Năm 2010:
+ Khai thác đối
tượng bắt buộc (ngoài quốc doanh) đạt 100%;
+ 107/107 xã, phường
có 100% hộ gia đình tham gia;
+ Học sinh, sinh viên tham gia
đạt tỷ lệ 100%;
+ Đối tượng hội viên Hội Chữ thập
đỏ, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Y học cổ truyền, tín đồ tôn giáo tham gia đạt
100%/ tổng số.
4. Giải pháp:
4.1. Đẩy mạnh công tác thông
tin tuyên truyền về chế độ chính sách Bảo hiểm y tế (Nghị định số 63/2005/NĐ-CP
của Chính phủ; Thông tư Liên tịch số: 21 và 22/2005/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế -
Bộ Tài chính) cả chiều rộng và chiều sâu nhằm nâng cao nhận thức của người dân
về chính sách bảo hiểm y tế. Tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, trách nhiệm
của toàn bộ hệ thống chính trị đối với công tác này.
- Thường xuyên tổ chức các cuộc
hội thảo, tọa đàm về chính sách bảo hiểm y tế với cơ quan báo chí, các trường học,
chính quyền, đoàn thể cơ sở để trao đổi, cập nhật nội dung chế độ, chính sách
và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện.
- Tuyên truyền trang bị kiến thức
và kỹ năng để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng có thể chủ động phòng bệnh,
xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn chế những lối sống và thói
quen có hại đối với sức khỏe.
4.2. Các cấp chính quyền, ban
ngành, đoàn thể trong tỉnh tăng cường chỉ đạo công tác bảo hiểm y tế, thường
xuyên quan tâm, đưa các chỉ tiêu, nhiệm vụ về công tác bảo hiểm y tế vào kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương và kế hoạch hoạt động hàng năm của
các ban, ngành, đoàn thể.
Chỉ đạo thực hiện thường xuyên
công tác kiểm tra liên ngành về việc kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động thực
hiện chính sách bảo hiểm y tế cho người lao động.
- Hàng năm xem xét trích nguồn
tài chính từ ngân sách của địa phương, vận động quỹ từ thiện, quỹ cộng đồng, quỹ
xóa đói giảm nghèo… hỗ trợ cho đối tượng cận nghèo, người sống ở nông thôn,
vùng sâu, vùng xa có điều kiện tham gia bảo hiểm y tế.
- Bảo đảm cung cấp kịp thời
kinh phí khám chữa bệnh cho người có công với cách mạng, người nghèo, trẻ em dưới
6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội khác.
- Tạo điều kiện thuận lợi về thủ
tục đầu tư các loại hình y dược tư nhân; có chế độ khuyến khích về thuế, đất
đai… để phát triển các cơ sở y tế tư nhân.
- Khuyến khích các hoạt động
nhân đạo vì sức khỏe.
4.3. Ngành y tế tham mưu cấp ủy,
chính quyền các cấp quan tâm đầu tư củng cố và mở rộng mạng lưới cơ sở khám chữa
bệnh, đặc biệt là nâng cao chất lượng khám chữa bệnh ở các tuyến cơ sở.
- Xây dựng thêm một số trung
tâm y tế chuyên sâu mới. Củng cố Bệnh viện đa khoa tỉnh và tuyến huyện, thị để
có đủ khả năng giải quyết một cách cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
ngay tại địa phương.
- Chăm sóc, xây dựng đội ngũ
cán bộ y tế ở địa phương và cơ sở. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, năng
lực và tinh thần trách nhiệm của cán bộ, nhân viên y tế; chấn chỉnh và khắc phục
những biểu hiện tiêu cực.
4.4. Ngành bảo hiểm xã hội kiện
toàn và hoàn thiện tổ chức cán bộ, bổ sung đủ biên chế cán bộ từ tỉnh đến huyện,
thị để đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới; thực hiện đổi mới
phong cách làm việc “từ hành chánh qua phục vụ”, giảm thiểu những thủ tục gây
phiền hà cho các đối tượng tham gia.
- Hàng năm xây dựng kế hoạch tổ
chức thực hiện công tác bảo hiểm y tế tại địa phương; nâng cao trình độ nghiệp
vụ; cập nhật kiến thức về chế độ, chính sách được thay đổi, bổ sung; tổ chức thực
hiện chính sách bảo hiểm y tế kịp thời, đúng quy định.
- Phối hợp chặt với các cơ sở
khám chữa bệnh trong và ngoài tỉnh đảm bảo quyền lợi người tham gia bảo hiểm y
tế.
- Hàng năm tổ chức tổng kết rút
kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng kịp thời những cá nhân, những đơn vị trong
và ngoài ngành làm tốt công tác bảo hiểm y tế.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN:
1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Bảo hiểm y tế
toàn dân của tỉnh:
- Thành phần:
+ Trưởng ban: Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh (phụ trách khối Văn hóa - Xã hội);
+ Phó Ban Thường trực: Giám đốc
Bảo hiểm xã hội Vĩnh Long;
+ Các thành viên: Lãnh đạo Sở Y
tế, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động, Ban Tôn giáo - Dân tộc, Hội Chữ thập
đỏ, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Đông y, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh.
2. Nhiệm vụ cụ thể:
2.1. Các cấp chính quyền căn cứ
nội dung đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt: thành lập Ban chỉ đạo,
xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác Bảo hiểm y tế cụ thể cho từng
năm, để đến năm 2010, thực hiện Bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn tỉnh; đưa
chỉ tiêu công tác bảo hiểm y tế vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng
năm. Triển khai quán triệt nội dung đề án nhằm nâng cao nhận thức về chính sách
bảo hiểm y tế trong nội bộ cán bộ, đảng viên và vận động gia đình tích cực tham
gia.
2.2. Bảo hiểm xã hội tỉnh chịu trách nhiệm phối hợp
với các ngành liên quan tổ chức thực hiện đề án. Hàng năm xây dựng kế hoạch
phát triển đối tượng tham gia theo lộ trình của đề án, tham mưu cho Ủy ban nhân
dân tỉnh chỉ đạo kịp thời những vấn đề khó khăn vướng mắc nảy sinh trong quá
trình tổ chức thực hiện; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế đối với các đối
tượng tham gia. Theo dõi việc tổ chức thực hiện Đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt và định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.
2.3. Sở Tài chính tham mưu Ủy
ban nhân dân tỉnh cân đối nguồn ngân sách tại địa phương trình Hội đồng nhân
dân tỉnh quyết định đối tượng và mức hỗ trợ tiền mua thẻ bảo hiểm y tế; thực hiện
kế hoạch cấp phát kinh phí kịp thời cho các chương trình, dự án xây dựng cơ sở
vật chất, trang thiết bị ở các bệnh viện và tuyến y tế cơ sở; kinh phí hỗ trợ đối
tượng cận nghèo mua thẻ bảo hiểm y tế.
2.4. Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội tiến hành khảo sát cập nhật số lượng các đối tượng cận nghèo mới, tổng
hợp báo cáo về Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh.
2.5. Sở Y tế chịu trách nhiệm về
chuyên môn kỹ thuật y tế, chăm sóc tốt sức khỏe cho mọi tầng lớp nhân dân và bảo
đảm quyền lợi khám chữa bệnh cho bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế.
2.6. Báo, Đài Phát thanh - Truyền
hình Vĩnh Long tăng cường tuyên truyền chính sách bảo hiểm y tế bằng nhiều hình
thức đa dạng, sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân.
2.7. Đề nghị Ban Chỉ đạo thực
hiện Chỉ thị số: 01 CT-TU của Tỉnh ủy bổ sung tiêu chuẩn tham gia bảo hiểm y tế
vào tiêu chí công nhận các đơn vị đạt danh hiệu xuất sắc, văn hóa.
Trên đây là những nội dung cơ bản
để phấn đấu hoàn thành công tác phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân vào năm 2010.
Trong quá trình thực hiện, có khó khăn vướng mắc, các nơi kịp thời phản ánh về
bảo hiểm xã hội tỉnh để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo./.
|
GIÁM ĐỐC
Huỳnh Thị Ngọc Linh
|