Quyết định 19/2019/QĐ-UBND về Quy trình bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố được tổ chức thành cuộc bầu cử riêng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Số hiệu | 19/2019/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 23/05/2019 |
Ngày có hiệu lực | 03/06/2019 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Tây Ninh |
Người ký | Nguyễn Thanh Ngọc |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2019/QĐ-UBND |
Tây Ninh, ngày 23 tháng 5 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Tây Ninh tại Tờ trình số 274/TTr-SNV ngày 16/4/2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố được tổ chức thành cuộc bầu cử riêng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2019 và thay thế Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 27/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quy trình bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố thành cuộc bầu cử riêng theo quy định tại Điều 7 - Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
BẦU CỬ TRƯỞNG ẤP, TRƯỞNG KHU PHỐ ĐƯỢC TỔ CHỨC THÀNH CUỘC BẦU CỬ RIÊNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Quy trình này quy định về trình tự, thủ tục, thời gian bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố được tổ chức thành cuộc bầu cử riêng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, UBND xã, phường thị trấn.
2. Các cá nhân, tổ chức có liên quan tham gia thực hiện Quy trình bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố được tổ chức thành cuộc bầu cử riêng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 3. Tổ chức của ấp, khu phố
Mỗi ấp, khu phố được bầu một Trưởng ấp, Trưởng khu phố (gọi chung là Trưởng ấp), để giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của pháp luật trên địa bàn ấp, khu phố (gọi chung là ấp).
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2019/QĐ-UBND |
Tây Ninh, ngày 23 tháng 5 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Căn cứ Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Tây Ninh tại Tờ trình số 274/TTr-SNV ngày 16/4/2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố được tổ chức thành cuộc bầu cử riêng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2019 và thay thế Quyết định số 23/2010/QĐ-UBND ngày 27/4/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quy trình bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố thành cuộc bầu cử riêng theo quy định tại Điều 7 - Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
BẦU CỬ TRƯỞNG ẤP, TRƯỞNG KHU PHỐ ĐƯỢC TỔ CHỨC THÀNH CUỘC BẦU CỬ RIÊNG
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 19/2019/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
Quy trình này quy định về trình tự, thủ tục, thời gian bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố được tổ chức thành cuộc bầu cử riêng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, UBND xã, phường thị trấn.
2. Các cá nhân, tổ chức có liên quan tham gia thực hiện Quy trình bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố được tổ chức thành cuộc bầu cử riêng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Điều 3. Tổ chức của ấp, khu phố
Mỗi ấp, khu phố được bầu một Trưởng ấp, Trưởng khu phố (gọi chung là Trưởng ấp), để giúp Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) thực hiện một số nhiệm vụ theo quy định của pháp luật trên địa bàn ấp, khu phố (gọi chung là ấp).
Điều 4. Nguyên tắc bầu cử Trưởng ấp
1. Việc bầu cử người làm Trưởng ấp phải được tiến hành công khai, dân chủ và bỏ phiếu kín theo qui mô các Tổ dân cư tự quản trong địa bàn ấp. Người trúng cử Trưởng ấp phải là người đạt được số phiếu bầu tín nhiệm cao nhất và phải được Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận.
2. Mỗi hộ gia đình được cử một người từ 18 tuổi trở lên đại diện hộ, không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú (kể cả hộ gia đình không có hộ khẩu thường trú tại địa phương nhưng có thời gian tạm trú tại địa phương trên 06 tháng), được tham gia thực hiện việc bỏ phiếu bầu chọn Trưởng ấp tại nơi cư trú.
3. Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình phạt tù mà không được hưởng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được tham gia bỏ phiếu.
1. Khu vực bỏ phiếu được đảm bảo an ninh, trật tự cho người tham gia bỏ phiếu và những người có liên quan.
2. Phòng để bỏ phiếu phải bố trí trang nghiêm, có Quốc kỳ, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, loa phát thanh.
3. Bố trí vị trí làm việc của các thành viên Tổ bầu cử hợp lý theo dây chuyền có lối vào, lối ra, có bảng hướng dẫn ở từng bàn.
4. Niêm yết danh sách ứng cử viên bầu cử Trưởng ấp nơi dễ nhìn, thuận lợi cho người bỏ phiếu đọc, nghiên cứu lựa chọn.
5. Để thống nhất chung toàn huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có thể hướng dẫn cụ thể hơn, nhưng đảm bảo nguyên tắc chủ động cho các ấp, khu phố, tiết kiệm, hiệu quả, không phô trương lãng phí, không sơ sài.
Điều 6. Công tác chuẩn bị bầu cử Trưởng ấp
1. Khi hết nhiệm kỳ của Trưởng ấp (5 năm), Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức bầu cử Trưởng ấp của nhiệm kỳ tiếp theo.
2. Chậm nhất 20 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công bố ngày bầu cử Trưởng ấp và thông báo để Nhân dân biết; chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch bầu cử.
3. Chậm nhất 15 ngày trước ngày bầu cử, Trưởng ban công tác Mặt trận ấp tổ chức hội nghị Ban công tác dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng ấp; báo cáo với Chi ủy Chi bộ ấp để thống nhất danh sách ứng cử viên đảm bảo quy định về số lượng, tiêu chuẩn của Trưởng ấp.
4. Chậm nhất 10 ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định thành lập ở ấp một Tổ bầu cử từ 5 - 7 người (gồm Tổ trưởng là Trưởng ban công tác Mặt trận ấp; thư ký và các thành viên khác là đại diện một số tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và đại diện cử tri ấp); quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử, quyết định về thành phần cử tri tham gia bầu cử Trưởng ấp.
5. Các quyết định được quy định tại Khoản 4 Điều này phải được thông báo đến Nhân dân ở ấp chậm nhất 7 ngày trước ngày bầu cử.
TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN CỦA CÁC TỔ CHỨC THỰC HIỆN VIỆC BẦU CỬ TRƯỞNG ẤP, TRƯỞNG KHU PHỐ
Điều 7. Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Trực tiếp quản lý các tài liệu hồ sơ, mẫu biểu liên quan đến công tác bầu cử Trưởng ấp.
2. Xem xét, thẩm định hồ sơ của người được giới thiệu, đề cử, tự ứng cử vào danh sách để bầu làm Trưởng ấp.
3. Công bố danh sách ứng cử viên.
4. Kiểm tra nắm số lượng hộ gia đình, số cử tri đại diện hộ gia đình theo quy định, cung cấp phiếu bầu cho các Tổ bầu cử cấp phát đủ phiếu bầu cho các hộ gia đình, để thực hiện việc bầu cử Trưởng ấp.
5. Lập và công bố danh sách cử tri đại diện hộ gia đình tham gia bầu cử Trưởng ấp.
6. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo về ứng cử viên; khiếu nại, tố cáo về danh sách cử tri và công việc liên quan đến bầu cử Trưởng ấp.
7. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức ngày bầu cử Trưởng ấp.
8. Báo cáo kết quả bầu cử Trưởng ấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.
9. Hướng dẫn cụ thể cho Tổ bầu cử ở địa phương thực hiện việc bầu cử Trưởng ấp trong phạm vi quản lý của tổ.
10. Tổng hợp biên bản kết quả việc bỏ phiếu bầu cử Trưởng ấp do các Tổ bầu cử gửi đến.
11. Xem xét và ra quyết định công nhận người trúng cử Trưởng ấp.
Điều 8. Nhiệm vụ của Tổ bầu cử
1. Tổng hợp ý kiến cử tri đóng góp cho những người trong danh sách ứng cử gửi về Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp.
2. Niêm yết danh sách cử tri tham gia bầu cử, danh sách ứng cử viên chậm nhất là 07 ngày trước ngày tổ chức bầu cử.
3. Nhận tài liệu và phiếu bầu (có đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định) từ Ủy ban nhân dân cấp xã để phát cho cử tri trong ngày bầu cử; chuẩn bị thùng phiếu.
4. Thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, danh sách ứng cử viên, thời gian bỏ phiếu.
5. Bố trí, trang trí phòng bỏ phiếu.
6. Tổ chức ngày bầu cử theo đúng nội quy của phòng bỏ phiếu.
7. Xem xét, giải quyết những khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức bầu cử.
8. Kiểm phiếu và công bố kết quả bầu cử.
9. Báo cáo kết quả hội nghị bầu cử Trưởng ấp và nộp các tài liệu bầu cử cho Ủy ban nhân dân cấp xã.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN BẦU CỬ TRƯỞNG ẤP, TRƯỞNG KHU PHỐ
Điều 9. Tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch bầu cử Trưởng ấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì, phối hợp với Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp xây dựng Kế hoạch bầu cử, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ và giúp đỡ các Tổ bầu cử.
Tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch bầu cử:
1. Thành phần hội nghị triển khai
Bí thư Chi bộ ấp, Trưởng ấp, các đoàn thể chính trị - xã hội tại ấp, Tổ trưởng Tổ bầu cử, Thư ký Tổ bầu cử và các ngành liên quan của Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Nội dung hội nghị:
a) Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã công bố quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về ngày bầu cử;
b) Đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến Kế hoạch bầu cử, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp xã, Tổ bầu cử, trách nhiệm của Trưởng ấp và các điều kiện bảo đảm cho công tác bầu cử;
c) Đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã phổ biến công tác hiệp thương giới thiệu người ra ứng cử Trưởng ấp, việc kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử, công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân đi bầu cử;
d) Hội nghị thảo luận và quán triệt công tác bầu cử;
đ) Kết luận hội nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Điều 10. Dự kiến danh sách người ứng cử
1. Căn cứ tiêu chuẩn Trưởng ấp được quy định tại Quyết định số 63/2013/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và sự lãnh đạo của Chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận ấp tổ chức họp, mời Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp và đại diện các đoàn thể ở ấp, để dự kiến giới thiệu người ra ứng cử và thống nhất thời gian, địa điểm họp lấy ý kiến cử tri.
2. Cuộc họp Ban công tác Mặt trận ấp phải ghi rõ thành phần cuộc họp, tổng số người được triệu tập, số người có mặt, nội dung hội nghị, nhận xét của hội nghị về những ưu, nhược điểm của người được giới thiệu.
Điều 11. Tổ chức lấy ý kiến cử tri đóng góp cho những người trong danh sách ứng cử
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo số lượng cử tri tham dự trong việc tổ chức lấy ý kiến cử tri đóng góp cho những người trong danh sách ứng cử thì địa phương có thể gộp chung các Tổ dân cư tự quản có địa bàn gần nhau và số hộ gia đình ít trong cùng một ấp, khu phố việc tổ chức lấy ý kiến được thực hiện chậm nhất 13 ngày trước ngày bầu cử.
1. Hội nghị do Tổ trưởng Tổ dân cư tự quản chủ trì, thư ký tổ tự quản ghi biên bản.
2. Thành phần dự họp: Cử tri đại diện hộ gia đình, cuộc họp phải có trên 50% cử tri đại diện hộ gia đình tham dự.
3. Nội dung hội nghị: Chủ trì hội nghị thông báo Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về ngày bầu cử Trưởng ấp; thông báo tiêu chuẩn để bầu cử Trưởng ấp; danh sách dự kiến ứng cử viên.
4. Cử tri thảo luận và đóng góp, đề cử (nếu có); biểu quyết thống nhất danh sách ứng cử viên.
5. Kết quả hội nghị được tổng hợp báo cáo Tổ bầu cử ấp ngay sau khi tổ chức hội nghị.
Điều 12. Nộp hồ sơ ứng cử Trưởng ấp
Chậm nhất 16 ngày trước ngày bầu cử người được giới thiệu, đề cử, tự ứng cử vào danh sách để bầu cử làm Trưởng ấp phải nộp hồ sơ cá nhân đến Ủy ban nhân dân cấp xã gồm có:
1. Đơn ứng cử hoặc công văn đề cử của tổ chức giới thiệu.
2. Sơ yếu lý lịch (có chính quyền địa phương xác nhận).
Hồ sơ của người ứng cử được Ủy ban nhân dân cấp xã thẩm định và chuyển giao đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, để đưa ra hội nghị liên tịch của cấp xã xem xét.
Điều 13. Hội nghị liên tịch để ấn định danh sách những người ứng cử Trưởng ấp
Hội nghị liên tịch được thực hiện chậm nhất 10 ngày trước ngày bầu cử.
1. Thành phần hội nghị
a) Hội nghị do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã làm chủ tọa, tham dự có mời đại diện các cấp ủy Đảng, các tổ chức chính trị - xã hội ấp và Tổ trưởng Tổ dân cư tự quản ở địa phương;
b) Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Nội dung hội nghị
a) Hội nghị căn cứ vào tiêu chuẩn của Trưởng ấp để thảo luận và ấn định số người ứng cử Trưởng ấp. Số người ứng cử phải ít nhất là hai người để cử tri lựa chọn bầu lấy một người;
b) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã nêu mục đích hội nghị và giới thiệu đại biểu, sau đó đọc danh sách những người được Ban Công tác Mặt trận ấp và cử tri giới thiệu, người tự ứng cử (nếu có).
3. Hội nghị lập biên bản ghi rõ thành phần hội nghị, tổng số người được triệu tập, số người có mặt, nội dung hội nghị, diễn biến hội nghị và thỏa thuận cuối cùng của hội nghị là lập danh sách chính thức những người ứng cử Trưởng ấp.
Điều 14. Công bố danh sách ứng cử viên, danh sách cử tri
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thống nhất với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp công bố danh sách ứng cử viên, danh sách cử tri đại diện hộ gia đình:
1. Ngày công bố danh sách ứng cử viên để niêm yết chậm nhất là 08 ngày trước ngày bầu cử.
2. Danh sách cử tri đại diện hộ gia đình được niêm yết chậm nhất là 05 ngày trước ngày bầu cử.
Điều 15. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
1. Việc khiếu nại, tố cáo về ứng cử viên và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về ứng cử viên kết thúc chậm nhất là 06 ngày trước ngày bầu cử.
2. Việc khiếu nại, tố cáo về danh sách cử tri và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về danh sách cử tri kết thúc chậm nhất là 02 ngày trước ngày bầu cử.
3. Các khiếu nại, tố cáo sau thời hạn kết thúc sẽ được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã giải quyết sau bầu cử.
Điều 16. Thực hiện bầu cử Trưởng ấp
Căn cứ quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về thành lập Tổ bầu cử và quyết định nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử. Tổ trưởng Tổ bầu cử chỉ đạo tiến hành công việc bầu cử Trưởng ấp.
1. Cử tri tham gia bầu cử Trưởng ấp là cử tri đại diện hộ gia đình.
2. Hình thức bỏ phiếu bầu cử Trưởng ấp tiến hành bằng hình thức bỏ phiếu kín.
3. Trình tự bầu cử:
a) Tại cuộc bầu cử Trưởng ấp, Tổ trưởng Tổ bầu cử thực hiện trình tự những công việc sau:
Tổ trưởng Tổ bầu cử đọc lời khai mạc bầu cử.
Phổ biến cách thức chọn, gạch trong phiếu bầu cử.
Tiến hành phát phiếu và bỏ phiếu bầu chọn Trưởng ấp.
b) Tổ bầu cử chuẩn bị thùng phiếu, phiếu bầu, góc bên trái phía trên phiếu bầu phải có đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã. Trên phiếu bầu in rõ họ và tên những người ứng cử. Cử tri không đồng ý người nào thì gạch ngang giữa họ và tên người đó;
c) Trường hợp cử tri đại diện hộ gia đình do ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến nơi bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử cử người mang thùng phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu cử;
d) Tổ bầu cử tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc cuộc bỏ phiếu và lập biên bản kiểm phiếu;
Trước khi mở thùng phiếu Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản niêm phong số phiếu bầu không sử dụng đến, số phiếu cử tri đổi do gạch hỏng và mời hai cử tri không phải là người ứng cử có mặt tại đó chứng kiến việc kiểm phiếu.
Kết thúc cuộc bỏ phiếu Tổ trưởng Tổ bầu cử phải gửi biên bản kiểm phiếu và các phiếu bầu đến Ủy ban nhân dân cấp xã để tổng hợp.
đ) Những phiếu bầu sau đây không hợp lệ:
Phiếu không phải là phiếu theo mẫu của Tổ bầu cử phát ra.
Phiếu không có đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Phiếu để số người được bầu từ hai người trở lên.
Phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử.
Phiếu ghi tên người ngoài danh sách ứng cử hoặc phiếu có viết thêm.
Phiếu không gạch tên người nào trong danh sách ứng cử.
e) Tổ bầu cử bàn giao phiếu bầu, biên bản kiểm phiếu cho Ủy ban nhân dân cấp xã, biên bản kiểm phiếu ghi rõ:
Tổng số cử tri đại diện hộ gia đình của ấp.
Số cử tri đại diện hộ gia đình tham gia bỏ phiếu.
Số phiếu phát ra.
Số phiếu thu vào.
Số phiếu hợp lệ.
Số phiếu không hợp lệ.
Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử.
Biên bản kiểm phiếu lập thành 03 bản, có chữ ký của Tổ trưởng Tổ bầu cử, Thư ký và của 02 cử tri chứng kiến việc kiểm phiếu, gửi đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã 01 bản để tổng hợp, Ủy ban nhân dân cấp xã 01 bản và Tổ trưởng Tổ bầu cử giữ 01 bản.
g) Chậm nhất 03 ngày sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc. Tổ trưởng Tổ bầu cử công bố kết quả bầu cử và gửi biên bản tổng hợp kết quả bầu cử của Tổ bầu cử đến Ủy ban nhân dân cấp xã, để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận người trúng cử Trưởng ấp;
Người trúng cử Trưởng ấp phải là người đạt trên 50% số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số cử tri đại diện hộ gia đình trong toàn ấp tham gia bỏ phiếu. Trường hợp nhiều người có số phiếu bằng nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
Kết quả bầu cử chỉ có giá trị khi có ít nhất 50% số cử tri đại diện hộ gia đình trong danh sách tham gia bỏ phiếu.
Trong trường hợp số cử tri tham gia bỏ phiếu dưới 50% hoặc vi phạm các quy định khác về bầu cử thì phải tổ chức bầu cử lại. Ngày bầu cử lại do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định, nhưng chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày tổ chức bầu cử lần đầu.
Trường hợp tổ chức bầu cử lại lần thứ 2 vẫn không bầu được Trưởng ấp, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã Quyết định cử Trưởng ấp lâm thời trong số những người ứng cử Trưởng ấp chính thức để điều hành hoạt động của ấp cho đến khi bầu được Trưởng ấp mới.
Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định cử Trưởng ấp lâm thời, Ủy ban nhân dân cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức bầu cử Trưởng ấp mới bằng hình thức tổ chức Hội nghị ấp (theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của ấp, khu phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh).
h) Thời gian bỏ phiếu bầu cử Trưởng ấp được thực hiện vào một ngày thứ bảy hoặc chủ nhật.
Thời gian bắt đầu từ 7 giờ và kết thúc trước 19 giờ 00 phút cùng ngày. Tùy theo đặc điểm của từng địa phương mà Ủy ban nhân dân cấp xã quy định thời gian bắt đầu cuộc bầu cử Trưởng ấp có thể sớm hơn nhưng không trước 6 giờ cùng ngày, để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của Nhân dân.
Điều 17. Công nhận kết quả bầu cử Trưởng ấp
1. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Tổ trưởng tổ bầu cử, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, ra quyết định công nhận người trúng cử Trưởng ấp hoặc quyết định bầu cử lại; trường hợp không ra quyết định công nhận hoặc quyết định bầu cử lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Trưởng ấp chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
KINH PHÍ BẦU CỬ TRƯỞNG ẤP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18. Kinh phí tổ chức bầu cử Trưởng ấp
Kinh phí tổ chức bầu cử Trưởng ấp do ngân sách cấp xã đảm bảo. Trường hợp cấp xã có khó khăn về kinh phí thì Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét hỗ trợ.
Điều 19. Trách nhiệm của Sở Nội vụ
Sở Nội vụ có trách nhiệm theo dõi kiểm tra, hướng dẫn những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy trình bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Điều 20. Trách nhiệm của UBND cấp huyện
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm triển khai, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện nghiêm túc Quy trình bầu cử Trưởng ấp, Trưởng khu phố này theo đúng quy định của pháp luật.