Quyết định 1897/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Phương án sử dụng cát nghiền nhân tạo cho bê tông và vữa, sử dụng vật liệu khác làm vật liệu san lấp thay thế cát tự nhiên do tỉnh Hà Giang ban hành

Số hiệu 1897/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/09/2017
Ngày có hiệu lực 22/09/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Giang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1897/QĐ-UBND

Hà Giang, ngày 22 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG CÁT NGHIỀN NHÂN TẠO CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA, SỬ DỤNG CÁC VẬT LIỆU KHÁC LÀM VẬT LIỆU SAN LẤP THAY THẾ CÁT TỰ NHIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;

Căn cứ Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;

Căn cứ công văn số 1421/BXD-VLXD ngày 22/6/2017 của Bộ Xây dựng về việc tình hình cung cầu sử dụng cát xây dựng và các giải pháp tăng cường sản xuất, sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên;

Căn cứ Thông báo số 278/TB-UBND ngày 14 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh thông báo Kết luận phiên họp Thường trực UBND tỉnh tháng 9 năm 2017;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 58/TTr-SXD ngày 21 tháng 8 năm 2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Phương án sử dụng cát nghiền nhân tạo cho bê tông và vữa, sử dụng các vật liệu khác làm vật liệu san lấp thay thế cát tự nhiên.

(có Phương án chi tiết kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan theo chức năng quản lý và nhiệm vụ được phân công trong Phương án, xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện các nội dung của Phương án. Định kỳ 6 tháng và một năm, các sở, ngành; UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả thực hiện với UBND tỉnh thông qua Sở Xây dựng.

2. Sở Xây dựng có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện, chủ động tham mưu, đề xuất giải pháp để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Phương án.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Xây dựng, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố. Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điu 4;
- Bộ Xây dựng;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch UBND tỉnh
- Các PCT UBND tỉnh;
- Báo Hà Giang, Đài PTTH tỉnh;
- TT Công báo - Tin học;
- Vnptioffice;
- Lưu VT, CV: CN, XD
.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sơn

 

PHƯƠNG ÁN

SỬ DỤNG CÁT NGHIỀN NHÂN TẠO CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA SỬ DỤNG CÁC VẬT LIỆU KHÁC LÀM VẬT LIỆU SAN LẤP THAY THẾ CÁT TỰ NHIÊN
Ban hành kèm theo Quyết định số
1897/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Hà Giang

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hà Giang là một tỉnh vùng cao biên giới được thiên nhiên ưu đãi tiềm năng to lớn về khí hậu, đất đai, tài nguyên và khoáng sản, nhưng có cấu tạo địa hình phức tạp, hiếm trở, nên việc phân bố tài nguyên khoáng sản nói chung, tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nói riêng không đồng đều tùy theo tính chất địa hình, địa chất của từng vùng đặc biệt là cát xây dựng; theo cấu tạo địa hình, địa chất về cơ bản có thể chia thành 03 vùng đó là: vùng cao núi đá phía bắc, vùng này chủ yếu là các dãy núi đá vôi có độ dốc lớn, sông suối bị chia cắt nhiều; vùng cao núi đất phía tây chủ yếu là các sườn núi dốc, đèo cao và lòng suối hẹp; vùng núi thấp có địa hình là những dải rừng già hoặc thung lũng nằm dọc theo sông suối, cát xây dựng chủ yếu tập trung ở vùng này, tại vùng cao núi đá phía bắc và một số xã vùng cao núi đất phía tây hầu như không có loại khoáng sản này.

Việc thiếu hụt khoáng sản này đã dẫn đến tình trạng tổng mức đầu tư các công trình xây dựng tại các địa bàn này cao hơn so với vùng khác do phải vận chuyển cát xây dựng từ nơi khác đến, gây tốn kém cho ngân sách nhà nước, đồng thời cũng là một trở ngại lớn trong xây dựng nhà ở kiên cố cho người dân. Việc tận dụng nguyên liệu sẵn có tại chỗ là đá, cuội các loại để sản xuất vật liệu thay thế cát tự nhiên trong xây dựng chính là giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng thiếu nguồn cung cấp cát, đồng thời góp phn giảm chi phí xây dựng công trình và hạn chế việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

[...]