Quyết định 1048/QĐ-UBND năm 2017 Quy định về hoạt động sản xuất, cung cấp và sử dụng bê tông thương phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Số hiệu | 1048/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 26/04/2017 |
Ngày có hiệu lực | 26/04/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thái Bình |
Người ký | Phạm Văn Ca |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1048/QĐ-UBND |
Thái Bình, ngày 26 tháng 04 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 22/TTr-SXD ngày 14/3/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số nội dung về hoạt động sản xuất, cung cấp và sử dụng bê tông thương phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG BÊ TÔNG THƯƠNG
PHẨM TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1048/QĐ-UBND ngày 26/4/2017 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thái Bình)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy định này quy định một số nội dung về hoạt động sản xuất, cung cấp và sử dụng bê tông thương phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
b) Quy định này là cơ sở để các tổ chức, cá nhân quản lý, giám sát trong quá trình sản xuất, tiêu thụ bê tông thương phẩm và là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, cung cấp, sử dụng bê tông thương phẩm và chỉ quy định đối với hỗn hợp bê tông trộn sẵn có khối lượng thể tích từ 2.200 kg/m3 đến 2.500 kg/m3, không áp dụng cho các loại bê tông khác.
Điều 2. Yêu cầu chung và giải thích từ ngữ
1. Bê tông thương phẩm còn gọi là bê tông trộn sẵn, là một hỗn hợp gồm cốt liệu cát, đá, xi măng, nước và phụ gia theo những tỷ lệ tiêu chuẩn để có sản phẩm bê tông với từng đặc tính cường độ khác nhau, được sản xuất và chuyển giao dưới dạng sản phẩm cho người tiêu dùng ở trạng thái chưa cứng rắn.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1048/QĐ-UBND |
Thái Bình, ngày 26 tháng 04 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng; Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 22/TTr-SXD ngày 14/3/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định một số nội dung về hoạt động sản xuất, cung cấp và sử dụng bê tông thương phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Xây dựng; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH |
MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, CUNG CẤP VÀ SỬ DỤNG BÊ TÔNG THƯƠNG
PHẨM TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1048/QĐ-UBND ngày 26/4/2017 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Thái Bình)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
a) Quy định này quy định một số nội dung về hoạt động sản xuất, cung cấp và sử dụng bê tông thương phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
b) Quy định này là cơ sở để các tổ chức, cá nhân quản lý, giám sát trong quá trình sản xuất, tiêu thụ bê tông thương phẩm và là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan thực hiện kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, cung cấp, sử dụng bê tông thương phẩm và chỉ quy định đối với hỗn hợp bê tông trộn sẵn có khối lượng thể tích từ 2.200 kg/m3 đến 2.500 kg/m3, không áp dụng cho các loại bê tông khác.
Điều 2. Yêu cầu chung và giải thích từ ngữ
1. Bê tông thương phẩm còn gọi là bê tông trộn sẵn, là một hỗn hợp gồm cốt liệu cát, đá, xi măng, nước và phụ gia theo những tỷ lệ tiêu chuẩn để có sản phẩm bê tông với từng đặc tính cường độ khác nhau, được sản xuất và chuyển giao dưới dạng sản phẩm cho người tiêu dùng ở trạng thái chưa cứng rắn.
2. Các yêu cầu về chất lượng bê tông thương phẩm phải tuân theo quy định này hoặc thỏa thuận của khách hàng, nhưng phải phù hợp với các quy định của pháp luật như: Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007; Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; Tiêu chuẩn TCVN 9340:2012 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng hoặc phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế đã được Bộ Xây dựng cho phép áp dụng.
3. Đơn vị khối lượng để cung cấp hoặc mua bê tông thương phẩm là mét khối (m3) bê tông thương phẩm.
4. Đơn vị sản xuất bê tông gọi là bên sản xuất bê tông thương phẩm, nhà sản xuất bê tông thương phẩm.
5. Đơn vị tiêu thụ bê tông gọi là bên đặt hàng, khách hàng, người sử dụng bê tông thương phẩm hay người mua bê tông thương phẩm.
6. Tính công tác
Tính chất công nghệ chỉ khả năng của hỗn hợp bê tông lắp đầy khuôn (hình dạng định trước) khi có tác động cơ học hoặc do khối lượng bản thân mà vẫn bảo toàn tính liền khối và đồng nhất.
Điều 3. Yêu cầu thông tin về đặt hàng
Đơn vị tiêu thụ bê tông có trách nhiệm cung cấp các thông tin sau tới đơn vị sản xuất bê tông:
- Thời điểm (ngày, giờ) và nơi giao nhận;
- Mác hỗn hợp bê tông theo tính công tác;
- Mác hoặc cấp bê tông theo cường độ (chịu nén, kéo…);
- Khối lượng dự kiến yêu cầu;
- Tỷ lệ N/X lớn nhất chấp nhận;
- Loại xi măng và phụ gia (nếu có quy định đặc biệt);
- Kích thước hạt lớn nhất của hạt cốt liệu lớn;
- Độ sụt và sai số độ sụt của bê tông tại công trình;
- Các yêu cầu khác của thiết kế (yêu cầu bảo toàn tính công tác, thời gian đông kết, độ chống thấm, mài mòn v.v).
Điều 4. Thành phần hỗn hợp bê tông
Để tạo được chất lượng bê tông thương phẩm theo yêu cầu của đơn vị tiêu thụ bê tông thì giữa hai đơn vị sản xuất bê tông và đơn vị tiêu thụ bê tông có thể lựa chọn 1 trong 2 trường hợp sau:
1. Trường hợp 1
Đơn vị sản xuất bê tông chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc lựa chọn thành phần hỗn hợp bê tông đảm bảo chất lượng bê tông theo yêu cầu của đơn vị tiêu thụ bê tông.
2. Trường hợp 2
Đơn vị tiêu thụ bê tông nhận đảm nhiệm lựa chọn thành phần hỗn hợp bê tông. Đơn vị sản xuất bê tông phải đảm bảo sản xuất theo đúng thành phần hỗn hợp bê tông mà đơn vị tiêu thụ đã chọn.
Trong cả hai trường hợp trên thành phần hỗn hợp bê tông phải được xác định bởi phòng thí nghiệm chuyên ngành được công nhận.
Sản phẩm bê tông thương phẩm khi giao cho đơn vị tiêu thụ bê tông phải kèm theo nhãn hàng hóa của đơn vị sản xuất, theo quy định tại Chương II Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa; Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/04/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ. Cụ thể:
- Tên hàng hóa;
- Tên và địa chỉ nơi sản xuất hàng hóa;
- Định lượng hàng hóa;
- Thông số kỹ thuật hay chỉ tiêu chất lượng chủ yếu;
- Ngày sản xuất;
- Xuất xứ hàng hóa;
- Hướng dẫn sử dụng.
Điều 6. Yêu cầu kỹ thuật đối với vật liệu
1. Xi măng
Chất lượng xi măng phải theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 16-1:2014/BXD về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; tiêu chuẩn TCVN 6260:2009 Xi măng Poóc lăng hỗn hợp - Yêu cầu kỹ thuật và TCVN 6016:2011 Xi măng - Phương pháp thử xác định cường độ.
2. Cốt liệu
a) Cốt liệu cát, đá sử dụng phải phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 7570:2006 cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật; TCVN 7572:2006 cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử;
b) Tiêu chuẩn cát, đá, sỏi xây dựng chỉ dùng hệ thống tiêu chuẩn khác với hệ thống tiêu chuẩn của đơn vị sản xuất bê tông đã công bố khi đơn vị tiêu thụ bê tông có yêu cầu;
c) Kho bãi vật liệu phải sạch, có ô phân loại rõ ràng, không đổ lẫn các loại vật liệu. Vật liệu phải đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng, phải có lượng dự trữ tối thiểu.
3. Nước trộn bê tông
a) Nước trộn bê tông phải theo Tiêu chuẩn TCVN 4506: 2012 Nước trộn bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật;
b) Khi dùng các nguồn nước không phải do nguồn nước sạch được nhà máy xử lý nước cấp, phải thí nghiệm các chỉ tiêu của nước.
4. Phụ gia bê tông
Sử dụng phụ gia phải kèm theo chứng chỉ chất lượng của nơi cung cấp hoặc sản xuất phụ gia. Phụ gia hóa học yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 8826: 2011, phục gia khoáng yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn TCVN 8827: 2011 đồng thời người sản xuất phải thỏa thuận trước với người sử dụng.
1. Độ sụt của bê tông và sai số độ sụt cho phép phải phù hợp với các thiết bị thi công, kết cấu, cấu kiện và tính chất bề mặt công trình do đơn vị tiêu thụ bê tông yêu cầu đối với đơn vị sản xuất bê tông
Độ sụt của hỗn hợp bê tông tại vị trí đổ có thể tham khảo tại bảng 1 được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4453: 1995 như sau:
Bảng 1: Độ sụt của hỗn hợp bê tông tại vị trí đổ
Loại và tính chất của kết cấu |
Độ sụt (mm) |
|
Đầm máy |
Đầm tay |
|
- Lớp lót dưới móng hoặc nền nhà, nền đường và nền đường băng |
0 - 10 |
|
- Mặt đường và đường băng, nền nhà, kết cấu khối lớn không hoặc ít cốt thép (tường chắn, móng bloc ...) |
0 - 20 |
20 - 40 |
- Kết cấu khối lớn có tiết diện lớn hoặc trung bình |
20 - 40 |
40 - 60 |
- Kết cấu bê tông cốt thép có mật độ cốt thép dày đặc, tường mỏng, phễu silô, cột, dầm và bản tiết diện bé ... các kết cấu bê tông đổ bằng cốp pha di động |
50 - 80 |
80 - 120 |
- Các kết cấu đổ bằng bê tông bơm |
120 - 200 |
2. Khi đơn vị tiêu thụ bê tông không quy định sai số độ sụt thì sai số độ sụt được lấy theo bảng 2.
Bảng 2: Sai số độ sụt
Độ sụt yêu cầu |
Sai số độ sụt cho phép |
Nhỏ hơn 50 mm |
± 10mm |
Từ 50 - 100 mm |
± 20mm |
Lớn hơn 100 mm |
± 30mm |
3. Đơn vị sản xuất bê tông có trách nhiệm đảm bảo độ sụt tại chân công trình theo đúng yêu cầu bên đặt hàng. Đơn vị sản xuất bê tông phải tự thử độ sụt của từng xe bê tông tại nơi nhận (khi thi công khối lượng lớn có thể thử độ sụt theo xác suất), có giám sát của đơn vị tiêu thụ bê tông.
4. Hỗn hợp bê tông phải được đưa vào sử dụng trong khoảng thời gian 30 phút kể từ lúc bê tông đến công trình và được trút ra khỏi xe chuyên dụng hoặc sau lần hiệu chỉnh độ sụt ban đầu (đối với bê tông thông thường).
Điều 8. Định lượng và trộn vật liệu
Theo quy định tại mục 5.8 tiêu chuẩn TCVN 9340: 2012, như sau:
1. Xi măng
Xi măng phải được cân theo trọng lượng, sai số cho phép ±1% lượng xi măng yêu cầu.
2. Cốt liệu:
a) Cốt liệu phải được cân theo trọng lượng. Trọng lượng cốt liệu trong cấp phối bao gồm trọng lượng cốt liệu khô cộng thêm trọng lượng nước chứa trong cốt liệu với độ chính xác ±2% trọng lượng hỗn hợp. Trọng lượng của mẻ cân không được vượt quá khả năng của cân;
b) Thông báo về liều lượng và các chỉ tiêu về cốt liệu phải đảm bảo để người vận hành máy có thể đọc được chính xác trước khi nạp vật liệu vào nơi trộn.
3. Nước và phụ gia trộn bê tông
Chất lỏng (nước, phụ gia dạng nước) được định lượng theo thể tích hoặc theo khối lượng. Sai số định lượng không vượt quá ±1% theo thể tích hoặc theo khối lượng.
4. Hỗn hợp bê tông tất cả các mác theo tính công tác cần được trộn trong các máy trộn cưỡng bức. Các hỗn hợp bê tông dẻo có thể trộn trong các máy trộn rơi tự do. Hỗn hợp bê tông trộn khô phải được trộn trước bằng máy trộn cưỡng bức.
5. Vật liệu rời được cấp đồng thời vào máy trộn đang vận hành. Phụ gia hóa học dạng lỏng được cấp vào cùng với nước trộn. Liều lượng và cách sử dụng phụ gia cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Phụ gia hóa học dạng khô phải được trộn với nước trước khi sử dụng.
6. Thời gian trộn bê tông
Thời gian trộn (tính từ thời điểm cấp xong vật liệu đầu vào đến thời điểm trộn được hỗn hợp bê tông đồng nhất) phải tuân theo hướng dẫn của nhà cung cấp thiết bị và tham khảo phụ lục A của tiêu chuẩn TCVN 9340: 2012.
Theo quy định tại mục 5.9 tiêu chuẩn TCVN 9340: 2012, như sau:
1. Hỗn hợp bê tông được vận chuyển đến người sử dụng bằng các thiết bị chuyên dùng. Có thể dùng xe tự đổ vận chuyển hỗn hợp bê tông khi có thỏa thuận với người sử dụng.
2. Các phương tiện, thiết bị vận chuyển hỗn hợp bê tông phải đảm bảo loại trừ khả năng xâm nhập của nước mưa, phá vỡ độ đồng nhất, mất nước xi măng và tránh được các tác động trực tiếp của gió và bức xạ mặt trời.
Khi cần vận chuyển với quãng đường xa hoặc có yêu cầu bảo toàn tính công tác trong quá trình vận chuyển cần phải sử dụng phụ gia kéo dài thời gian đông kết, loại hóa dẻo hoặc siêu dẻo.
3. Nhiệt độ của hỗn hợp bê tông khi chuyển đến địa điểm theo yêu cầu của người mua và không nên vượt quá 30°C.
4. Thời gian cho phép lưu hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển cần được xác định bằng thí nghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng và loại phụ gia sử dụng. Nếu không có các số liệu thí nghiệm có thể tham khảo các trị số được quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4453: 1995 như sau:
Bảng 3: Thời gian lưu hỗn hợp bê tông khi không có phụ gia
Nhiệt độ không khí (0°C) |
Thời gian vận chuyển cho phép (phút) |
>30 |
30 |
20-30 |
45 |
10-20 |
60 |
5-10 |
90 |
Các trị số nêu trong bảng này chưa xét đến ảnh hưởng của phụ gia. Nếu có phụ gia phải được cơ quan thí nghiệm để xác định lại thời gian vận chuyển.
Điều 10. Nguyên tắc nghiệm thu, đánh giá sư phù hợp và các phương pháp kiểm tra chất lượng bê tong
Tuân thủ theo quy định tại mục 7 và 8 của tiêu chuẩn TCVN 9340: 2012 Hỗn hợp bê tông trộn sẵn - Yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng và nghiệm thu và các quy định khác có liên quan.
Điều 11. Yêu cầu thông tin về bán hàng và giao hàng
1. Thông tin về bán hàng
Đơn vị sản xuất bê tông phải cung cấp hướng dẫn sử dụng hỗn hợp bê tông với các chỉ tiêu chất lượng theo yêu cầu của đơn vị tiêu thụ bê tông. Khi đơn vị tiêu thụ bê tông không có yêu cầu cụ thể, đơn vị sản xuất bê tông cần thông báo tới người sử dụng thông tin chủ yếu như sau:
- Mác hỗn hợp bê tông theo tính công tác;
- Tỷ lệ N/X lớn nhất;
- Mác hoặc cấp bê tông theo cường độ chịu nén, kéo, kéo khi uốn …;
- Loại, lượng xi măng và phụ gia sử dụng;
- Kích thước danh định lớn nhất của hạt cốt liệu lớn;
- Các thông tin khác.
2. Thông tin về giao hàng
a) Đơn vị sản xuất bê tông phải cung cấp cho đơn vị tiêu thụ bê tông phiếu giao hàng ứng với mỗi xe bê tông đến công trường. Nội dung phiếu giao hàng như sau:
- Tên của nhà máy hay trạm trộn bê tông;
- Ngày tháng cấp bê tông;
- Số xe vận chuyển bê tông;
- Tên và địa chỉ nơi nhận bê tông;
- Loại và ký hiệu bê tông dùng theo quy định của công trường;
- Khối lượng bê tông chở trong xe (m3);
- Độ sụt bê tông tại công trình theo yêu cầu của đơn vị tiêu thụ bê tông;
- Cường độ bê tông theo yêu cầu;
- Thời gian ninh kết bê tông;
- Nước đổ thêm (nếu có);
- Loại nhãn và lượng phụ gia;
- Thời gian xuất xưởng, thời gian đến công trình.
b) Khi có yêu cầu của đơn vị tiêu thụ bê tông, đơn vị sản xuất bê tông phải cung cấp các thông tin bổ sung sau đây:
- Nhãn hiệu xi măng, chỉ tiêu chất lượng xuất xưởng của lô xi măng;
- Kích thước hạt lớn nhất của cốt liệu;
- Chỉ tiêu chất lượng cốt liệu hạt lớn và nhỏ được phòng thí nghiệm công nhận;
- Thành phần cấp phối bê tông đã được xác nhận trước giữa 2 bên.
c) Đại diện của đơn vị tiêu thụ bê tông phải kiểm tra, xác nhận vào phiếu giao hàng và các phiếu lấy mẫu thí nghiệm bê tông.
Điều 12. Công tác cốp pha và đà giáo
Công tác lắp dựng cốp pha, đà giáo theo quy định tại mục 3 tiêu chuẩn TCVN 4453: 1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu; QCVN 18:2014/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia an toàn trong xây dựng và phù hợp với biện pháp thi công được duyệt.
Điều 13. Công tác vận chuyển bê tông
1. Tuân thủ quy định tại mục 6.3 của tiêu chuẩn TCVN 4453: 1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu và các quy định liên quan khác.
2. Khi bê tông sử dụng phụ gia thì đơn vị sản xuất phải cung cấp cho đơn vị tiêu thụ về đặc tính kỹ thuật của bê tông nhưng phải trên cơ sở thí nghiệm.
Điều 14. Công tác đổ bê tông và đầm bê tông
Tuân thủ quy định tại mục 6.4 của tiêu chuẩn TCVN 4453: 1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu và các quy định liên quan khác.
Điều 15. Công tác bảo dưỡng bê tông
1. Thực hiện bảo dưỡng bê tông theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8828: 2011 Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên; mục 6.5 tiêu chuẩn TCVN 4453: 1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu
Việc bảo dưỡng bê tông phải bắt đầu ngay sau khi bê tông được dầm chắc, mục đích để bê tông không:
a) Bị khô sớm, nhất là do bức xạ mặt trời và gió;
b) Bị tiết nước ra do nước mưa hay nước tràn;
c) Bị nguội nhanh trong vài ngày đầu sau khi đổ bê tông.
2. Thời gian tối thiểu để bảo dưỡng bê tông tùy thuộc vào loại xi măng, hàm lượng xi măng, nhiệt độ của hỗn hợp bê tông, nhiệt độ không khí, thời tiết khi đổ bê tông và phụ thuộc vào mức giá trị cường độ bảo dưỡng tới hạn quy định tại bảng 2 của tiêu chuẩn TCVN 8828:2011.
3. Các phương pháp bảo dưỡng bê tông phổ biến
a) Duy trì ván khuôn tại chỗ;
b) Phủ kín bề mặt bê tông bằng vật liệu không thấm nước như Polyêtilen;
c) Bao bọc bề mặt bê tông bằng vật liệu hút ẩm;
d) Cấp nước thường xuyên, liên tục che bề mặt, tránh làm khô ẩm xen kẽ;
e) Có thể phun lên bề mặt bê tông một màng mỏng chất bao phủ để dưỡng hộ bê tông.
Điều 16. Kiểm tra và nghiệm thu bê tông
Tuân thủ quy định tại mục 7 của tiêu chuẩn TCVN 4453: 1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu và các quy định liên quan khác.
Điều 17. Trách nhiệm của đơn vị sản xuất bê tông
- Cung cấp các chỉ dẫn kỹ thuật chung về công tác cốp pha, đà giáo; công tác thi công, bảo dưỡng bê tông cho đơn vị tiêu thụ bê tông để đạt mác thiết kế;
- Cung cấp bảng cấp phối bê tông cho đơn vị tiêu thụ bê tông;
- Thực hiện việc lấy mẫu để kiểm tra chất lượng bê tông theo quy định;
- Tạo mọi điều kiện cho đơn vị tiêu thụ bê tông được kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, vận chuyển bê tông đến chân công trình;
- Công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 28 Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21/11/2007; Điểm a Khoản 2 Điều 31 của Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng.
Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tiêu thụ bê tông
- Thống nhất với đơn vị sản xuất bê tông bằng hợp đồng về sản xuất, cung cấp bê tông thương phẩm;
- Chỉ được yêu cầu bê tông vận chuyển đến chân công trình khi công tác cốp pha đã hoàn thành và được nghiệm thu bởi đơn vị tư vấn giám sát (nếu có);
- Thực hiện việc kiểm tra khối lượng, chất lượng bê tông trên cơ sở các thông tin của đơn vị sản xuất bê tông cung cấp;
- Giám sát, xác nhận việc lấy mẫu và quá trình thí nghiệm mẫu do đơn vị sản xuất bê tông thực hiện hoặc đơn vị tiêu thụ bê tông trực tiếp lấy mẫu bê tông để thí nghiệm (nếu cần).
Điều 19. Trách nhiệm các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân huyện, thành phố:
1. Sở Xây dựng:
- Triển khai, phổ biến và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, cung cấp và sử dụng bê tông thương phẩm trong xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thái Bình thực hiện theo các yêu cầu tại Quy định này;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hoạt động sản xuất, cung cấp và thi công bê tông thương phẩm của các đơn vị sản xuất bê tông thương phẩm trên địa bàn; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.
2. Các Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Công Thương, các sở, ban, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm triển khai phổ biến Quy định này đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, cung cấp và sử dụng bê tông thương phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình; Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện việc kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hoạt động sản xuất, cung cấp và thi công bê tông thương phẩm của các đơn vị sản xuất bê tông thương phẩm trên địa bàn.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng để nghiên cứu, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.