Quyết định 1884/QĐ-UBND năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2030

Số hiệu 1884/QĐ-UBND
Ngày ban hành 09/08/2024
Ngày có hiệu lực 09/08/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Hồ Quang Bửu
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1884/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 09 tháng 8 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÂY TRỒNG TỔNG HỢP (IPHM) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Quyết định số 3592/QĐ-BNN-BVTV ngày 23/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam, giai đoạn 2022-2030;

Căn cứ Quyết định số 5416/QĐ-BNN-BVTV ngày 18/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 221/TTr-SNN&PTNT ngày 02/8/2024.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2030.

Điều 2. Các Sở, Ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch, chương trình cụ thể tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện của các ngành, địa phương; định kỳ tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ NN&PTNT;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Hội Nông dân;
- Báo, Đài PTTH Quảng Nam;
- CPVP;
- Lưu: VT, TH, KTN.
D:\Dropbox\minh tam b\Nam 2024\Quyet dinh\08 08 ban hành KH thực hiện Đề án IPHM.docx

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Quang Bửu

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÂY TRỒNG TỔNG HỢP (IPHM) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Quyết định số 1884/QĐ-UBND ngày 09/8/2024 của UBND tỉnh Quảng Nam)

Căn cứ Quyết định số 3592/QĐ-BNN-BVTV ngày 23/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam, giai đoạn 2022 - 2030; Quyết định số 5416/QĐ-BNN-BVTV ngày 18/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Phê duyệt Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030; UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, với các nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, Chiến lược phát triển trồng trọt theo hướng phát huy lợi thế, hiệu quả các nguồn lực (tài nguyên đất, nước, không khí, con người, truyền thống lịch sử, văn hóa) và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp phục vụ kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho nông sản chủ lực, quy hoạch phát triển cây trồng.

3. Tổ chức thực hiện chương trình IPHM theo hướng sản xuất sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững; tập trung phát triển các cây trồng chủ lực và có lợi thế của từng vùng, chú trọng phát triển trên cây trồng có giá trị hàng hóa cao.

4. Phát triển chương trình IPHM cần có sự vào cuộc của toàn xã hội; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các thành phần kinh tế, tập trung hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường. Nông dân và các tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã,…) liên kết hợp tác để phát triển IPHM trên diện rộng.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp đến năm 2030 đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định số 5416/QĐ-BNN-BVTV ngày 18/12/2023 làm cơ sở để tổ chức thực hiện toàn diện, đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.

2. Yêu cầu

[...]