Quyết định 5416/QĐ-BNN-BVTV năm 2023 phê duyệt Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 5416/QĐ-BNN-BVTV
Ngày ban hành 18/12/2023
Ngày có hiệu lực 18/12/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Hoàng Trung
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5416/QĐ-BNN-BVTV

Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN QUẢN LÝ SỨC KHỎE CÂY TRỒNG TỔNG HỢP (IPHM) ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25/11/2013;

Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 1911/2018;

Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 3592/QĐ-BNN-BVTV ngày 23/9/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy ứng dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây trồng chủ lực ở Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030.

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) đến năm 2030” (sau đây gọi tắt là Đề án) với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) là một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện thành công Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, Chiến lược phát triển trồng trọt theo hướng phát huy lợi thế, hiệu quả các nguồn lực (tài nguyên đất, nước, không khí, con người, truyền thống lịch sử, văn hóa) và khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

2. Phát triển quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) phục vụ kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung cho nông sản chủ lực, quy hoạch phát triển cây trồng, quy hoạch thủy lợi và quy hoạch khu nông nghiệp công nghệ cao.

3. Tổ chức thực hiện chương trình quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) theo hướng sản xuất sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao, sản xuất an toàn, hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị bền vững; tập trung phát triển các cây trồng chủ lực và có lợi thế của từng vùng miền, từng địa phương, chú trọng phát triển trên cây trồng có giá trị hàng hóa như: cây lương thực (lúa, ngô, khoai lang, …); cây ăn quả (xoài, mít, sầu riêng, bơ, chôm chôm, vải nhãn, mãng cầu, vú sữa, cây có múi, nho, thanh long, xoài, táo, chanh leo, dưa hấu, dứa, dừa, …); cây công nghiệp (cà phê, hồ tiêu, chè, điều, sắn, mía, lạc, đậu tương, … ); cây rau màu, cây hoa, cây cảnh và cây dược liệu.

4. Phát triển chương trình quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) cần sự vào cuộc của toàn xã hội; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển IPHM. Nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, tạo môi trường hoạt động thuận lợi cho các thành phần kinh tế, tập trung hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường. Nông dân và các tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, …) liên kết hợp tác để phát triển IPHM trên diện rộng.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển quản lý sức khoẻ cây trồng tổng hợp (IPHM) để tăng cường sức khỏe cây trồng, nâng cao khả năng phòng chống SVGH và chống chịu tốt với điều kiện bất thuận của thời tiết, nâng cao hiệu quả sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

a) Phấn đấu có trên 90% diện tích lúa, rau màu, cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh và cây dược liệu được áp dụng IPHM (ít nhất 60% diện tích lúa, cây dược liệu và 30% diện tích rau màu, cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh áp dụng đầy đủ các biện pháp IPHM); 70% diện tích ngô, cây công nghiệp được áp dụng IPHM (ít nhất 60% diện tích ngô, 50% diện tích cây công nghiệp áp dụng đầy đủ các biện pháp IPHM); lượng thuốc BVTV hóa học và lượng phân bón vô cơ giảm 30% và tăng hiệu quả kinh tế 15-20% so với sản xuất thông thường.

b) Trên 80% số xã (có sản xuất nông nghiệp tập trung) có đội ngũ nông dân nòng cốt (ít nhất 05 nông dân nòng cốt/xã, phường) có hiểu biết, kỹ năng và ứng dụng hiệu quả IPHM, có khả năng hướng dẫn nông dân khác ứng dụng IPHM, đánh giá hiệu quả và phổ biến kết quả cho cộng đồng.

c) Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 5 giảng viên IPHM Quốc gia và 20 giảng viên IPHM cấp tỉnh; mỗi xã, phường (có sản xuất nông nghiệp tập trung) có ít nhất 2 hướng dẫn viên IPHM cộng đồng.

d) Phấn đấu trên 90% số xã, phường (có sản xuất nông nghiệp tập trung) thực hiện thu gom bao bì thuốc BVTV sau sử dụng đúng theo quy định.

III. NHIỆM VỤ

1. Tăng cường nguồn lực phát triển IPHM

- Đào tạo bồi dưỡng cán bộ (TOT) và nông dân (FFS) để đáp ứng số lượng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ phát triển IPHM.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ