ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1869/QĐ-UBND
|
An Giang, ngày 31
tháng 7 năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH “PHÁT TRIỂN VÙNG CHUYÊN CANH NẾP HUYỆN
PHÚ TÂN GIAI ĐOẠN 2019 - 2020”
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định
98/2018/NĐ-CP ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển
hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
Căn cứ Chương trình hành động
số 08-CTr/TU ngày 11/11/2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang về phát
triển nông nghiệp giai đoạn 2016 -2020, định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số
1066/QĐ-UBND, ngày 05/04/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Kế hoạch
thực hiện chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển
nông nghiệp giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;
Căn cứ quyết định số
3878/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 về việc Phê duyệt Kế hoạch phát triển ngành hàng
lúa gạo bền vững tỉnh An Giang từ nay đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 176/TTr-SNN&PTNT ngày
14/6/2019 (nhận ngày 10/7/2019),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Kế hoạch “Phát triển vùng chuyên canh nếp
huyện Phú Tân giai đoạn 2019- 2020”, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Tên kế
hoạch: “Phát triển vùng chuyên canh nếp huyện Phú Tân giai đoạn 2019 -
2020”
2. Đơn vị
chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang.
3. Cơ
quan thực hiện: Trung tâm Khuyến nông.
4. Địa điểm
thực hiện: Tại huyện Phú Tân.
5. Thời
gian thực hiện: Từ năm 2019 đến năm 2020.
6. Mục tiêu
kế hoạch
6.1. Mục tiêu chung
Xây dựng vùng sản xuất nếp theo
hướng chuỗi giá trị - áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến để sản
phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, gắn với tiêu thụ sản phẩm, giúp sản xuất bền vững
và nâng cao giá trị của nếp.
6.2. Mục tiêu cụ thể đến năm
2020:
- Xây dựng được ít nhất 03 tiểu
vùng sản xuất nếp gắn với doanh nghiệp tiêu thụ (theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp),
quy mô tối thiểu 100 ha/tiểu vùng/2vụ (50 ha/vụ x 2 vụ), nông dân tham gia lợi
nhuận đạt tối thiểu 40% so với giá thành sản xuất, chất lượng được cải thiện.
- Củng cố nâng chất hoạt động
ít nhất 03 tổ sản xuất nếp giống trong huyện để đảm bảo cung cấp đủ lượng giống
nếp chất lượng phục vụ sản xuất.
7. Nội dung
Kế hoạch (Xem chi tiết phụ lục)
7.1. Gắn kết doanh nghiệp
tiêu thụ nếp.
- Liên hệ, phối hợp với các
doanh nghiệp tiêu thụ nếp xác định: Loại giống nếp, tiêu chuẩn, giá cả, hình thức
tiêu thụ, sản lượng cần, vùng nguyên liệu của doanh nghiệp,….
- Thông qua công tác xúc tiến
thương mại, một số doanh nghiệp có kế hoạch liên kết tiêu thụ nếp tại Phú Tân từ
năm 2019 - 2020:
TT
|
Địa điểm dự kiến liên kết tiêu thụ
|
Diện Tích liên kết sản xuất – tiêu thụ (ha, dự kiến)
|
Ghi chú
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
1
|
Công ty TNHH MTV Nguyễn Phú
Vinh (giống: nếp thơm NPV và nếp CK92)
|
1.500
|
4.400
|
Yêu cầu sản phẩm: hạn chế tồn
dư thuốc BVTV (trong giới hạn cho phép, theo quy trình 1P5G) và nâng cao chất
lượng, cải thiện/tăng mùi thơm (đối với giống nếp thơm).
|
2
|
Một số doanh nghiệp khác (Huỳnh
Phú Nông, Nanotex,...)
|
500
|
900
|
Tổng cộng
|
2.000
|
5.300
|
|
7.2. Triển khai liên kết
tiêu thụ nếp đến nông dân
(a) Hội nghị triển khai Kế hoạch:
Thông qua kế hoạch tiêu thụ nếp của các doanh nghiệp, tổ chức triển khai các hoạt
động của Kế hoạch đến địa phương, để đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu đặt ra.
- Quy mô: 01 hội nghị (100 đại
biểu).
- Thời gian: Năm 2019.
(b) Tổ chức họp nông dân triển
khai liên kết tiêu thụ nếp với doanh nghiệp:
- Nội dung: phối hợp với chính
quyền địa phương (phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, UBND xã) và doanh nghiệp
triển khai kế hoạch liên kết tiêu thụ nếp. Thông tin rõ một số vấn đề: yêu cầu
tiêu chuẩn, sản lượng nếp, hình thức hợp đồng tiêu thụ,…; Vận động nông dân
trong tổ hợp tác/hợp tác xã tham gia sản xuất theo chuỗi (theo tiêu chuẩn, cung
ứng sản phẩm cho doanh nghiệp), phải tuân thủ các điều kiện và quy trình sản xuất
theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp và doanh nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng
theo yêu cầu.
- Quy mô: 12 cuộc (50 đại biểu/cuộc).
- Thời gian: Năm 2019 (6 cuộc);
năm 2020 (6 cuộc).
7.3. Chuyển giao kỹ thuật để
sản phẩm đáp ứng theo tiêu chuẩn, yêu cầu của doanh nghiệp
7.3.1. Tổ chức tập huấn kỹ
thuật:
(a) Tập huấn ToT cho Cán bộ kỹ
thuật: Nhằm cung cấp, cập nhật kiến thức để giúp chuyển giao, tập huấn lại cho
nông dân.
- Số lượng: 02 lớp (năm 2019:
01 lớp; năm 2020: 01 lớp).
- Nội dung:
+ Kỹ thuật nhân giống và phục
tráng giống nếp.
+ Quy trình sản xuất nếp đáp ứng
tiêu chuẩn doanh nghiệp: Phối hợp với doanh nghiệp tiêu thụ nếp, xác định yêu cầu
tiêu chuẩn khi tiêu thụ, từ đó xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp hoặc điều chỉnh
quy trình kỹ thuật hiện có để tập huấn nông dân áp dụng, đáp ứng tiêu chuẩn sản
phẩm của doanh nghiệp.
(b) Tập huấn cho nông dân, với
nội dung:
- Kỹ thuật nhân giống và phục tráng
giống nếp: Nhằm cung cấp nguồn giống nếp: CK92, CK2003,… phục vụ cho vùng
chuyên canh (trong thời gian chờ được công nhận giống chính thức), đồng thời củng
cố hoạt động tổ giống:
+ Quy mô: 03 lớp (năm 2019).
+ Đối tượng: Nông dân, ưu tiên
thành viên tổ nhân giống.
- Quy trình sản xuất nếp đáp ứng
tiêu chuẩn doanh nghiệp: Nhằm giúp nông dân sản xuất ra sản phẩm đáp ứng tiêu
chuẩn của doanh nghiệp.
+ Quy mô: 12 lớp (năm 2019: 6 lớp;
năm 2020: 6 lớp).
+ Đối tượng: nông dân, ưu tiên
trong hợp tác xã/tổ hợp tác có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp.
7.3.2. Nhân giống nếp để
cung cấp cho vùng nguyên liệu
Song song với lớp tập huấn cho
nông dân về kỹ thuật nhân giống và phục tráng giống nếp, bố trí:
(a) Thực hiện trình diễn phục
tráng giống nếp:
- Nội dung: Chọn lại những dạng
cây đồng đều, phù hợp với đặc tính giống ban đầu, để có được lượng giống nếp
(CK92; CK2003) tương đối thuần.
- Quy mô trình diễn: 6 điểm
(0,1 ha /điểm/tiểu vùng, xã).
- Địa điểm: tại các tiểu vùng,
xã có liên kết doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. (b) Thực hiện nhân giống nếp để
cung cấp cho vùng nguyên liệu:
- Nội dung: Từ nguồn giống thực
hiện phục tráng (qua điểm trình diễn) hoặc giống theo nhu cầu doanh nghiệp (nếp
thơm NVP,...), tiến hành tổ chức nhân giống theo quy trình với sự hỗ trợ kiểm định,
kiểm nghiệm, để có nguồn giống nếp chất lượng cho vùng nguyên liệu.
- Quy mô nhân giống: 06 mô hình
(2 ha/MH/tiểu vùng, xã).
- Địa điểm: tại các tiểu vùng,
xã có liên kết doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; ưu tiên thành viên của tổ nhân
giống.
- Diện tích nhân giống nếp phục
vụ vùng nguyên liệu.
Diện tích nhân giống
|
Năng suất (kg/ha, ước)
|
Lượng giống nếp có được (kg)
|
Phục vụ vùng nguyên liệu
|
6 ha/3MH/3 tiểu vùng/năm x 2 năm
|
6.000
|
36.000 kg/năm x 2 năm
|
300 ha/3 tiểu vùng/năm x 2 năm = 600 ha
|
7.3.3. Xây dựng vùng nguyên
liệu đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp
(a) Thực hiện mô hình trình diễn
(mô hình điểm) và hội thảo đánh giá, nhân rộng mô hình: Năm 2019 chọn 03 xã dự
kiến xây dựng 03 tiểu vùng sản xuất chuyên canh nếp gắn với doanh nghiệp tiêu
thụ, để thực hiện mô hình điểm.
Nội dung thực hiện: Ứng dụng
quy trình kỹ thuật phù hợp (trên nền kỹ thuật 1P5G): lượng giống sử dụng
100-120 kg/ha, giảm từ 1/4-1/3 lượng phân hóa học, cung cấp thêm phân hữu cơ hoặc
hữu cơ vi sinh, hướng dẫn xử lý - quản lý - kiểm soát việc sử dụng thuốc BVTV
khi có dịch bệnh xuất hiện,… để sản phẩm nếp làm ra đáp ứng tiêu chuẩn của
doanh nghiệp (hạn chế sử dụng thuốc BVTV, cải thiện chất lượng/tăng mùi thơm).
+ Quy mô trình diễn: 6 mô hình
(01 ha/MH/xã/vụ x 3 xã x 2 vụ).
+ Quy mô hội thảo: 6 hội thảo
(01 hội thảo/MH x 6 MH).
(b) Xây dựng vùng nguyên liệu
đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp:
Nội dung: Xây dựng tiểu vùng sản
xuất chuyên canh nếp gắn với doanh nghiệp tiêu thụ (sản phẩm đáp ứng theo tiêu
chuẩn của doanh nghiệp), ứng dụng quy trình kỹ thuật phù hợp, để sản phẩm nếp
làm ra đáp ứng tiêu chuẩn của doanh nghiệp (hạn chế sử dụng thuốc BVTV, cải thiện
chất lượng/tăng mùi thơm). Mức hỗ trợ: Theo quy định hiện hành.
+ Năm 2019: Quy mô tối thiểu 50
ha/vùng/xã/vụ, thực hiện tối thiểu 2 vụ/năm (50ha/xã/vụ x 3 xã x 2 vụ/năm = 300
ha). Ưu tiên triển khai tại các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã.
+ Năm 2020: Nhân rộng các xã
khác có sản xuất nếp, tùy năng lực của doanh nghiệp dự kiến nhân rộng ít nhất
03 tiểu vùng khác, có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã. Quy mô: 50ha/xã/vụ x 3 xã x 2
vụ/năm = 300 ha.
7.4. Hội nghị Tổng kết Kế hoạch
Tổng hợp tất cả kết quả thực hiện
của kế hoạch từ 2019 - 2020, tổ chức hội nghị đánh giá, rút kinh nghiệm và đề
xuất giải pháp cho giai đoạn tiếp theo.
- Thời gian thực hiện: dự kiến
vào quí IV/2020.
- Quy mô: 01 hội nghị (100 đại
biểu).
8. Kinh phí
thực hiện:
8.1. Nguồn kinh phí thực hiện:
1.512.216.000 đồng
- Kinh phí sự nghiệp nông nghiệp:
827.210.000 đồng
- Đối ứng của dân: 685.006.000
đồng
8.2. Phân kỳ đầu tư:
- Năm 2019 828.576.000 đồng
+ Kinh phí sự nghiệp nông nghiệp
467.278.000 đồng
+ Vốn dân 361.298.000 đồng
- Năm 2020 683.640.000 đồng
+ Kinh phí sự nghiệp nông nghiệp
359.932.000 đồng
+ Vốn dân 323.708.000 đồng
9. Tổ chức
thực hiện
9.1. Cơ quan chủ trì
Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và Ủy ban nhân dân huyện Phú Tân
để tổ chức triển khai các nội dung được phê duyệt tại Kế hoạch này. Đồng thời,
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện và tổng hợp đánh giá tình hình thực
hiện hàng năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; đề xuất sửa đổi, bổ sung Kế hoạch
khi cần thiết.
9.2. Cơ quan phối hợp
Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh, Hội Nông dân
tỉnh, UBND huyện Phú Tân.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Giao Sở Tài
chính thẩm định và bố trí kinh phí để triển thực hiện Kế hoạch này.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch UBND huyện Phú Tân; Thủ trưởng
các sở, ngành và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- CT, PCT UBND tỉnh Trần Anh Thư;
- Các Sở: KHĐT, NN&PTNT, TC, CT;
- Trung tâm XTTM & ĐT tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh;
- UBND huyện Phú Tân;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- P.KTN, P.HCTC;
- Lưu: VT.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Anh Thư
|
PHỤ LỤC:
TỔNG HỢP CÁC HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH “PHÁT TRIỂN VÙNG CHUYÊN
CANH NẾP HUYỆN PHÚ TÂN GIAI ĐOẠN 2019- 2020”
(Đính kèm Quyết định số 1869/QĐ-UBND ngày 31/7/2019 của UBND tỉnh)
TT
|
Nội dung hoạt động Kế hoạch
|
Tổng số
|
Trong đó
|
Ghi chú
|
Năm 2019
|
Năm 2020
|
I
|
Triển khai liên kết tiêu
thụ nếp đến nông dân
|
|
|
|
|
1
|
Hội nghị triển khai Kế hoạch
(cuộc)
|
01
|
01
|
|
100 đại biểu/hội nghị
|
2
|
Tổ chức họp nông dân triển
khai liên kết tiêu thụ nếp với doanh nghiệp (cuộc)
|
12
|
6
|
6
|
50 đại biểu/cuộc
|
II
|
Chuyển giao kỹ thuật để sản
phẩm đáp ứng theo tiêu chuẩn, yêu cầu của doanh nghiệp
|
|
|
|
|
1
|
Tổ chức tập huấn kỹ thuật
|
|
|
|
|
|
- Tập huấn ToT cho Cán bộ kỹ
thuật (lớp)
|
2
|
1
|
1
|
25 học viên/lớp
|
|
- Tập huấn cho nông dân
|
|
|
|
|
|
+ Kỹ thuật nhân giống và phục
tráng giống nếp (lớp)
|
3
|
3
|
|
25 học viên/lớp
|
|
+ Quy trình sản xuất nếp đáp ứng
tiêu chuẩn doanh nghiệp (lớp)
|
12
|
6
|
6
|
25 học viên/lớp
|
2
|
Nhân giống để cung cấp nguồn
nếp cho vùng nguyên liệu
|
|
|
|
|
|
- Trình diễn phục tráng giống
nếp (điểm)
|
6
|
3
|
3
|
0,1 ha/điểm/tiểu vùng, xã
|
|
- Thực hiện nhân giống nếp để
cung cấp cho vùng nguyên liệu (mô hình)
|
6
|
3
|
3
|
2 ha/MH/tiểu vùng, xã; hỗ trợ kiểm định, kiểm nghiệm
|
3
|
Xây dựng vùng nguyên liệu
đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp
|
|
|
|
|
|
- Thực hiện mô hình trình diễn
(mô hình điểm) và hội thảo đánh giá, nhân rộng mô hình:
|
|
|
|
|
|
+ Mô hình điểm (mô hình)
|
6
|
6
|
|
(01 ha/MH/xã/vụ x 3 xã x 2 vụ)
|
|
+ Hội thảo đánh giá, nhân rộng
(hội thảo)
|
6
|
6
|
|
(01 hội thảo/MH x 6 MH)
|
|
- Xây dựng vùng nguyên liệu
đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp (ha)
*: thực hiện ở xã khác so
năm 2019
|
600
|
300
|
300*
|
50ha/xã/vụ x 3 xã x 2 vụ/năm x 2 năm = 600 ha
|
III
|
Hội nghị tổng kết kế hoạch
|
01
|
|
01
|
100 đại biểu
|