Kế hoạch 100/KH-UBND năm 2019 về phát triển vùng chuyên canh sản xuất cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 100/KH-UBND
Ngày ban hành 11/07/2019
Ngày có hiệu lực 11/07/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Trần Ngọc Căng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 100/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 11 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG CHUYÊN CANH SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Thực hiện Kế hoạch số 127-KH/TU ngày 05/4/2018 của Tỉnh ủy và Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 08/6/2018 của UBND tỉnh về việc thực hiện Kế hoạch số 127-KH/TU ngày 05/4/2018 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi xây dựng Kế hoạch bảo tồn, phát triển các vùng chuyên canh sản xuất dược liệu quý, hiếm trên địa bàn tỉnh, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phát triển cây dược liệu hàng hóa theo hướng ổn định, lâu dài với quy mô diện tích lớn, tập trung chuyên canh trên cơ sở khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và thị trường.

- Phát triển cây dược liệu phải gắn với việc bảo vệ, nâng cao hiệu quả diện tích hiện có và bảo tồn, phát triển các nguồn gen quý hiếm; nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong việc hỗ trợ đầu tư khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm dược liệu.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển cây dược liệu và đẩy mạnh tiêu thụ dược liệu, các sản phẩm từ dược liệu.

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích; tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động, góp phần bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, người tiêu dùng và cải tạo môi trường đa dạng hệ sinh thái. Từng bước đưa nghề trồng cây dược liệu trở thành một nghề có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

2. Yêu cầu

- Tập trung phát triển chủng loại cây dược liệu quý hiếm theo hướng hàng hóa gắn sản xuất nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Trong đó ưu tiên phát triển các chủng loại dược liệu sẵn có tại địa phương và có lợi thế cạnh tranh lớn, đặc biệt là các sản phẩm có thế mạnh của địa phương, như một số cây dược liệu dễ trồng, dễ tiêu thụ như: Quế, Đinh lăng, Sả, Gừng, Nghệ. Ngoài ra, có thể xây dựng mô hình trồng thử nghiệm để đánh giá chất lượng, khả năng thích ứng với điều kiện canh tác của địa phương đối với các dược liệu như: Sâm ngọc linh, Kim tiền thảo, Ba kích, Đảng sâm, Sa nhân.

- Song song với trồng mới, trồng thử nghiệm, cần tiếp tục trồng bổ sung, cải tạo, trồng thay thế trên diện tích hiện có (diện tích cây dược liệu hàng năm, cây lâu năm đã thu hoạch) để duy trì ổn định diện tích, sản lượng. Đồng thời tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất, đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.

- Phát triển cây dược liệu quý hiếm phải phù hợp với định hướng của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh theo Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp và các quy hoạch ngành, lĩnh vực liên quan; tạo được các vùng trồng cây dược liệu để phát triển ổn định, lâu dài; tạo được sự liên kết chặt chẽ, ổn định theo chuỗi giá trị từ trồng, chăm sóc, thu hoạch gắn với chế biến, tiêu thụ đảm bảo phát triển cây dược liệu bền vững, hiệu quả.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

1. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn 06 huyện, gồm: Mộ Đức, Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng, Tây Trà và Sơn Tây.

2. Đối tượng: Các loài cây dược liệu bản địa có giá trị kinh tế cao đã và đang được người dân trồng, chăm sóc và phát triển tại địa phương. Đồng thời phải là những loài cây dược liệu nằm trong danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển theo Quyết định số 206/QĐ-BYT ngày 22/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành danh mục cây dược liệu ưu tiên phát triển giai đoạn 2015-2020.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Phát triển vùng trồng cây dược liệu đến năm 2020

- Trên cơ sở xác lập vùng trồng cây gỗ lớn trong Quy hoạch rừng sản xuất và rừng phòng hộ được giao khoán cho các hộ dân theo Quyết định số 2480/QĐ-UBND ngày 31/12/2015 của Chủ tịch  UBND tỉnh về việc phê duyệt kết quả, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; kết hợp trồng các loài cây dược liệu dưới tán rừng cây gỗ lớn và rừng tự nhiên.

- Lập kế hoạch vùng trồng tập trung các loài dược liệu có thế mạnh, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu từng vùng sinh thái mỗi địa phương để đáp ứng nhu cầu thị trường, cụ thể như: Quế, Đinh lăng, Gừng, Nghệ.

- Trồng thử nghiệm để đánh giá chất lượng đáp ứng về nguyên liệu làm thuốc và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tạ i vùng trồng; gồm các loại cây dược liệu như: Ba kích, Đảng sâm, Sâm Ngọc Linh, Sa nhân.

- Tổng diện tích trồng các loại cây dược liệu đến năm 2020: 989,1ha (trên địa bàn 06 huyện, gồm: Mộ Đức, Ba Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng, Tây Trà và Sơn Tây). Cụ thể:

TT

Địa điểm (xã, huyện)

Loại cây

Diện tích (ha)

Ghi chú

1

Đức Lân, Đức Hòa và thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức

Đinh lăng, Kim tiền thảo, Gừng, Nghệ, Ba kích

14,5

 

2

Tại các xã và thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ

Ba kích, Sa nhân

15

 

3

Sơn Thành và Sơn Cao, huyện Sơn Hà

Đinh lăng, Ba kích

46,6

 

4

Trà Bình, Trà Phú, Trà Sơn, Trà Thủy, Trà Lâm, Trà Giang, Trà Tân, Trà Bùi và thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng

Đinh lăng, Gừng, Sả, Nghệ, Ba kích, Đảng sâm, Sâm Ngọc Linh và Quế

155

Quế: 100ha

5

Trà Quân, Trà Lãnh và Trà Nham, huyện Tây Trà

Gừng và Quế

604

Quế: 600ha

6

Sơn Lập, Sơn Long, Sơn Bua, Sơn Màu và Sơn Liên, huyện Sơn Tây

Sa nhân, Ba kích, Đảng sâm, Nghệ, Gừng, Đinh lăng và Quế.

154

 

 

Tổng cộng

 

989,1

 

2. Định hướng phát triển đến năm 2025

- Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện việc phát triển cây dược liệu đến năm 2020, tiếp tục mở rộng diện tích và chủng loại dược liệu hàng hóa có ưu thế trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, tiếp tục trồng thử nghiệm (Kim tiền thảo, Ba kích, Cà gai leo, Lô hội, Đảng sâm, Sa nhân, Sâm Ngọc Linh) và trồng cải tạo, bổ sung, thay thế diện tích cây dược liệu đã khai thác; duy trì, phát triển có hiệu quả diện tích cây dược liệu hiện có trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

TT

Địa điểm (xã, huyện)

Loại cây

Diện tích (ha)

Ghi chú

1

Đức Lân, Đức Hòa và thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức

Đinh lăng, Kim tiền thảo, gừng, nghệ, Ba kích

14,5

 

2

Tại các xã và thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ

Ba kích, Sa nhân

15

 

3

Sơn Thành và Sơn Cao, huyện Sơn Hà

Đinh lăng, Ba kích

46,6

 

4

Trà Bình, Trà Phú, Trà Sơn, Trà Thủy, Trà Lâm, Trà Giang, Trà Tân, Trà Bùi và thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng

Đinh lăng, Gừng, Sả, Nghệ, Ba kích, Đảng sâm, Sâm Ngọc Linh và Quế

155

Quế: 100ha

5

Trà Quân, Trà Lãnh, Trà Nham, Trà Trung, Trà Xinh và Trà Phong, huyện Tây Trà

Gừng và Quế

3.521,5

Quế: 3.500ha

TT

Địa điểm (xã, huyện)

Loại cây

Diện tích (ha)

Ghi chú

6

Sơn Lập, Sơn Long, Sơn Bua, Sơn Màu và Sơn Liên, huyện Sơn Tây

Sa nhân, Ba kích, Đảng sâm, Nghệ, Gừng, Đinh lăng và Quế.

154

 

 

Tổng cộng

 

3.906,6

 

- Xây dựng 1 - 2 vườn nhân giống cây dược liệu trên địa bàn tỉnh, với quy mô đáp ứng khoảng 15%-20% nhu cầu giống tại chỗ (tùy chủng loại); đồng thời, phát triển và quản lý hệ thống thu mua, chế biến, tiêu thụ. Cụ thể: Xây dựng vườn ươm, nhân giống, với quy mô: 1,0ha tại xã Sơn Cao, huyện Sơn Hà và quy mô 0,5ha tại xã Trà Phong, huyện Tây Trà.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ